Những câu hỏi liên quan
MT
Xem chi tiết
H24
29 tháng 12 2017 lúc 8:59

Trí thông của con người giúp con người có thể giải quyết được những công việc khó mà người bình thường không thể làm được. Người có trí thông minh phải đi kèm với tư cách đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội. Trong truyện dân gian nhân dân ta đã kể ra rất nhiều người thông minh, trong đó có truyện Em bé thông minh.

Thuở đó đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc tứ phía đang chờ cơ hội để tiến quân vào nước ta. Trong triều đình vua tôi lo lắng, vua bèn sai viên quan đi khắp nơi để tìm người tài giỏi về giúp nước. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.

Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:

- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, viên quan thể hiện rõ sự vui mừng trên nét mặt. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, ta phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.

Khi về đến triều đình, tên quan đến thẳng gặp vua, kể lại đâu đuôi câu chuyện và khẳng định cậu bé đó là nhân tài của đất nước. Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.

Được lộc vua ban nhưng cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới, không ai có ý kiến động chạm đến lộc vua ban. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:

- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.

- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!

- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.

Nghe đứa con vừa cười vừa khăng khăng nói, người cha cũng đành liều ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, không ai giám tin vào điều đó. Nhưng bàn đi bàn lại không tìm ra cách giải quyết, đến nước cùng, họ mới chịu nghe theo. Nhưng do vẫn lo lắng, dân làng đã bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi mới dám ngả trâu đánh chén.

Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Nghe thấy tiếng trẻ con khóc, vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:

- Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?

Nhìn thấy vua, em bé tỏ vẻ thích thú, vì lần đầu tiên em bé nhìn thấy vị vua, đang ngồi trên ngai vàng oai phong đến thế. Em bé cười một nụ cười hồn nhiên vui sướng.

Khi được vua hỏi em bé vờ vĩnh đáp rằng:

- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán để cha con chịu đẻ em cho con chơi.

Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:

- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.

Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:

- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!

Vua cười bảo:

- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?

Em bé tươi tỉnh đáp:

- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Trước cách ứng xử nhanh trí của em bé, cả vua và các quan đều trầm trồ thán phục về tài nghệ của em bé. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Sau một phút suy nghĩ, em bé cười lên một tiếng lớn. Em chạy đi tìm một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.

Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Câu hỏi của sứ thần nước bạn đã làm đau đầu nhức óc cả vua tôi trong triều. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Không tìm ra cách giải quyết nhà vua bèn sai người trở về quê em bé để xem em bé có sáng kiến gì không. Khi viên quan tìm đến nơi hai cha con và trình bày câu đố mà sứ thần đang thách thức vua quan trong triều. Em bé nghe xong thì cười một tiếng thật lớn rồi hát rằng:

Tang tình tang, tình tính tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tang, tình tang...

Em bé bào thêm:

- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!

Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.

Người Việt chúng ta có rất nhiều người thông minh như vậy đấy. Có những người thông minh do bẩm sinh, có những người do khổ luyện và thành tài. Người có trí thông minh sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng và nhanh chóng, đem lại lợi ích cho xã hội. Câu chuyện em bé thông minh như là một lời nhắc nhở mà ông cha ta muốn nhắc nhở đến con cháu, trí thông minh rất cần thiết trong xã hội, người có trí thông minh mà có lòng lương thiện sẽ giúp cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Vì vậy chúng ta cần rèn luyện cả đức cả tài để trở thành người có ích. Chúng ta không có sự thông minh do trời phú giống em bé trong truyện thì chúng ta có thể học tập và rèn luyện, giỏi mọi việc thì ta sẽ làm chủ trong cuộc sống, mọi người sẽ tự tìm đến với ta.

Bình luận (0)
MG
29 tháng 12 2017 lúc 9:03

Ta là 1 vị quan già trong triều.Nay rảnh rỗi kể cho m.n nghe câu chuyện này
Cách đây chừng mấy tháng, ta, mình mặc áo gấm đỏ, cưỡi con ngựa trắng rất đẹp đi qua làng. Lúc ngang thửa ruộng của hai cha con ta bây giờ - lúc đó còn là một cậu bé vô danh - liền dừng ngựa hỏi về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Trong khi ông bố đứng ngẩn người, không trả lời được thì cậu bé đang đứng bên cha nhanh chóng hỏi vặn lại về số bước mà ngựa của vị quan kia đi được trong một ngày làm cho quan phải thua cuộc. Nghe cậu bé trả lời xong, không hiểu vì kinh ngạc hay vì mừng rỡ mà vị quan kia há hốc mồm, trợn tròn mắt. Suy nghĩ giây lát, ta bèn hỏi han tên tuổi, địa chỉ làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa đi luôn. Mãi về sau mọi người mới hay vị quan lúc đó chính là sứ giả vua sai đi khắp nơi tìm người tài cho đất nước. Nay gặp cậu bé của làng ta thông minh, sắc sảo hơn người, đoán biết là nhân tài nên về bẩm báo lại với vua.

Tuy đã nghe thuật lại rất kĩ về cuộc đối đáp đó nhưng nhà vua vẫn còn chưa tin lắm vì cậu bé còn quá nhỏ. Nếu là ta chắc cũng chẳng tin ngay. Thế là vua quyết định thử tài.

Độ dăm hôm sau, làng ta được vua ban cho ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội. Làng ta như gặp phải hoạ lớn. Các cuộc họp lớn nhỏ lần lượt diễn ra nhưng mãi vẫn chưa tìm ra cách giải quyết tốt đẹp, hợp lí. Bởi vì ai cũng biết, trâu đực thì làm sao mà đẻ được! Không hiểu nhà vua có ý gì? Có người còn bi quan, nói hay Ngài có ý bắt cả làng phải chết!

Thế rồi chuyện đến tai chú bé con trai người thợ cày. Chú liền bảo với cha:

- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng xôi nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.

Người cha lo sợ nên không đồng tình với con. Nhưng thấy chú bé cứ nằng nặc bảo thế cũng đành tin và vội ra đình trình bày câu chuyện với dân làng. Các bác thử nghĩ xem liệu làng có tin không? Đương nhiên mọi người vẫn còn ngờ vực. Dù cậu bé rất nhanh ý, làng đã biết tiếng, nhưng việc lớn thế này, làm sao giao cho cậu ta được? Cuối cùng, chuyện cũng xong khi hai cha con viết giấy cam đoan. Thế rồi, trâu được ngả ra đánh chén.
Sau đó, hai cha con khăn gói lên kinh thành. Nhờ tài trí thông minh của mình, cậu bé đã tìm cách lẻn vào sân rồng, lừa cho vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình. Nhờ vậy mà đã giúp cả làng ta thoát tội lại được một bữa đánh chén no say.

Đã biết tài trí cậu bé nhưng vua vẫn muôn thử lần nữa. Lần này vua bắt cậu làm một mâm cỗ chỉ bằng một con chim sẻ. Cậu cũng đáo để không kém khi yêu cầu nhà vua mài cho mình con dao thịt chim chỉ bằng một cái kim may. Đến lần này thì vua và triều thần thực sự thán phục tài trí cậu. Nhà vua ban thưởng cho hai cha con rất hậu.

Lúc bấy giờ, có nước làng giềng luôn nhăm nhe xâm lược bờ cõi nước ta. Để dò xem bên mình có nhân tài không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Vua quan trong triều bấy giờ không ai biết làm thế nào giải được câu đố oái oăm. Các đại thần vò đầu bứt tai mãi cũng chẳng được. Bao nhiêu quan Trạng, nhà thông thái được triệu vào cung đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng triều đình mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến cậu bé của làng tôi.
Khi viên quan mang dụ chỉ của nhà vua đến, cậu đang chơi sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, cậu chỉ hát lên một câu:

Tang tình tang! Tính tình tang 
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng 
Bên thời lấy giấy mà bưng 
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang 
Tang tình tang...

rồi bảo cứ theo cách ấy mà làm.

Viên quan vui sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các quan trong triều nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đă xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

Thấy được tài năng của cậu bé, vua liền phong cho cậu là Trạng nguyên. Người lại cho xây cung điện ở ngay cạnh cung vua để dễ bề hỏi han. Hôm nay là ngày quan Trạng vinh quy bái tổ, làm rạng danh dòng họ và quê hương.

Ngàn đời nay, học hành vẫn là cái gốc của tài năng và danh vọng. Ta hi vọng rằng con cháu nước mình sẽ lấy quan trạng

Bình luận (0)
H24
29 tháng 12 2017 lúc 9:04

mình cũng làm như vậy đó bạn vì mình nghĩ kể bằng lời văn cũng có nghĩa là bài đó phải có nội dung do mình viết lên phải có sáng tạo vì vậy đóng vai nhân vật cũng không hẳn là sai đâu vì đóng vai nhân vật cũng là kể theo lời văn của mình mà tốt hơn hết mình chốt lại ý kiến là được

k nha

Bình luận (0)
LS
Xem chi tiết
CK
15 tháng 12 2016 lúc 19:00

Kết quả hình ảnh cho Hinh chuyen dong Doraemon

   

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

Một hôm đi qua cánh đồng làng kia, viên quan thấy hai bố con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

    

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm trạng nguyên.



 

Bình luận (0)
CK
15 tháng 12 2016 lúc 19:03

Thay tu " cau be" thanh " toi" nha ban!

Bình luận (1)
TL
20 tháng 12 2016 lúc 20:27

THAY CHU EM BE THANH TOI THE LA XONG

Bình luận (2)
AK
Xem chi tiết
H24
15 tháng 10 2017 lúc 20:03

Có một lão nông dắt lừa đi mua đồ. Trên đường đi về, vì quá mệt nên lão đã chọn một góc cây xanh, tán rộng để chợp mắt đôi chút.

Có một lão nông dắt lừa đi mua đồ. Trên đường đi về, vì quá mệt nên lão đã chọn một góc cây xanh, tán rộng để chợp mắt đôi chút. Lúc lão ngủ, con lừa bị ai đó dắt đi mất. Tỉnh dậy, lão vô cùng bàng hoàng và vội vàng chạy đi tìm ngay.

Trên đường đi tìm con lừa, lão gặp một cậu bé. Lão hỏi:

- Này cháu, cháu có thấy con lừa của ta đâu không?

- Có phải con lừa bị mù 1 mắt bên trái, què một chân bên phải và đang chở lúa phải không ạ?

- Đúng, đúng là nó. Thế cháu nhìn thấy nó ở đâu?

- Cháu không nhìn thấy nó ở đâu cả

- Vừa tả con lừa kỹ càng thế mà bảo không thấy hả? Con lừa của ta đâu? Mang ngay ra đây cho ta.

- Ơ kìa, cháu đã bảo cháu không biết cơ mà. Tại sao ông không hỏi ai mà cứ hỏi cháu.

- Ở đây chỉ có mình tao với mày, không hỏi mày thì tao hỏi ai? Con lừa của ta đâu

- Cháu không biết, cháu đã nói là cháu không biết cơ mà

- A, cái thằng này dám láo. Dám đùa giỡn ta hả? Đã trộm cắp lại còn ngoan cố.

 truyen: cau be thong minh - 1
Lão nông kiên quyết đổ cho cậu bé tội ăn cắp lừa và đòi kiện

Nhất quyết đổ cho cậu bé tội ăn cắp lừa, lão nông tức giận lôi cậu bé lên gặp quan tòa và đòi kiện. Trước mặt quan tòa, lão nông kể lể sự tình cùng những lập luận của mình. Quan tòa nghe có đôi chút băn khoăn, hỏi cậu bé:

- Này cậu bé, sao cháu lại trộm lừa của ông ta?

- Cháu không ăn trộm, thậm chí, cháu còn chưa hề nhìn thấy lừa khi cháu gặp ông ấy.

- Không trông thấy sao cháu tả tỉ mỉ thế?

Vì cháu nhìn thấy dấu chân của một con lừa nhưng dấu chân trái khác với chân phải nên cháu biết con lừa đang đi khập khiễng. Cháu biết con lừa bị mù mắt trái vì đám cỏ bên phải bị ăn sạch còn đám cỏ bên trái thì không. Và con lừa này có lẽ đang chở lúa mì vì trên đường còn vương vãi đầy hạt.

Nghe những lập luận của cậu bé, vị quan tòa gật gù tỏ vẻ hài lòng. Sau đó, ra lệnh cho quân lính giam lão nông lại nhưng vì lão nông biết lỗi và van vỉ xin tha nên quan tòa mủn lòng đồng ý.

Bình luận (0)
NK
15 tháng 10 2017 lúc 20:04

Lương Thế Vinh tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thuỵ Hiên, ông sinh năm 1411 tại Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản - Nam Định).

Từ bé Lương Thế Vinh đã nổi tiếng trong việc học, việc chơi. Vinh học rất mau thuộc, mau hiểu, mà chơi cũng rất tài tình. Cậu rất thích thả diều, câu cá, bẫy chim cùng với các trẻ chăn trâu. Khi thả diều, diều của Vinh thường vẫn lên cao hơn, có hình dáng khác lạ và có tiếng kêu trầm bổng, rất du dương vui tai, người lớn cũng say mê lắng nghe.

Cùng đi câu cá với bạn bè, nhưng bao giờ cậu cũng được nhiều cá hơn. Nhìn chiếc bẫy người lớn bẫy chuột, cậu liền nghĩ ra chiếc bẫy nhỏ xíu để bẫy chim chả khá tinh vi làm người lớn phải ngạc nhiên, thán phục.

Người thời đó gọi cậu là "thần đồng", tiếng dùng để chỉ những người giỏi như thần ở tuổi nhi đồng. Nhưng bọn trẻ chả hiểu "thần đồng" là gì. Chúng ngỡ Lương Thế Vinh hay câu cá, thả diều, bẫy chim, chăn trâu ngoài đồng nên người ta gọi là "thần" ở ngoài "đồng". Rồi một chuyện sau đây xảy ra, khiến bọn trẻ tưởng cậu là "thần thánh" thực sự.

Hôm đó, cậu đem một trái bưởi ra bãi tha ma (chỗ bạn bè thả trâu) làm quả bóng để các bạn cùng chơi. Bỗng quả bưởi lăn xuống một trong những cái hố bên mép bãi người ta đào để ngăn trâu bò khỏi phá lúa. Cái hố rất hẹp lại rất sâu không xuống mà cũng không với tay lấy lên được. Bọn trẻ tưởng thế là mất đồ chơi. Nhưng Lương Thế Vinh nghĩ một lát, rồi mới hớn hở rủ bạn đi mượn vài chiếc gầu giai đi múc nước đổ xuống hố. Bọn trẻ không hiểu Vinh làm thế để làm gì. Nhưng lát sau thấy Vinh cúi xuống cầm quả bưởi lên, chúng rất sửng sốt phục tài Vinh.

Từ đó trẻ con trong làng truyền nhau rằng Lương Thế Vinh là thần, có một câu "thần chú" hay lắm, có thể gọi được những vật vô tri như quả bưởi lại với mình.

Thực ra thì Vinh trèo cây hái bưởi bên bờ ao, sẩy tay cậu làm rơi quả bưởi xuống nước tưởng mất. Nhưng khi nhìn thấy bưởi nổi trên mặt ao, Vinh đã lấy cành tre khều vào và đem ra bãi chơi. Lúc quả bưởi lăn xuống hố, cậu đã chợt nhớ lại và nghĩ ra cách lấy nước đổ xuống cho bưởi nổi lên. Vốn thích thơ ca, hò, vè nên trong khi cúi xuống chờ bưởi, cậu vui miệng đọc lẩm nhẩm:

Bưởi ơi bưởi

Nghe tao gọi

Lên đi nào

Đừng quên lối

Đừng bỏ tao...

Và bọn trẻ cứ nghĩ rằng Vinh đọc "thần chú".

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
PT
17 tháng 10 2016 lúc 21:25

Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua xuống chiếu cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng; nêu trái lệnh thì cả làng phải chịu tội.

Cả làng vô cùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé mỉm cười thưa với cha:

-    Cha hãy đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua con sẽ lo được việc này cho bà con Làng họp. Cụ tiên chỉ đưa lộ phí cho hai cha con nhà nọ.

Đến được sân rồng, cậu bé kêu khóc thảm thiết. Vua lấy làm lạ gọi vào hỏi. Chú bé tâu lên:

-    Muôn tâu Đức Vua. Bổ cháu mới đẻ một em bé, bắt cháu đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị bố đuổi đi!

Nhà vua nghiêm giọng:

 

-    Bố mày là đàn ông, là giống đực thì đẻ làm sao được! Thằng bé này láo, dám cả gan đùa với trẫm!

Cậu bé bình tĩnh tâu lên:

-    Muôn tâu Đức Vua, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng cháu phải dâng gà trống biết đề trứng ạ?

Vua bật cười, nghĩ thầm: "Hiền tài đang ở trước mắt ta…

Mấy hôm sau, nhà vua sai thị thần đem đến cho chú bé một con chim sẻ, bắt làm thịt chim nấu thành 3 cỗ dâng lên. Chú bé mỉm cười, đưa cho viên quan một cây kim bé xíu và dặn:

-    Xin ngài tâu lên Đức Vua rèn cây kim này thành một con dao thật sắc để tòi xẻ thịt chim…

Nhà vua biết chú bé là thần đồng, bèn đưa vào học trường Quốc tử giám để đào tạo thành nhân tài.

Bình luận (1)
TP
20 tháng 12 2016 lúc 6:59

Có một lão nông dắt lừa đi mua đồ. Trên đường đi về, vì quá mệt nên lão đã chọn một góc cây xanh, tán rộng để chợp mắt đôi chút. Lúc lão ngủ, con lừa bị ai đó dắt đi mất. Tỉnh dậy, lão vô cùng bàng hoàng và vội vàng chạy đi tìm ngay.

Trên đường đi tìm con lừa, lão gặp một cậu bé. Lão hỏi:

- Này cháu, cháu có thấy con lừa của ta đâu không?

- Có phải con lừa bị mù 1 mắt bên trái, què một chân bên phải và đang chở lúa phải không ạ?

- Đúng, đúng là nó. Thế cháu nhìn thấy nó ở đâu?

- Cháu không nhìn thấy nó ở đâu cả

- Vừa tả con lừa kỹ càng thế mà bảo không thấy hả? Con lừa của ta đâu? Mang ngay ra đây cho ta.

- Ơ kìa, cháu đã bảo cháu không biết cơ mà. Tại sao ông không hỏi ai mà cứ hỏi cháu.

- Ở đây chỉ có mình tao với mày, không hỏi mày thì tao hỏi ai? Con lừa của ta đâu

- Cháu không biết, cháu đã nói là cháu không biết cơ mà

- A, cái thằng này dám láo. Dám đùa giỡn ta hả? Đã trộm cắp lại còn ngoan cố.


Lão nông kiên quyết đổ cho cậu bé tội ăn cắp lừa và đòi kiện

Nhất quyết đổ cho cậu bé tội ăn cắp lừa, lão nông tức giận lôi cậu bé lên gặp quan tòa và đòi kiện. Trước mặt quan tòa, lão nông kể lể sự tình cùng những lập luận của mình. Quan tòa nghe có đôi chút băn khoăn, hỏi cậu bé:

- Này cậu bé, sao cháu lại trộm lừa của ông ta?

- Cháu không ăn trộm, thậm chí, cháu còn chưa hề nhìn thấy lừa khi cháu gặp ông ấy.

- Không trông thấy sao cháu tả tỉ mỉ thế?

Vì cháu nhìn thấy dấu chân của một con lừa nhưng dấu chân trái khác với chân phải nên cháu biết con lừa đang đi khập khiễng. Cháu biết con lừa bị mù mắt trái vì đám cỏ bên phải bị ăn sạch còn đám cỏ bên trái thì không. Và con lừa này có lẽ đang chở lúa mì vì trên đường còn vương ***** đầy hạt.

Nghe những lập luận của cậu bé, vị quan tòa gật gù tỏ vẻ hài lòng. Sau đó, ra lệnh cho quân lính giam lão nông lại nhưng vì lão nông biết lỗi và van vỉ xin tha nên quan tòa mủn lòng đồng ý.

Bình luận (0)
NH
2 tháng 2 2017 lúc 10:12

Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua xuống chiếu cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng; nêu trái lệnh thì cả làng phải chịu tội.

Cả làng vô cùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé mỉm cười thưa với cha:

- Cha hãy đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua con sẽ lo được việc này cho bà con Làng họp. Cụ tiên chỉ đưa lộ phí cho hai cha con nhà nọ.

Đến được sân rồng, cậu bé kêu khóc thảm thiết. Vua lấy làm lạ gọi vào hỏi. Chú bé tâu lên:

- Muôn tâu Đức Vua. Bổ cháu mới đẻ một em bé, bắt cháu đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị bố đuổi đi!

Nhà vua nghiêm giọng:

- Bố mày là đàn ông, là giống đực thì đẻ làm sao được! Thằng bé này láo, dám cả gan đùa với trẫm!

Cậu bé bình tĩnh tâu lên:

- Muôn tâu Đức Vua, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng cháu phải dâng gà trống biết đề trứng ạ?

Vua bật cười, nghĩ thầm: "Hiền tài đang ở trước mắt ta…

Mấy hôm sau, nhà vua sai thị thần đem đến cho chú bé một con chim sẻ, bắt làm thịt chim nấu thành 3 cỗ dâng lên. Chú bé mỉm cười, đưa cho viên quan một cây kim bé xíu và dặn:

- Xin ngài tâu lên Đức Vua rèn cây kim này thành một con dao thật sắc để tòi xẻ thịt chim…

Nhà vua biết chú bé là thần đồng, bèn đưa vào học trường Quốc tử giám để đào tạo thành nhân tài.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
DD
14 tháng 10 2019 lúc 19:56

Em bé thông minh là nhân vật đại diện cho sự thông minh, cách ứng xử nhanh, đối đáp giỏi của dân tộc ta. Em bé thông minh là một em bé chăm chỉ, ngoan ngoãn đối với em.

Lần đầu, khi viên quan ra câu đố oái oăm, em bé đã nhanh nhạy hỏi vặn lại viên quan, từ thế bị động em đã đổi thành thế chủ động, đẩy thế bí về phía quan khiến ông thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công. Thậm chí lần vua thử tài em bé đầu tiên, em đã dũng cảm, gan dạ tạo ra tình huống tương tự để bắt bí nhà vua tự nói ra điều vô lí. Em bé quả thật là một cậu bé thông min, giỏi ứng đố, nhanh trí và cam đảm. Đến lần thứ hai vua thử thách, em bé đã sử dụng hình thức "gậy ông đập lưng ông" yêu cầu nhà vua thực hiện mong muốn của mình. Vua không thực hiện được nên đã thừa nhận em bé thông minh lỗi lạc. Không dừng lại ở đó, em bé còn có thể giải dễ dàng câu đố của sứ thần nước ngoài đã khiến các vua quan, đại thần đều vò đầu bứt tóc tìm mọi cách để xâu sợi chỉ qua con ốc nhưng tất cả đều vô hiệu. Trong khi em bé còn đùa nghịch ở sau nhà, em bé đã hát lên một câu rồi bảo cứ theo cách đó là được. Quả thật câu trả lời của em bé còn phải khiến sứ giả nước láng giềng thán phục. Câu trả lời không chỉ thể hiện rõ sự thông minh hơn người cũng như tài trí tầm vóc cao siêu của cậu bé mà còn nói lên sự hài hước, dí dỏm, đậm chất dân gian, tiếng cười sảng khoái của nhân dân ta. Chính câu trả lời tưởng như rất khó khăn, cụt đường đối với các quan đại thần nhưng lại vô cùng đơn giản, “nhẹ tựa lông hồng” đối với em bé thông minh đã đưa em lên chức trạng nguyên.

Dù vậy, em bé thông minh vẫn chỉ là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu. Em mong sau này nước ta sẽ có được nhiều nhân tài như nhân vật Em bé thông minh.

Bình luận (0)
H24
14 tháng 10 2019 lúc 19:57

Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố :xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

Bình luận (0)
NT
14 tháng 10 2019 lúc 20:26

m.n tra loi doan ket luon a

hehe

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
BN
30 tháng 8 2018 lúc 21:58

bạn ở Bắc Giang à??

Bình luận (0)
NN
21 tháng 5 2019 lúc 21:16

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/423844.html

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
NN
13 tháng 11 2023 lúc 20:35

trong cau chuyen ong tho nghe theu muon noi gi

Bình luận (0)
NA
15 tháng 11 2023 lúc 18:58

Là gì đó tự biết đi

 

Bình luận (0)
NB
14 tháng 12 2024 lúc 13:42

Khả năng quan sát và tinh thần học hỏi.

Sự chăm chỉ,nỗ lực.

 

Bình luận (0)
LL
Xem chi tiết
LH
21 tháng 9 2021 lúc 19:28

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Khi đọc được bài ca dao này, em lại thêm yêu quý và kính trọng người mẹ của mình.

Mẹ của em đã bốn mươi tư tuổi. Nhưng với em, mẹ vẫn còn rất xinh đẹp. Mẹ không cao lắm. Dáng người khá đầy đặn. Mái tóc vẫn còn rất dày và đen bóng. Mẹ có một nước da trắng hồng. Khi nhìn vào khuôn mặt của mẹ, ai cũng cảm thấy quý mến. Các bác hàng xóm thường bảo đó là một khuôn mặt phúc hậu. Mẹ vốn là giáo viên dạy môn Toán của một trường cấp hai trong huyện. Tuy dạy Toán nhưng mẹ không hề khô khan. Mẹ là một người phụ nữ yêu thích cái đẹp. Trong nhà luôn luôn phải có một vài lọ hoa do tự tay mẹ cắm. Mẹ cũng rất giỏi nấu nướng. Những món ăn mẹ nấu ngon tuyệt vời. Điều làm em cảm thấy thích thú và tự hào nhất với bạn bè là mỗi khi gặp phải một bài toán hóc búa, em đều có thể nhờ mẹ giảng bài. Những lúc giảng bài cho em lại vô cùng nghiêm khắc. Nhưng nhờ vậy mà em đã hiểu bài hơn.

Vào mỗi buổi chiều cuối tuần, em thường giúp mẹ nấu cơm. Hai mẹ con vừa làm việc vừa trò chuyện với nhau rất vui vẻ. Mẹ hỏi chuyện học hành, bài vở cho tới chuyện bạn bè… Em rất vui vẻ khi có thể chia sẻ với mẹ. Trong bữa cơm, mẹ thường gặp cho hai anh em những phần ngon. Sau bữa cơm, em phụ trách dọn dẹp giúp mẹ. Xong xuôi tất cả, mọi người trong gia đình lại ngồi trò chuyện trong phòng khách. Những lúc đó, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Thời gian trôi qua, em thêm thấu hiểu những vất vả của mẹ. Điều đó khiến em cảm thấy vô cùng biết ơn, cũng như yêu thương mẹ. Em luôn tự nhủ phải cố gắng học giỏi, ngoan ngoãn để mẹ luôn cảm thấy tự hào về con gái của mình. Em cũng mong rằng mẹ sẽ luôn giữ gìn sức khỏe, luôn cảm thấy vui vẻ hạnh phúc.

Tình mẹ giống như biển cả rộng lớn. Những lời thơ, câu hát có lẽ chẳng thể nào đong đếm hết được tình yêu của mẹ dành cho đứa con của mình. Từ tận đáy lòng, em muốn gửi những lời yêu thương sâu sắc nhất đến người mẹ của mình.

Tham khảo nhe bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
H24
29 tháng 12 2017 lúc 19:59

Trí thông của con người giúp con người có thể giải quyết được những công việc khó mà người bình thường không thể làm được. Người có trí thông minh phải đi kèm với tư cách đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội. Trong truyện dân gian nhân dân ta đã kể ra rất nhiều người thông minh, trong đó có truyện Em bé thông minh.

Thuở đó đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc tứ phía đang chờ cơ hội để tiến quân vào nước ta. Trong triều đình vua tôi lo lắng, vua bèn sai viên quan đi khắp nơi để tìm người tài giỏi về giúp nước. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.

Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:

- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, viên quan thể hiện rõ sự vui mừng trên nét mặt. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, ta phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.

Khi về đến triều đình, tên quan đến thẳng gặp vua, kể lại đâu đuôi câu chuyện và khẳng định cậu bé đó là nhân tài của đất nước. Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.

Được lộc vua ban nhưng cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới, không ai có ý kiến động chạm đến lộc vua ban. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:

- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.

- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!

- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.

Nghe đứa con vừa cười vừa khăng khăng nói, người cha cũng đành liều ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, không ai giám tin vào điều đó. Nhưng bàn đi bàn lại không tìm ra cách giải quyết, đến nước cùng, họ mới chịu nghe theo. Nhưng do vẫn lo lắng, dân làng đã bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi mới dám ngả trâu đánh chén.

Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Nghe thấy tiếng trẻ con khóc, vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:

- Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?

Nhìn thấy vua, em bé tỏ vẻ thích thú, vì lần đầu tiên em bé nhìn thấy vị vua, đang ngồi trên ngai vàng oai phong đến thế. Em bé cười một nụ cười hồn nhiên vui sướng.

Khi được vua hỏi em bé vờ vĩnh đáp rằng:

- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán để cha con chịu đẻ em cho con chơi.

Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:

- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.

Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:

- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!

Vua cười bảo:

- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?

Em bé tươi tỉnh đáp:

- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Trước cách ứng xử nhanh trí của em bé, cả vua và các quan đều trầm trồ thán phục về tài nghệ của em bé. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Sau một phút suy nghĩ, em bé cười lên một tiếng lớn. Em chạy đi tìm một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.

Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Câu hỏi của sứ thần nước bạn đã làm đau đầu nhức óc cả vua tôi trong triều. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Không tìm ra cách giải quyết nhà vua bèn sai người trở về quê em bé để xem em bé có sáng kiến gì không. Khi viên quan tìm đến nơi hai cha con và trình bày câu đố mà sứ thần đang thách thức vua quan trong triều. Em bé nghe xong thì cười một tiếng thật lớn rồi hát rằng:

Tang tình tang, tình tính tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tang, tình tang...

Em bé bào thêm:

- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!

Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.

Người Việt chúng ta có rất nhiều người thông minh như vậy đấy. Có những người thông minh do bẩm sinh, có những người do khổ luyện và thành tài. Người có trí thông minh sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng và nhanh chóng, đem lại lợi ích cho xã hội. Câu chuyện em bé thông minh như là một lời nhắc nhở mà ông cha ta muốn nhắc nhở đến con cháu, trí thông minh rất cần thiết trong xã hội, người có trí thông minh mà có lòng lương thiện sẽ giúp cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Vì vậy chúng ta cần rèn luyện cả đức cả tài để trở thành người có ích. Chúng ta không có sự thông minh do trời phú giống em bé trong truyện thì chúng ta có thể học tập và rèn luyện, giỏi mọi việc thì ta sẽ làm chủ trong cuộc sống, mọi người sẽ tự tìm đến với ta.

Bình luận (0)

Ngày xưa có một ông vua anh minh. Vua sai viên quan nọ đi khắp mọi nơi để tìm kẻ hiền tài.

Một hôm, vị quan đó đi qua một cánh đồng bắt gặp 2 cha con bác nông dân: cha cày, con đập đất. Đứa bé độ 7, 8 tuổi, tóc để chỏm, cặp mắt sáng như sao! Viên quan rất có cảm tình, dừng ngựa lại hỏi:

-    Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

Người cha đứng ngẩn ra. Đứa con nói với người lạ mặt:

-    Nếu ổng trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường!

Vị quan đó ngạc nhiên vô cùng, và thầm nghĩ: "…nhân tài ở đây rồi…". Ông ta hỏi rõ làng xã, quê quán của hai cha con lão nông rồi chào giã biệt.

Một thời gian sau, lệnh vua truyền xuống. Vua ban cho làng ấy 3 thúng gạo nếp, 3 con trâu đực, hẹn năm sau 3 con trâu đực ấy phải đẻ thành 9 con nghé, nếu sai hẹn cả làng phải chịu tội. Cả dân làng xôn xao, già trẻ gái trai đều lo âu, sợ hãi. Còn chú bé nọ thì mỉm cười, em liền bảo cha:

-    Lệnh vua chẳng có gì đáng lo. Cha cứ thưa với làng đem giết 2 con trâu đực, lây 2 thúng gạo nếp đồ xôi để cả làng ăn cỗ; còn một thúng gạo nếp, một con trâu thì bán lấy tiền làm lộ phí cho 2 bố con cháu trẩy kinh. Cháu sẽ thu xếp mọi chuyện đâu vào đấy.

Sau bữa cỗ, cả làng tiễn hai cha con lão nông trẩy kinh. Đến kinh đô, họ tìm đến hoàng thành. Chú bé lập mưu vào được sân rồng, rồi khóc um lên. Nhà vua lấy làm lạ, sai thị vệ dẫn đứa bé vào hỏi nguyên cớ gì mà khóc làm ầm ĩ chôn đế đô. Chú bé quỳ xuống, vừa thút thít vừa tâu:

-    Tâu đức vua, mẹ cháu chết đã lâu mà cha cháu không chịu đẻ em bé để chơi với cháu cho có bạn…

Nhà vua và quần thần đều cười. Vua lại phán:

-    Cha cháu là giông đực sao đẻ được!…

Chú bé liền tâu:

-    Thưa đức vua. Tại sao vua lại bắt làng cháu nuôi 3 con trâu đực sau một năm phải đẻ thành 9 con nghé ạ?

Nhà vua mừng thầm, biết là đã tìm được nhân tài, nhưng cần phải thử lại một lần nữa.

Sau đó mấy hôm, có một viên quan thị đem đến công quán một con chim sẻ, bảo hai bô" con lão nông phải giết chim bày thành 3 cỗ đại yến dâng lên vua. Chú bé đưa cho sứ giả một cây kim và nhờ ông ta tâu lên đức vua rèn thành con dao sắc để xẻ thịt chim. Nhà vua mừng khôn xiết, ban thưởng hai cha con lão nông rất hậu.

Cùng dịp ấy, vua Tàu sai sứ dò xét nước Nam, âm mưu gây hấn. Sứ Tàu mang sang một vỏ ốc xoắn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu được sợi chỉ xuyên theo ruột ốc. Đương lúc nhà vua và quần thần lúng túng, thì chú bé xin hiến kế. Chú ung dung đọc lên một bài ca:

"Tang tình tang! Tính tình tang Bắt con kiến càng, buộc chỉ ngang lưng.
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang.
Tang tình tang…"

Triều thần làm đúng theo cách ấy. Con kiến càng đã xâu sợi chỉ xuyên qua ruột ốc xoắn. Nhà vua và trăm quan vô cùng mừng rỡ. Sứ Tàu thán phục lắm.
Liền đó, vua phong cho chú bé làm trạng nguyên.

Bình luận (0)

Ngày xưa, một vị vua anh minh muốn có được những người tài giỏi giúp mình cai trị đất nước. Ngài sai viên cận thần đi dò la khắp nơi. Viên quan ấy đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

   Một hôm, ông ta đi qua cánh đồng làng nọ, thấy hai cha con nông phu đang làm ruộng. Người cha đánh trâu cày, đứa con đập đất. Tuy trong bụng đã có phần chán nản, song viên quan tự nhủ: "Hay là mình cứ thử lần cuối xem sao!".

   Ông ta xuống ngựa rồi cao giọng hỏi:

   - Này lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?

   Bị bất ngờ, người cha ngạc nhiên đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con trai khoảng bảy, tám tuổi, tóc để trái đào, cởi trần đóng khố, đã nhanh nhảu hỏi vặn lại quan rằng:

   - Thế xin hỏi ông câu này đã: Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường.

   Nghe cậu bé hỏi lại như thế, viên quan ngạc nhiên sửng sốt, chẳng biết đáp sao cho ổn. Viên quan nghĩ thầm: "Nhất định nhân tài là đây, khỏi phải mất công tìm đâu nữa". Ông ta bèn hỏi tên họ, làng xã của hai cha con rồi vội vã phi ngựa về tâu vua.

   Nghe viên quan kể, nhà vua mừng lắm nhưng chưa tin ngay. Để biết đích xác hơn, vua làm phép thử. Ngài sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn một năm sau nộp đủ, nếu không cả làng phải tội.

   Nhận được quà và lệnh vua ban, cả làng bối rối và lo lắng, không hiểu thế nào. Các cụ bô lão trong làng mở đến mấy cuộc họp ngoài đình, bàn đi tính lại vẫn chẳng tìm ra cách giải quyết. Việc ấy đến tai chú bé, chú liền nói với cha rằng:

   - Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp thành xôi để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo, cha con ta sẽ xin làng làm phí tổn để trẩy kinh, lo liệu việc đó.

   Nghe con nói, người cha sợ hãi khuyên can:

   - Đã giết trâu ăn thịt thì còn lo liệu thế nào? Đừng có dại dột mà bay mất đầu đấy con ạ!

   Nhưng chú bé vẫn khăng khăng một mực:

   - Cha cứ mặc con, thế nào con cũng lo xong xuôi mọi việc!

   Khoác vội chiếc áo, người cha lật đật ra đình trình bày câu chuyện với các cụ trong làng. Mọi người ngờ vực, bắt hai cha con phải làm giấy cam đoan rồi mới dám ngả trâu đánh chén.

   Mấy ngày sau, hai cha con khăn gói vào kinh. Đến hoàng cung, chú bé bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì rình lúc lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng, khóc ầm lên.

   Lấy làm lạ, vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi:

   - Thằng bé kia, mày vào đây có việc gì? Tại sao lại khóc?

   Chú bé dụi mắt, vờ vĩnh đáp:

   - Tâu đức vua! Mẹ con không may chết sớm, mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.

   Nghe chú bé nói, nhà vua và cả triều đình đều bật cười. Vua phán:

   - Này thằng bé kia! Mày muốn có em bé thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực thì làm sao đẻ được?

   Chỉ chờ có thế, cậu bé bỗng tươi tỉnh hẳn:

   - Thế sao lệnh trên lại bắt làng chúng con nuôi ba con trâu đực, sau một năm phải đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ?

   Nhà vua mỉm cười, xoa đầu chú bé:

   - Ta thử đấy mà! Thế dân làng mày không biết đem trâu ra thịt mà ăn với nhau à?

   Chú bé nhanh nhảu đáp:

   - Tâu đức vua! Làng con sau khi nhận được ba thúng nếp và ba con trâu, biết là đức vua thương ban lộc cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau cả rồi ạ!

   Vua và các quan nhìn nhau, chịu là chú bé thông minh. Tuy nhiên, vua muốn thử một lần nữa.

   Hôm sau, hai cha con chú bé đang ăn cơm ở ngoài công quán thì sứ giả của nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải nấu thành ba mâm cỗ. Chú bé bảo cha cho mượn cây kim may nhỏ xíu rồi nói với sứ giả:

   - Ông cầm cái kim này về tâu với đức vua cho người rèn thành một con dao thật sắc để tôi xẻ thịt chim.

   Nghe sứ giả kể lại, nhà vua phục lắm. Lập tức, vua cho gọi hai cha con chú bé vào cung và ban thưởng rất hậu.

   Hồi đó, nước láng giềng cậy lớn lăm le muốn cướp nước ta. Để dò xem nước ta có người tài hay không, sứ giả nước ấy mang sang một chiếc vỏ ốc vặn rất dài và rỗng hai đầu, đố làm sao xâu được sợi chỉ qua đường ruột ốc.

   Nhà vua lập tức triệu các đại thần vào cung để hỏi ý kiến. Mỗi người bàn một cách. Các ông trạng, các nhà thông thái nghĩ nát óc nhưng cũng đành bó tay. Mà không giải được câu đố hiểm hóc ấy thì mất thể diện quốc gia. Cuối cùng, nhà vua đành mời sứ thần ra nghỉ ở công quán để có thời gian đi hỏi chú bé.

   Từ hôm lãnh thưởng ở kinh đô về, chú bé vẫn hồn nhiên vui đùa, chạy nhảy, đùa nghịch cùng bạn bè trong làng. Khi nghe viên quan mang dụ chỉ của nhà vua đến và trình bày câu chuyện, chú bé liền hát rằng:

Tang tình tang! Tính tình tang Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thời lấy giấy mà bưng Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang Tang tình tang ...

   Rồi chú nói với viên quan nọ:

   - Cứ làm theo cách ấy là xâu qua được ngay!

   Viên quan mừng lắm, vội về tâu vua. Nhà vua và cả triều đình hân hoan, sung sướng khi thấy con kiến đã kéo được sợi chỉ qua đường xoắn ốc trước con mắt ngạc nhiên, thán phục của sứ thần nước láng giềng.

   Sau đó, nhà vua phong tặng chú bé chức Trạng nguyên, lại truyền xây cho chú một dinh thự nguy nga trong cung để khi có việc cần, vua gặp gỡ hỏi ý kiến chú cho tiện. Với trí thông minh lạ thường, chú bé đã giúp nhà vua rất nhiều việc có ích cho đất nước.

Bình luận (0)