hãy tìm những câu: ca dao - dân ca nói về gia đình.
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
hãy tìm 5 câu ca dao tục ngữ,thành ngữ nói về quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình
1: Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư .
2 : Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
3: Con không cha như nhà không nóc
4:công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
một lòng thờ mẹ kính cha
cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
5: Quyền huynh thế phụ
1. Môi hở răng lạnh;
2. Cá kg ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư;
3. Con không cha như nhà không nóc;
4. Quyền huynh thế phụ;
5. Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
-khôn ngoan đối đáp người ngoài
gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
-thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn
-mất cha còn chú mất mẹ bú dì
-chị ngã em nâng
tìm 2 câu ca dao nói về tình cảm gia đình hãy phân tích ý nghĩa từng câu
Tham khảo
câu ca dao 1 nói về tình cảm gia đình
con có cha như nhà có nóc.
ý nghĩa : Con có cha sẽ được sống và trưởng thành trong yên vui hạnh phúc. Con có cha như nhà có nóc là vậy. Sẽ bất hạnh và đau khổ vô cùng khi con mồ côi cha, hoặc vì lí do nào đó vắng bóng cha. Người con phải sống trong tình cảnh thiếu thốn tình phụ - tử, không được chăm sóc, bị hẫng hụt nhiều bề.
câu ca dao 2 nói về tình cảm gia đình
Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
Ý nghĩa :
Ông bà ta dạy “Chim trời ai dễ đếm lông/Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày” quả không sai. Tình cảm và sự vất vả của cha mẹ dành cho mình, chúng ta cả đời cũng không thể đong đếm. ... Rồi thì phải bảo ban, chăm sóc và nuôi dưỡng chúng từ tâm hồn để mai sau có chút hy vọng đỡ vất vả cho tấm thân của chúng hơn.
Tham khảo
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê ruột đau chín chiều
Bài ca dao là lời giãi bày tâm tư của những người con gái lấy chồng xa. Đau xót về quan niệm " trọng nam kinh nữ ". Bài ca dao nói lên nỗi khổ tâm, bất lực chỉ biết trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Hãy tìm những câu ca dao, dân câu về tình cảm gia đình vafveef tình yêu quê hương đất nước, con người
*Tình cảm gia đình:
Ai về tôi gửi buồng con dĩ nguyệt bình
Ai về tôi gửi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.
Anh em cốt nhục đồng bào
Kẻ sau người trước phải hầu cho vui.
Lo là ăn thịt ăn xôi
Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng.
Anh em ăn ở thuận hòa
Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.
Anh em hiền thậm là hiền
Đừng một đồng tiền mà đấm đá nhau.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận , hai thân vui vầy
Anh em trai ở với nhau mãn đại
Chị em gái ở với nhau một thời
Dù ai nói ngược nói xuôi
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Ân cha lành cao như núi Thái,
Đức mẹ hiền sâu tựa biển khơi,
Dù cho dâng trọn một đời,
Cũng không trả hết ân người sinh ta.
*Tình yêu quê hương đất nươc con người:
Ai lên quỷnh cả hái chè
Hái dăm ba lá thì chạy đi chơi
Muốn ăn cơm trắng cá mè
Thì về làng Quỷnh hái chè cùng anh
{Muốn ăn cơm trắng cá rô
Thì lên đây đẩy xe bò cho anh!
Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắn, quả mơ non
Mơ chua mơ ngọt, biết còn thương chăng?
Ai về nhớ vải Đinh Hòa
Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê
Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu khê
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.
Ai về Nhượng Bạn thì về
Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.
Ai về Quảng Ngãi quê ta
Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà dễ ăn
Mạch nha, đường phổi, đường phèn
Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền.
Anh ơi về Đại Phố Châu
Thăm núi Châu Thới, thăm cầu Đồng Nai.
Ai qua Phú Hội, Phước Thiền
Bâng khuâng nhớ mãi sầu riêng Long Thành
Ăn bưởi thì hãy đến đây
Vào mùa bưởi chín, vàng cây trĩu cành
Ngọt hơn quít mật, cam sành
Biên Hòa có bưởi trứ danh tiếng đồn.
Ai muốn về Long An, Vàm Cỏ
Mấy lời em to nhỏ, anh bỏ sao đành
Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành
Núi kia hết đá, anh mới đành xa em.
Tình Cảm Gia Đình
Ba đồng một khía cá buôi
Cũng mua cho được để nuôi mẹ già
Cầm cần rau cá ngược xuôi
Nấu canh rau bợ mà nuôi mẹ già
Đói lòng ăn đọt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng
Thương con tần tảo sớm hôm
Cơm đùm chéo áo, cháo đùm lá môn
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương
Đói lòng ăn trái ổi non
Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa
Lên chùa thấy Phật muốn tu
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần
Ví dầu con phụng bay qua
Mẹ nói con gà, con cũng nói theo
Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
Thương thay chín chữ cù lao
Tam niên nhũ bộ biết bao nhiêu tình
Xin người hiếu tử lắng khuyên
Kịp thì nuôi nấng cho toàn đạo con
Kẻo khi sông cạn, đá mòn
Phú nga phú ủy có còn ra chi
Nuôi con chẳng quản chi thân
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
Mẹ già như trái chín cây
Gió đưa mẹ rụng biết ngày nào đây?
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau
Anh đi vắng cửa vắng nhà
Giường loan gối quế mẹ già ai nuôi?
Cá rô anh chặt bỏ đuôi
Tôm càng bóc vỏ, anh nuôi mẹ già
Xiết bao bú mớm bù chì
Đến khi con lớn con đi lấy chồng
Có con đỡ gánh đỡ gồng
Con đi lấy chồng, vai gánh tay mang
Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha chết, gót con đen sì
Trông lên thấy đạo cha già
Lòng con tưởng nhớ xót xa rầu rầu
Xa cha lòng những quặn đau
Biết ngày nào mới cùng nhau quây quần
Đêm đêm thắp ngọn đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con
Ơn cha núi chất trời Tây
Láng lai nghĩa mẹ nước đầy biển Đông
Trách ai đặng cá quên nơm
Đặng chim bẻ ná quên ơn sinh thành
Ơn cha trọng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau
Mẹ cha trượng quá ngọc vàng
Đền bồi sao xiết muôn vàn công ơn
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ cha, nhớ mẹ chín chiều ruột đau
Thương mẹ nhớ cha như kim châm vào dạ
Nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi
Thuyền không bánh lái thuyền quày
Con không cha mẹ, ai bày con nên
Ơn cha nghĩa mẹ trìu trìu
Mưa mai lòng sở, nắng chiều dạ lo
Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời
Cầu mong cha mẹ sống đời với con
Gió thúc cội thung nhánh tùng khua rúc rắc
Nhớ cha mẹ già ruột thắt gan teo
Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ
Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ
Có con mới rõ sự tình
Xưa kia thầy mẹ thương mình thế nao!
Ai bưng bầu rượu đến đó phải chịu khó bưng về
Em đang ở hầu thầy mẹ cho trọn bề hiếu trung
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Tình yêu quê hương đất nước
Ai lên quỷnh cả hái chè
Hái dăm ba lá thì chạy đi chơi
Muốn ăn cơm trắng cá mè
Thì về làng Quỷnh hái chè cùng anh
{Muốn ăn cơm trắng cá rô
Thì lên đây đẩy xe bò cho anh!
Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắn, quả mơ non
Mơ chua mơ ngọt, biết còn thương chăng?
Ai về nhớ vải Đinh Hòa
Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê
Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu khê
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.
Ai về Nhượng Bạn thì về
Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.
Ai về Quảng Ngãi quê ta
Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà dễ ăn
Mạch nha, đường phổi, đường phèn
Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền.
Anh ơi về Đại Phố Châu
Thăm núi Châu Thới, thăm cầu Đồng Nai.
Ai qua Phú Hội, Phước Thiền
Bâng khuâng nhớ mãi sầu riêng Long Thành
Ăn bưởi thì hãy đến đây
Vào mùa bưởi chín, vàng cây trĩu cành
Ngọt hơn quít mật, cam sành
Biên Hòa có bưởi trứ danh tiếng đồn.
Ai muốn về Long An, Vàm Cỏ
Mấy lời em to nhỏ, anh bỏ sao đành
Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành
Núi kia hết đá, anh mới đành xa em.
AI ngồi quạt quán Bến Thành
Nghe em có chốn anh đành quăng om!
Ai ngồi quạt quán Bà Hom
Hành khách chẳng có, đá om quăng lò.
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mồng mười
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba
Bạch Đằng giang là sông cửa ải
Tống Hà Nam là bãi chiến trường.
Ai về Hậu Lộc, Phú Điền
Nhớ đây bà Triệu trận tiền xung phong.
Ai về Hà Tĩnh thì về
Mặc lụa chợ Hạ, uống chè Hương Sơn.
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục Vương.
Ai về Bình Định mà nghe
Nói thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam.
Ai lên Biên Thượng, Lam Sơn
Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh.
Ai lên Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
Nào ai đi chợ Thanh Lâm
Mua anh một áo vải thâm hạt dền.
Bạc Liêu nước chảy lờ đờ,
Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu
Biên Hòa có bưởi Tân Triều,
Thủ Đức nem nướng, điện Bà Tây Ninh.
Bao phen quạ nói với diều,
Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm.
Bóng đèn là bóng đèn hoa,
Ai về vùng Bưởi với ta thì về.
Vùng Bưởi có lịch có lề,
Có sông tắm mát có nghề seo can.
Biển Ba Động nước xanh cát trắng,
Ao Bà Om thắng cảnh miền Tây,
Xin mời du khách về đây,
Ghé thăm thắng cảnh chốn này thần tiên.
Bốn mùa em chẳng phải lo,
Gạo Đồng Nai, vải Hà Tĩnh ta ấm no trọn đời.
Biên Hòa có bưởi thanh thanh,
Có cô bán bưởi xinh xinh trữ tình.
Anh đây lên thác xuống ghềnh,
Đá mòn sông cạn chung tình với em.
Biên Hòa bưởi chẳng đắng the
Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh.
Bến tre dừa ngọt sông dài
Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh
Kẹo Mõ Cày vừa thối vừa hôi
Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan
Anh đây muốn hỏi thiệt nàng
Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?
Bến Tre biển rộng sông dài
Ao trong nuôi cá, bãi ngoài thả nghêu
Bến Tre trai lịch, gái thanh
Nói năng duyên dáng ai nhìn cũng ưa.
*Tình cảm gia đình :
Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội, trên trời chim bay.
Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, tay này bắn chim.
Một tay tuốt chỉ luồn kim
Một tay làm ruộng, một tay hái rau.
Một tay ôm ấp con đau
Một tay vo gạo, một cầu cúng ma.
Một tay khung cửi, guồng xa
Một tay lo bếp, lo nhà nắng mưa.
Một tay đi củi, muối dưa
Còn tay van lạy, bẩm thưa, đỡ đòn.
Bướm vàng đậu đọt mù u
Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ "Hiếu" mới là đạo con.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
́́́́́́́́́́
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Đắng cay cũng thể ruột rào
Đi đâu mà ***** già
Gối nghiêng ai sửa,chén trà ai dâng ?
Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ già.
Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm cho mẹ,mẹ già yếu răng.
Đói lòng ăn trái ổi non
Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa
Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín lòng cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Dẫu rằng da trắng tóc mây
Đẹp thì đẹp vậy, dạ này không ưa
Vợ ta dù có quê mùa
Thì ta vẫn cứ sớm trưa vui cùng.
Đã rằng là nghĩa vợ chồng
Dầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời.
Đói no một vợ một chồng
Một miếng cơm tấm, giàu lòng ăn chơi.
Đôi ta là nghĩa tào khang
Xuống khe bắt ốc, lên ngàn hái rau.
Đốn cây ai nỡ dứt chồi
Đạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương.
Anh em như bát nước đầy
Gà chung một mẹ chớ hoài đá nhau.
Em ơi nhớ về một đời người như nhớ về cả rẵng cây
Dì ruột thương cháu như con
Rủi mà không mẹ cháu còn cậy trông
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày mẹ thức đủ năm canh.
Gió thúc cội thung nhánh tùng khua rúc rắc
Nhớ cha mẹ già ruột thắt cu teo.
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền.
Lời kinh vang dậy ngân nga
Chạnh lòng nhớ nghĩ mẹ cha sinh thành.
Lênh đênh chiếc bách giữa dòng
Thương thân goá bụa, phòng không lỡ thì
Gió đưa cây trúc ngã quỳ
Ba năm trực tiết còn gì là xuân
Mẹ già đầu tóc bạc phơ
Lưng đau con đỡ,mắt mờ con nuôi
Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp mật, như đường mía lam.
Một mẹ nuôi được mười con
Nhưng mười con không nuôi được một mẹ.
Mẹ ơi! Đừng đánh con hoài,
Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ.
Mẹ ơi! đừng đánh con hoài,
Để con bắt cá, hái xoài mẹ ăn.
Mẹ ơi! Đừng gả con xa,
Chim kêu vượn hú biết nhà mẹ đâu.
Chim đa đa đậu nhánh đa
Chồng gần không lấy, lại lấy chồng xa.
Một tay bế lũ con thơ
Một tay giành lấy mà đưa xuống bùn
Một mai cha yếu mẹ già,
Chén cơm ai xới, kỷ trà ai dâng
Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày
Mỗi đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con
Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
Một ngày ba bữa cơm đèn
Còn gì má phấn răng đen hỡi chàng?
Mười làm chi, một làm chi
Sinh ra có nghĩa có nghì thời hơn
Sinh con ai nỡ sinh lòng
Sinh con ai chẳng vun trồng cho con
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.
Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con.
Nuôi con mới biết sự tình
Thầm thương cha mẹ nuôi mình khi xưa.
Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.
Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha, áo mẹ, công thầy
Nghĩ sao cho bỏ những ngày ước ao.
Ơn cha nặng lắm ai ơi!
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu.
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon.
Rương xe, chìa khóa em cầm
Giang sơn em gánh, nợ nần em lo.
Sống thì con chẳng cho ăn
Chết thì xôi thịt, làm văn tế rồi.
Thà ăn bắp hột chà vô
Còn hơn giàu có mồ côi mẹ già.
Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già,
Thương con tần tảo sớm hôm,
Cơm đùm chéo áo, cháo đùm lá môn.
Thương mẹ nhớ cha như kim châm vào dạ,
Nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi
Thuyền không bánh lái thuyền quầy
Con không cha mẹ ai bày con nên.
Tay nâng khăn gói sang sông
Mồ hôi ướt đẫm, thương chồng phải theo.
Thật thà cũng thể lái trâu
Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Thương chồng phải lụy cùng chồng
Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải cam.
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ, ấy là chân tu.
Từ ngày em về làm dâu
Thì anh dặn trước bảo sau mọi lời
Mẹ già dữ lắm em ơi!
Nhịn ăn, bớt ngủ mà nuôi mẹ già
Nhịn cho nên cửa nên nhà
Nên kèo, nên cột, nên xà tầm vông
Nhịn cho nên vợ nên chồng
Thì em coi sóc lấy trong cửa nhà.
Tưởng rằng chị ngã em nâng
Ai ngờ chị ngã, em bưng miệng cười.
Trai mà chi, gái mà chi
Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.
Trăm năm giữ vẹn chữ tòng
Sông sao thác vậy một chồng mà thôi.
Tay bưng chén muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau
Ví dầu con phụng bay qua
Mẹ nói con gà con cũng nói theo
Vì chồng nên phải gắng công
Nào ai da sắt xương đồng chi đây.
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học mẹ đi trường đời
Ví dầu mẹ chẳng có chi
Chỉ con với mẹ chẳng khi nào rời.
Vợ chồng là nghĩa cả đời
Ai ơi nhớ nghĩ những lời thiệt hơn.
Xin người hiếu tử lắng khuyên
Kịp thì nuôi nấng cho tròn đạo con
Kẻo khi sông cạn, đá mòn
Phú nga phú ủy có còn ra chi.
Xấu xa cũng thể chồng ta
Dù cho tốt đẹp cũng ra chồng người.
*Tình yêu quê hương đất nước , con người :
Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai đi đến đó lòng không muốn về.
Cà Mau hãy đến mà coi,
Muỗi kêu như sáo thổi,
Đỉa lội lềnh tựa bánh canh.
Cần Thơ là tỉnh,
Cao Lãnh là quê,
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,
Anh có thương em, xin sắm một con đò,
Để em qua lại mua cò gởi thơ.
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,
Anh có thương em, cho bạc cho tiền,
Đừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay.
Con trai trong Quảng ra thi,
Thấy con gái Huế chân đi không đành.
Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Viết thư thăm hết mọi nhà,
Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.
Chỉ điều xe tám, đậu tư,
Anh đi Gia Định thư từ cho em.
Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi măng
Giã em xứ sở vuông tròn
Anh về xứ sở không còn ra vô.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Khen ai khéo họa dư đồ,
Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn gươm
Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,
Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.
Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,
Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.
Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,
Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.
Anh em Mười Chức công khùng,
Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...
Lênh đênh ba mũi thuyền kề,
Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu.
Làng tôi có lũy tre xanh,
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
Bên bờ vải nhãn hai hàng,
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
Mẹ bồng con ra ngồi ái Tử
Gái trông chồng đứng núi Vọng Phu
Bao giờ nguyệt xế, trăng lu
Nghe con chim kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng.
Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi...
Muối khô ở Gảnh mặn nồng
Giồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng
Nam Kì sáu tỉnh em ơi
Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn,
Sông Hương nước chảy trong luôn,
Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.
Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
Ngày xuân cái én xôn xao
Con công cái bán ra vào chùa Hương
Chim đón lối, vượn đưa đường
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Cột cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng.
Những người mà xấu như maUống nước chùa hà lại đẹp như tiên
Ở đâu năm cửa, nàng ơi !
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?
Sông nào bên đục bên trong ?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh ?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh ?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
Ở đâu là chín tầng mây ?
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng ?
Chùa nào mà lại có hang ?
Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không ?
Ai mà xin lấy túi đồng ?
Ở đâu lại có con sông Ngân-Hà ?
Nước nào dệt gấm thêu hoa ?
Ai mà sinh ra cửa, sinh nhà, nàng ơi ?
Kìa ai đội đá vá trời ?
Kìa ai trị thủy cho đời bình yên
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời ?
Xin em giảng rõ từng nơi từng người.
- Thành Hà nội năm cửa, chàng ơi !
Sông Lục-đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục bên trong,
Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây.
Trên trời có chín từng mây,
Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng.
Chùa Hương-tích mà lại ở hang;
Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không ?
Ông Nguyễn Minh-Không xin được túi đồng,
Trên trời lại có con sông Ngân-hà.
Nước Tàu dệt gấm thêu hoa;
Ông Hữu-Sào sinh ra cửa, ra nhà, chồng ơi !
Bà Nữ-Oa đội đá vá trời;
Vua Đại-Vũ trị thủy cho đời bình yên
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời,
Em xin giảng rõ từng nơi nhiều người
Quảng Nam có núi Ngũ Hành,
Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương.
Quảng Nam nổi tiếng bòn bon
Chả viên Bình Định vừa ngon vừa lành
Chín mùi da vẫn còn tươi
Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn.
Rau đắng nấu với cá trê
Ai đến đất Mũi thì "mê" không về!
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiêng, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Sông Tô nước chảy quanh co,
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya.
Buồn tình vừa lúc phân chia,
Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò.
Sông Đồng Nai nước trong lại mát
Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi
Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lý
Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoai
Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.
Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa lá
Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi
Buồn tình gá nghĩa mà chơi
Hay là anh quyết ở đời với em?
Trai nào khôn bằng trai Long Mỹ
Gái nào mũ mỹ bằng gái Hà Tiên.
Trên trời có đám mây xanhỞ giữa mây trắng chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Hà Nội Nam Định dọn đường rước dâu
Thanh Hóa cung đốn trầu cau
Hà Nam thời phải thui trâu mổ bò
Ninh Bình đục đá nung vôi
Bắc Ninh thời phải thổi xôi nấu chè
Hà Giang chuyển gỗ làm nhà
...Cho Anh lấy nàng
U Minh, Rạch Giá thị hóa Sơn Trường
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua.
Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Vịt nằm bờ mía rỉa lông
Thấy cảnh thương chồng đi núi Hà Tiên
Yên Bình với bóng tre xanh
Tre tỏa bóng mát cho em vui đùa.
Bài ca dao, dân ca nhũng câu hát về tình cảm gia đình: Em hãy chọn 1câu ca dao và phân tích cái hay cái đẹp của câu ca dao đó
Tham khảo:
Trong nền văn học dân gian Việt Nam, các tác phẩm ca dao dân ca là một trong những thể loại độc đáo, thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Đã từ bao đời nay ca dao dân ca luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của nhân dân lao động, thể hiện rõ nét những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, đời sống lao động của nhân dân. Và đặc biệt hơn cả, dù chỉ là những câu hát, câu nói truyền miệng nhưng nó lại mang theo mình những giá trị nhân văn, đạo đức sâu sắc, góp phần giáo dục, răn dạy con người về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Đặc biệt khi là nói về tình cảm gia đình có rất nhiều bài ca dao hay, ví như một bài ca dao nói về ơn nghĩa cha mẹ:
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi"
Với thể lục bát quen thuộc bài ca dao trên mang âm điệu nhẹ nhàng, trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ trẻ, người mẹ thủ thỉ với đứa con những lời thật ngọt ngào, đó chính là câu ca dao xưa thật là xưa, là lời cha ông bao đời truyền lại. Mẹ nhẹ nhàng ru con vào giấc ngủ, cũng nâng bước chân con chập chững vào đời bằng những bài học đạo đức thật sâu sắc và ý nghĩa. Thứ đầu tiên mẹ dạy con chẳng phải là những vần ê, a mà là đạo lý làm người, nghe thật kỳ lạ phải không, thế nhưng ai bảo con không hiểu, con vốn đã học từ trong bụng mẹ rồi ấy.
Trong lời mẹ hát, con biết được rằng cha yêu thương con cũng chẳng kém gì mẹ, "Công cha như núi ngất trời", mẹ sinh con ra, cha ngày vất vả cực nhọc lao động để nuôi con khôn lớn, một đời dài như vậy cha dành phân nửa cho con, tình cảm ấy dẫu có là núi cao cũng chưa hẳn sánh bằng. Cũng như cha, mẹ mang nặng đẻ đau con chín tháng mười ngày, sinh con ra trong khó nhọc, chăm bẵm con từng ngày, có lẽ trên đời này chẳng còn một ai thương con hơn mẹ nữa. Sự hy sinh, tấm lòng cao cả của mẹ chắc phải lấy "nước ngoài biển Đông" mới có thể đong đếm hết được. "Cù lao chín chữ" tức là nói về công lao của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái thành người, vất vả khốn khổ nhiều bề nhiều bận. Người ta ví trồng người cũng như trồng cây vậy, nhưng nếu như trồng một cái cây chỉ cần chú ý "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", thì nuôi con còn vất vả cực nhọc hơn gấp bội, bởi đó là một quá trình dài đằng đẵng có khi là đi hết cả cuộc đời, lòng cha mẹ vẫn không thôi bận tâm về con cái. Nếu để liệt kê "cù lao chín chữ", thì nuôi con bắt đầu bằng chữ sinh, sau là chữ cúc, nghĩa là dạy con tập đi, tập đứng, rồi phủ, vuốt ve, làm cho con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, lại súc là cho con bú nguồn sữa ngọt ngào, cho con ăn những thứ tốt nhất. Sau đó là trưởng, nuôi lớn con, rồi lại dục, dạy dỗ cho con nên người, trong suốt quá trình bậc cha mẹ lúc nào cũng phải cố, đoái hoài, trông nom kỹ lưỡng, sợ con có bề gì. Con đã có suy nghĩ, nhận thức lại vẫn phải phục, theo dõi tính tình, để uốn nắn cho kịp, rồi vẫn phải phúc, che chở, đỡ đần khi con có chuyện. Nói tóm lại rằng phận làm cha mẹ, đặc biệt là trong văn hóa phương Đông, dường như đó là nỗi vất vả cả đời, nhưng cũng là hạnh phúc cả đời của bậc làm cha làm mẹ, đối với cha mẹ con cái là món quà, là điều tuyệt vời nhất thế gian, trong mắt họ con cái luôn bé bỏng, cần được chở che, chăm sóc.
Thế nên tình cha, tình mẹ vốn bao la biển trời, phận là con cái, lớn lên dưới vòng tay yêu thương của cha mẹ, dẫu gia cảnh bần hàn hay sung túc thì mỗi một con người vẫn phải ghi lòng tạc dạ công ơn sinh dưỡng của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, phải hết sức tôn kính, yêu thương cha mẹ của mình, đừng dại dột làm kẻ bất hiếu, đó là những gì mà bài ca dao muốn truyền đạt cho chúng ta.
Bài ca dao tuy chỉ vỏn vẹn 4 câu, nhưng chứa đựng những nội dung vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình, răn dạy mỗi con người cần phải ghi nhớ công ơn cha mẹ, đặt chữ hiếu lên hàng đầu. Bài ca dao sử dụng thể lục bát truyền thống, âm điệu nhẹ nhàng như lời ru của mẹ, dùng các so sánh liên tưởng đặc sắc, có tầm vóc to lớn nhằm đề cao công ơn của cha mẹ.
Trong những câu sau, câu nào không phải là ca dao, dân ca viết về tình cảm gia đình ?
A. Đói lòng ăn hột chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
B. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
C. Rủ nhau lên núi đốt than,
Chồng mang đòn gánh, vợ mang quang giành.
Củi than nhem nhuốc với tình
Ghi lời vàng đá xin mình chớ quên.
D. Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.
Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc rở hay đỡ đần.
Xin bài xoạn :v của bài:
CA DAO, DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
Em tham khảo tại đây nhé!
https://vietjack.com/soan-van-7/ca-dao-dan-ca-nhung-cau-hat-ve-tinh-cam-gia-dinh.jsp
giúp mik với
Cảm nhận bốn câu đầu bài ca dao ,dân ca những câu hát về tình cảm gia đình văn 7
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Chúng ta lớn lên cùng với lời ru, câu hat của bà của mẹ. Những bài ca dao, dân ca đã đi vào ừng giấc ngủ của tôi mỗi đêm. Trong đó một bài mà tôi đã thuộc lòng:
"Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ.
Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
Những câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm gia đình ?HELP ME!
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Chị ngã em nâng
Like nhe bn
*giúp em với ah!* Câu 1: tìm 2 câu ca dao nói về truyền thống gia đình và phân tích 2 câu ca dao đó. Câu 2 : Viết 2 đoạn văn ngắn phê bình một người bạn ko siêng năng, kiên trì trong lớp mình>.<