Những câu hỏi liên quan
NN
Xem chi tiết
DA
3 tháng 5 2020 lúc 17:13

                                                                “Ai lên ngắm cảnh Tây Thiên,
                                                        Mải mê thưởng ngoạn chớ quên đường về"

   Tên gọi Tây Thiên mang ý nghĩa là “nơi các nhà sư Tây Thiên (Ấn Độ) tu hành”, được đặt để ghi nhớ giáo đoàn đầu tiên tới từ Ấn Độ vào Việt Nam truyền đạo. Vào thế kỷ III trước công nguyên, phái bộ thứ tám của vua A Dục đã tới nơi đây hoằng dương Phật pháp. Bị thu hút bởi cảnh sắc núi non liên hoàn hùng vĩ và u nhã, có suối chảy nước trong, thác ghềnh, non cao, rừng rậm, giáo đoàn đã dừng chân tu hành, xây dựng thành Nê Lê và chùa Địa Ngục. Tới thời Trần, đây là trung tâm Phật giáo thâm uy giống như Yên Tử và Đông Triều. Các địa danh khác như Suối Giải Oan, suối Trường Sinh, chùa Đồng Cổ, rừng thông già đại thụ là nơi nhiều đời cao tăng tu tập, hành trì và viên tịch. Người ta cũng đã tìm đc 3 bia mộ đá và di cốt của Giác Linh Ngã Thiền Sư, Võng Sơn Thiền Sư, Cúc Khê Thiền Sư. Ngoài ra còn nhiều nền chùa cổ và các di chỉ hiếm hoi dưới nền đất rừng Tây Thiên được ghi lại trong sách Kiến Văn Tỉ Lục của Lê Quý Đôn.
Nơi đây cũng đã xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm lớn nhất cả nước, cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ. Theo nhiều tư liệu nghiên cứu, Tây Thiên còn là chốn tổ phật giáo Việt Nam. Vào khoảng 2300 trước Công Nguyên, nơi đây đã có chùa “Tây Thiển cổ tự.” Năm 2450 trước Công Nguyên, một lần Vua Hùng Vương thứ 7 lên núi Tam Đảo cầu tiên đã thấy ở đây có chùa thờ Phật. Xác định đây chính là cái nôi của phật giáo, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã khởi công xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm trên nền chùa cổ Thiên Ân cổ, có diện tích rộng 4,5ha, rừng ngoại vi rộng 50ha. Khi xây dựng thiền viện, các nhà khoa học còn tìm thấy hàng ngàn hiện vật có niên hiệu từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn và các di chỉ khảo cổ về phật giáo minh chứng rõ thêm về chốn tổ phật giáo.
   Tây Thiên là nơi thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc.

                                                                  k cho mik nha. Chúc bạn học tốt.      

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
CQ
Xem chi tiết
H24
16 tháng 5 2018 lúc 19:34

Thông tin cho bạn nè :

Hồ Đại Lải là một hồ nước nhân tạo lớn, nằm ngay chân núi Tam Đảo, thuộc địa phận xã Ngọc Thanh - Thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 40km. Đường đi đến hồ như sau: từ sân bay Quốc tế Nội Bài rẽ sang quốc lộ 2A qua Xuân Hòa tới khu du lịch Đại Lải khoảng 20km.

Xưa kia, vùng hồ là một thung lũng cằn cỗi nằm giữa một bên là dải núi Thằn Lằn, một bên là các đồi trọc trải dần ra từ phía chân dãy Tam Đảo. Mùa mưa lũ, nước ở các con suối chảy dồn về như thác, đồng thời lại rút đi rất nhanh, cuốn trôi theo phù sa màu mỡ, làm cho đồng ruộng bị xói mòn, đất đai bạc màu vì khô cằn. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Thủy lợi đã khảo sát, thiết kế xây dựng hồ chứa nước Đại Lải. Công trình được khởi công vào năm 1959, đến năm 1963 cơ bản hoàn thành với mặt hồ rộng 525ha.

Tọa lạc trong một khu vực rộng lớn, mặt hồ xanh ngắt in bóng dãy Tam Đảo, núi Thằn Lằn cùng sắc trời tạo nên bức tranh thiên nhiên hữu tình. Ở đây khách du lịch có thể dạo chơi, ngắm cảnh, đi du thuyền mặt nước, tắm mát, câu cá, leo núi, đi rừng hoặc có thể đi thăm làng bản người Sán Dìu, nghe hát Soọng Cô, thưởng thức các món ăn dân tộc, hoặc thăm hang Dơi, đi dạo trong các cánh rừng thông bạt ngàn .

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
MP
15 tháng 9 2023 lúc 17:57

tham khảo

Tháp Rùa – Hồ Hoàn Kiếm

Hồ nằm ở vị trí trung tâm của thành phố và được ví như “trái tim” của Thủ đô. Hồ Hoàn Kiếm còn có tên gọi khác là Hồ Gươm bởi nó gắn liền với sự tích trả gươm thần huyền thoại của vua Lê Lợi cho rùa vàng. Mặt hồ xanh màu rêu cổ kính như một tấm gương khổng lồ soi bóng những cây cổ thụ và những rặng liễu rủ thướt tha ven hồ.Giữa lòng hồ là Tháp Rùa uy nghiêm cổ kính lung linh in bóng xuống mặt hồ. Quanh hồ cũng là nơi thường diễn ra những hoạt động, sự kiện văn hoá, bắn pháo hoa, biểu diễn nghệ thuật sôi động của thành phố. Đây chắc chắn là địa điểm thích hợp để bạn đặt phòng khách sạn gần khu phố cổ Hà Nội.

Bình luận (0)
DH
Xem chi tiết
TA
22 tháng 3 2019 lúc 2:55

- Tên danh lam thắng cảnh: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

- Nằm ở huyện Bố Trạch và Minh Hòa, tỉnh Quảng Bình.

- Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.

- Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015.

- Được nhà nước xếp hạng vào vườn quốc gia, cần được bảo tồn.

 

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
26 tháng 11 2023 lúc 10:34

- Thắng cảnh: Hồ Gươm, Hồ Tây, ....
- Di tích: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long

Bình luận (0)
LP
Xem chi tiết
MN
21 tháng 5 2021 lúc 10:38

Tham khảo dàn ý nha em:

I. Mở bài

- Giới thiệu về di tích lịch sử đền Hùng.

II. Thân bài

1. Lịch sử hình thành

- Vua Hùng lựa chọn để đóng đô.

2. Đặc điểm

- Vị trí: nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.

- Điểm bắt đầu của Khu di tích là Đại Môn, xây năm 1917 theo kiểu vòm uốn.

- Đền Hạ: xây vào thế kỷ 17 - 18, cấu trúc chữ Nhị, được tương truyền là nơi Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con.

- Chùa Thiên Quang: nằm kề bên đền Hạ, được xây vào thời Trần.

- Đền Trung: tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, tồn tại từ thời Lý - Trần, cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết.

- Ðền Thượng: nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thờ Thánh Gióng và vua Hùng.

- Lăng vua Hùng: là mộ của Hùng Vương thứ 6. Lăng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông với cột liền tường và hướng mặt về phía đông nam. Bên trong lăng có xây dựng mộ vua Hùng.

 

- Đền Giếng: nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.

3. Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích

- Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.

- Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.

III. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của khu di tích đền Hùng.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
HL
15 tháng 4 2018 lúc 9:22

Đó là danh lam thắng cảnh nào hả bn ???

Bình luận (0)
DG
15 tháng 4 2018 lúc 9:27

Đạo đức lớp 5 hả

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
AT
9 tháng 8 2023 lúc 10:42

*Một số di sản văn hóa ở Hà Nội:

Gò Đống Đa
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Cột cờ Hà Nội
Chùa Một Cột
*Việc làm góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa:

Tham gia các buổi dọn dẹp vệ sinh, chăm hoa, tỉa cây ở khu di tích
Hưởng ứng các lễ hội kỉ niệm hàng năm
Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và nâng cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn

*Ý nghĩa: góp phần bảo vệ, giữ gìn cảnh quan di tích lịch sử.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
HA
6 tháng 2 2018 lúc 19:48

Trong các khu du lich nghỉ mát nổi tiếng của Vĩnh Phúc như: Thiền viện trúc lâm Tây Thiên, khu du lịch hồ Đại Lải, khu vui chơi Ao Vua, khu nghỉ mát Đầm Vạc,... Nhưng ấn tượng với em nhất vẫn là dãy núi Tam Đảo uy nghi và hùng vĩ.
Dãy núi Tam Đảo nằm ở trong huyện Tam Đảo. Ở đây có phong cảnh núi non hùng vĩ, bao quát cả một vùng đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn. Khí hậu mát mẻ quanh năm, Nhiệt độ trung bình là 18°C->25°C. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, nhiêt độ tại các tỉnh đồng bằng thường oi bức từ khoảng 27°C->38°C thì ở Tam Đảo lại là nơi nghỉ mát lý tưởng với sự luân chuyển 4 mùa rõ rệt trong một ngày. Buổi sáng ở Tam Đảo se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, buổi tối và ban đêm lại lạnh giá của mùa đông. Chính vì vậy, Tam Đảo đã trở thành một điểm thu hút tất cả các du khách trong và ngoài nước đến với Vĩnh Phúc.
Khu du lịch Tam Đảo nhỏ bé, xinh xắn với những con dường lên xuống quoằn ngoèo, quanh co, những dòng suối như vệt nước cắt ngang chảy suốt bốn mùa. Nguồn gốc cái tên Tam Đảo có được là do 3 ngọn núi cao: Thạc Bàn, Thiên Nhị và Phù Nghĩa nhô lên trên mấy trười tạo nên.
Không chỉ phong cảnh đẹp và hấp dẫn mà Tam Đảo còn có rất nhiều những địa điểm vui chơi, giải trí và tham quan rất thu hút các khách du lịch. Nhác đến Tam Đảo thì ta phải nhắc đến đầu tiên là: Tháp truyền hình. Tháp truyền hình nằm trên đỉnh núi Thiên Nhị. Đường đi lên Tháp tuy hơi vất vả một chút nhưng rất lãng mạn, nên thơ. Dọc hai bên đường lên là những hàng cây phong lan, cúc quỳ và nhiều loài hoa dại không tên khác. Ở đây cũng có rất nhiều các loài bướm khác nhau, đủ màu sắc bay rập rờn trên hoa lá. Sau khi leo bộ theo những bậc thang lên trên đỉnh Thiên Nhị và đứng dưới chân ngọn tháp truyền hình, ta sẽ cảm thấy rất thoải mái và sảng khoái.
Nổi tiếng của Tam Đảo còn có Thác Bạc ở dưới thung lũng sâu. Lý do vì sao mọi người lại gọi là Thác Bạc là vì: Tháp Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dòng nước trắng bạc, lóng lánh ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Một dòng suối nhỏ từ trên cao ào ào tuôn nước, thả vào trong gió tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như tiếng ngàn xưa. Nước ở Thác Bạc rất trong và mát lại thường. Con đường lên xuống thác không quá dài nhưng cheo leo với những bậc đá dựng đứng. Các du khách mặc dù mệt nhoài nhưng vẫn tươi cười đắc ý vì vừa chinh phục được đoạn đường này.
Tam Đảo không chỉ có Tháp truyền hình và Thác Bạc mà còn có rất nhiều các khu vui chơi, giải trí và tham quan khác như: Đền Bà Chúa Thượng Ngàn, đình Rùng Rình, Nhà thờ cổ Tam Đảo, sân Golf, ... Tuy mỗi khu vui chơi, giải trí và tham quan này lại có một sắc thái và vẻ đẹp riêng nhưng đều toát lên được vẻ thiêng liêng và hùng vĩ.
Mỗi nơi nổi tiếng, mỗi khu du lịch hoặc danh lam thắng cảnh đều có những đặc sản riêng của mình. Tam Đảo cũng vậy, đặc sản của Tam Đảo đó chính là món rau Susu. Đến với Tam Đảo, chúng ta có thế nhìn thấy loại rau này có mặt ở khắp nơi. Susu mọc thành giàn chênh vênh trên sườn núi, mơn mởn trước cửa nhà, hai bên đường dẫn vào thị trấn cũng bạt ngàn màu xanh của rau susu. Và đặc biệt nhất đó chính là chất lượng của rau: Rau susu của Tam Đảo đã được cấp thương hiệu là rau sạch, an toàn vì thế chúng ta sẽ không phải lo bị ngộ độc thực phẩm khi thưởng thức món ăn này.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Tam Đảo một khung cảnh tuyệt vời: vừ thơ mộng, u tịch, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong cảnh mấy gió, sương khối vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ, những ngôi nhà ven sườn núi. Thế nên Tam Đảo là nơi lý tưởng cho chúng ta nghỉ dưỡng cuối tuần sau một tuần làm việc vất vả. Cái cảm nhận đầu tiên khi ta vừa bước chân xuống Tam Đảo là nơi đây dường như có một cái điều hòa thiên nhiên khổng lồ, đang lặng lẽ phun khí lạnh cho toàn khu vực. Không khí trong lành, mát lạnh đến mê hồn.

Bình luận (0)
LN
7 tháng 2 2018 lúc 5:39

BÀI GIỚI THIỆU VỀ KHU DI TÍCH DANH THẮNG TÂY THIÊN

19/08/2013

Xin chào mừng quý khách (các bác, cô, chú, anh, chị…) đến từ …(cơ quan, đoàn thể…) đến với khu di tích danh thắng Tây Thiên, thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.

Tôi (em, cháu…) xin tự giới thiệu, tên tôi (em, cháu…) là…, cán bộ của khu di tích danh thắng Tây Thiên. Hôm nay tôi (em, cháu…) rất vinh dự được làm hướng dân viên cho đoàn của chúng ta tham quan, tìm hiểu về quần thể khu di tích danh thắng Tây Thiên.

“Ai lên ngắm cảnh Tây Thiên, mải mê thưởng ngoạn chớ quên đường về".

Kính thưa quý đoàn! Sau đây Tôi (em, cháu…) xin được giới thiệu tới đoàn chúng ta về nguồn gốc của hệ thống di tích danh thắng Tây Thiên.

Khu danh thắng Tây Thiên có diện tích khoảng 148ha, thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tây Thiên nằm trên sườn ngọn núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo. Tương truyền từ xa xưa, Ngài Khương Tăng Hội - một nhà tu hành Ấn Độ trong chuyến viễn du sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật.

Tên gọi Tây Thiên mang ý nghĩa là “nơi các nhà sư Tây Thiên (Ấn Độ) tu hành”, được đặt để ghi nhớ giáo đoàn đầu tiên tới từ Ấn Độ vào Việt Nam truyền đạo. Vào thế kỷ III trước công nguyên, phái bộ thứ tám của vua A Dục đã tới nơi đây hoằng dương Phật pháp. Bị thu hút bởi cảnh sắc núi non liên hoàn hùng vĩ và u nhã, có suối chảy nước trong, thác ghềnh, non cao, rừng rậm, giáo đoàn đã dừng chân tu hành, xây dựng thành Nê Lê và chùa Địa Ngục. Tới thời Trần, đây là trung tâm Phật giáo thâm uy giống như Yên Tử và Đông Triều. Các địa danh khác như Suối Giải Oan, suối Trường Sinh, chùa Đồng Cổ, rừng thông già đại thụ là nơi nhiều đời cao tăng tu tập, hành trì và viên tịch. Người ta cũng đã tìm đc 3 bia mộ đá và di cốt của Giác Linh Ngã Thiền Sư, Võng Sơn Thiền Sư, Cúc Khê Thiền Sư. Ngoài ra còn nhiều nền chùa cổ và các di chỉ hiếm hoi dưới nền đất rừng Tây Thiên được ghi lại trong sách Kiến Văn Tỉ Lục của Lê Quý Đôn.

Nơi đây cũng đã xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm lớn nhất cả nước, cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ. Theo nhiều tư liệu nghiên cứu, Tây Thiên còn là chốn tổ phật giáo Việt Nam. Vào khoảng 2300 trước Công Nguyên, nơi đây đã có chùa “Tây Thiển cổ tự.” Năm 2450 trước Công Nguyên, một lần Vua Hùng Vương thứ 7 lên núi Tam Đảo cầu tiên đã thấy ở đây có chùa thờ Phật. Xác định đây chính là cái nôi của phật giáo, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã khởi công xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm trên nền chùa cổ Thiên Ân cổ, có diện tích rộng 4,5ha, rừng ngoại vi rộng 50ha. Khi xây dựng thiền viện, các nhà khoa học còn tìm thấy hàng ngàn hiện vật có niên hiệu từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn và các di chỉ khảo cổ về phật giáo minh chứng rõ thêm về chốn tổ phật giáo.

Tây Thiên là nơi thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc.

Kính thưa quý đoàn! Để tiếp theo cuộc hành trình khám phá về những điều bí ẩn của khu danh thắng Tây Thiên, Tôi (em, cháu…) xin giới thiệu với đoàn chúng ta về những thần tích nơi đây.

Nói về vị Quốc Mẫu Tây Thiên.

Trong truyền thuyết kể rằng:

Thuở ấy đất trời còn yên ả, có một vị bộ trưởng ( tộc trưởng trong trang Đông Lộ, huyện Tam Dương, Phủ Đoan Hùng đứng đầu đạo Sơn Tây nước Văn Lang họ Năng tên Vỹ gần 40 tuổi, vợ cả ngoài 40 họ Đào tên Liễu. Ông Năng Vỹ khí tượng khôi kỳ anh hùng khoáng đạt cùng là tông phái của Vua Hùng, ông bà chưa có con. Một ngày 2 người lên núi Tam Đảo, đi về phía Nam, tới chùa Tây Thiên dâng hương cầu tự, khi đó mặt trời đã xế chiều nên nằm ngủ lại để cầu mộng ứng.

Trong giấc ngủ Thị Đào bàng hoàng thấy mây ngũ sắc bay lượn trong chùa, hương đưa ngào ngạt, trong giải mây vòng có 7 nàng tiên xiêm y sặc sỡ, người hát người múa, đàn nhạc thi ca thiết tấu lừng trời. Đào Thị sực tỉnh giấc mơ, biết ứng điềm lành từ đó thấy trong người chuyển động mang thai đến ngày 10 tháng 5 năm Giáp thân thì sinh hạ một cô con gái khi đó sáng tỏ huy hoàng, hào quang sáng lạn, gió hương ngào ngạt, khí lành bao tỏa cả 9 phương trời.

Mới đầy tháng mà đứa trẻ dung mạo kỳ tứ, đoan trang, nguyệt thẹn hoa nhường. Lên 1 tuổi biết nói, lên 6 tuổi đã thông thạo âm luật mệnh danh là tiên, còn gọi là xích cảm.

Đó là người con gái nhan sắc thuộc dòng dõi Rồng tiên, được cha mẹ hết lòng yêu thương. Năm 11, 12 tuổi đã nữ công, nữ tắc không gì là không biết. Đến năm 20 tuổi khí lực nàng dũng mãnh, tài lược hơn người, hào kiệt trong động và các huyện trong vùng đều vui mừng và thán phục. Nàng lại có phép lạ thần thông xuất quỷ nhập thần biến hóa khôn lường. Khi đất nước có giặc ngoại xâm bà đã đứng ra kêu gọi trai đinh trong vùng 3000 tướng sĩ đến Phong Châu - Việt Trì giúp nước. Hùng Vương cảm kích trước bậc quần hoa hào kiệt bèn gia tăng thêm 10 vạn tinh binh, 3000 kỵ binh. Sau khi dẹp xong giặc Thục bà được phong là Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương.

Đất nước hòa bình, bà trở về Đông Lộ, lập ra các cung ở để du ngoạn.

Tả cung ở xã Quan Nội, hữu cung ở 2 xã Quan Đình, Nhân Lí, Hạ cung ở xã Khuyết Trung, nơi ở là Tây Thiên trên núi Tam Đảo.

Nơi chùa Tây thiên bà ở bỗng thấy mây ngũ sắc chuyển vần từ trên trời xuống, bỗng trong mây xuất hiện chiếu chỉ của Thượng đế đòi công chúa về trời. Công chúa bèn tắm gội xong cùng thiên sứ thăng tâu vua Hùng, để đáp lại người có công triều đình đã sai quan tứ tế tặng “ Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương, đệ nhất thượng đẳng phúc thần”. Bốn mùa cúng tên, muôn thuở ghi lòng. Các nơi lập miếu ghi rõ công lao truyền trải các đời truyền tới Đinh - Lê - Lý - Trần, phàm các triều khai sáng đều làm lễ tế.

“Tam Đảo trời sinh 1 đóa hoa tiên

Lúc sống phò Vua Hùng, lúc thác hóa về trời phò thượng đế.

Nhan sắc má hồng, làm rung động cả núi sông

Sắc nước hương trời thật hiếm có

Tiếng thơm để lại rạng rỡ tới muôn đời.

Đất Tam Dương dấu tích vẫn còn ghi

Nay mừng vì đất Đông Lộ sinh thần nữ

Người giúp xã tắc sơn hà được yên vui”.

Trên đây là câu truyện truyền thuyết ở xã Đại Đình được chép lại qua nhiều thời gian, nhiều thế hệ.

Kính thưa quý khách! Tiếp theo nữa mà Tôi (em, cháu…) muốn giới thiệu tới chúng ta là hệ thống các di tích Tây Thiên.

Tây Thiên là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa, bao gồm hệ thống các đình, chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ. Bên cạnh những ngôi đền nổi tiếng như đền Thượng, đền Thõng, đền Mẫu Sinh thì Tây Thiên còn có đền Cậu, đền Cô đầy bí ẩn và linh thiêng. Đây sẽ là một điểm lý tưởng, hứa hẹn nhiều bất ngờ và thú vị trong mùa lễ hội.

Trong khoảng chiều dài 11km, chiều ngang 1km, quần thể di tích Tây Thiên tập trung mật độ lớn dấu vết cũ cũng như các công trình văn hóa, các địa chỉ có giá trị nghiên cứu khảo cổ học, được tạo thành bởi hệ thống phức hợp đền, chùa, thảo am thờ Mẫu và thờ Phật cùng phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp phân bố trên ngọn Thạch Bàn của dãy núi Tam Đảo. Vì thế, từ rất lâu, đây không chỉ là nơi hấp dẫn du khách đến thưởng ngoạn phong cảnh mà còn là một biểu tượng cho đời sống tâm linh, tín ngưỡng tại Việt Nam.

Điểm dừng chân đầu tiên của khách hành hương tại Tây Thiên là đền Thõng, hay còn gọi là đền Trình. Đền Thõng được coi là “cửa ngõ” dẫn lên khu di tích đền Thượng trên đỉnh núi. Ngôi đền hiện tại được xây dựng vào năm 1998 theo kết cấu chữ đinh trên nền ngôi đền cũ, hướng ra không gian rộng lớn với cây đa chín cội sừng sững trước cửa đền như một chứng nhân lịch sử linh thiêng. Tại đền còn lưu giữ một bia đá 4 mặt từ năm Bảo Thái thứ 5 (1723) ghi nhận nơi đây là “Tam Đảo linh sơn”, một quả chuông đúc vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), một bản thần tích vào năm Bảo Đại thứ 12 (1937), một khánh đồng và một số hoành phi, câu đối. Đây là các chứng tích lịch sử – văn hoá rất giá trị, khẳng định sự quan tâm của nhiều triều đại đối với danh thắng Tây Thiên cũng như vị thế “địa linh bậc nhất” cả nước của quần thể di tích này.

Qua đền Thõng là tới đền Cậu. Đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh, tương truyền là nơi “Cậu” ngự lại chiêu mộ và nuôi quân để đi theo phò Quốc Mẫu. Đền vừa được tu sửa lại vào năm 1993. Quãng đường từ đền Thỏng tới đền Cậu chỉ khoảng hơn 1km với hai hàng cây xanh mát, những mái nhà dân lúp xúp xen lẫn trong sắc vàng của những vườn cải đang trổ hoa dọc con suối nhỏ. Người ta lên đền Cậu để cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ và những nguyện ước tốt đẹp về mặt tình duyên và con cái. Đó chắc chắn sẽ là khởi đầu tốt nhất cho mỗi người khi đến với Tây Thiên.

Từ đền Cậu đi thêm khoảng 2 km nữa sẽ đến đền Cô. Đền Cô cũng có niên đại lâu đời và hiện đang thờ Cô Bé, tương truyền là một vị con nhà Trời đã cùng Quốc Mẫu giúp dân giúp nước. Cảnh sắc nơi đây thanh nhã, khoáng đãng và yên bình với thảm thực vật phong phú cùng khí hậu quanh năm trong lành, mát mẻ. Dòng suối Giải Oan cùng giếng nước cổ sát chân đền tăng thêm vẻ tịch mịch và thanh tĩnh cho không gian nơi đây. Rất nhiều khách hành hương từng đến đền Cô đã thừa nhận rằng “suối và giếng này rất thiêng”. Nếu ai lấy nước từ đó dâng lên cùng lễ vật rồi uống sẽ thấy trong lòng thư thái, thanh thản và tịnh tâm đến lạ lùng.

Từ đền Cô, men theo một lối rẽ quanh co trong rừng, qua các khe suối nhỏ, các gốc cây bám rễ sâu vào lòng đất sẽ tới Tịnh thất Tây Thiên. Cảnh vật nơi đây tinh khôi, nguyên sơ và u tịch. Tịnh thất Tây Thiên ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ của ba sư cô trẻ ẩn tu, sau đó phát triển rộng rãi theo pháp môn Mật tông Tây Tạng của dòng truyền thừa Drukpa nhưng chỉ nhận sư nữ. Dòng truyền thừa này đã có lịch sử trên 800 năm, qua 12 đời Pháp vương với vô số hành giả, trải rộng từ Á sang Âu. Đã có 12 vị ni sư Tây Thiên được cử đi cầu pháp, thọ học các nghi quỹ và pháp tu Mật tông ở một ni viện tại Nepal. Mọi sinh hoạt và tu tập của chư ni đều do ba vị chức sự quản lý và điều hành dưới sự lãnh đạo của một sư bà, trong đó, một vị chịu trách nhiệm về nghi lễ và đời sống ni chúng, một vị chịu trách nhiệm về giáo dục và một vị chịu trách nhiệm về ngoại giao.

Vẫn từ đền Cô, tiếp tục theo những bậc thang đi khoảng 1,5 km nữa là tới khu di tích đền Thượng nằm giữa cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ với mây mù, thông reo, chim hót. Đền Thượng có từ đời vua Hùng Vương thứ 7 và được xây dựng, tu bổ lại vào năm 2009. Trong đền còn lưu giữ nhiều hoành phi và câu đối có giá trị.

Quần thể di tích Tây Thiên nằm cách Hà Nội 75 km về phía Tây Bắc, là một quần thể phức hợp về văn hóa, du lịch và tín ngưỡng. Năm 1991, Tây Thiên đã vinh dự được Nhà nước xếp hạng là Di tích danh thắng cấp Quốc gia và được tỉnh Vĩnh Phúc quy hoạch thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Ngoài vấn đề giao thông thuận lợi, các di tích được tu bổ và sửa sang thì tại Tây Thiên, dự án Cáp treo Tây Thiên đang được tiến hành và sẽ đưa vào hoạt động trong tháng 2/2012 sẽ là những điểm thu hút đông đảo khách du lịch tới với địa danh này.

Trong phạm vi chiều dài 11km, chiều ngang 1km của khu di tích tập trung 8 ngôi đền, chùa cổ, nằm ẩn mình dưới những cánh rừng già dọc theo con suối Tây Thiên ào ạt qua những thác ghềnh từ trên núi cao đổ xuống đồng bằng.

Kính thưa quý khách! Để tiếp tục chuyến tham quan ngày hôm nay, Tôi (em, cháu…) sẽ giới thiệu về cảnh quan tại nơi đất phật. Đó là những cảnh quan ko thể tách rời đối với 1 quần thể di tích lớn như Tây Thiên.

Bước vào khu di tích du khách bắt gặp cây đa chín cội ngả bóng mát xuống Hữu Huyền Cung (nhân dân vẫn quen gọi là đền Thõng). Phía sau là dòng suối Giải Oan (còn gọi là Bát Nhã Tuyền). Ngược lên phía trên là Thác Bạc - dòng nước thơm của núi rừng Tây Thiên, với độ cao hơn 40m nước đổ xuống trắng xoá như giát bạc, chảy ra hợp lưu với suối vàng ở Hồ Sen rồi chảy ra khe Giải Oan. Ngược lên Đầm Sen, Ao Dứa, núi Rùng Rình, nơi đây còn lưu giữ một hệ động thực vật rất có giá trị. Từ đây ngược lên khoảng 3 cây số nữa sẽ tới chùa Đồng Cổ, đúc toàn bằng đồng tốt. Trong chùa thờ hai tượng Phật, cho tới nay niên đại và lai lịch về hai pho tượng này vẫn là một bí ẩn mà các nhà khảo cổ học vẫn chưa tìm ra lời giải.

Thiên nhiên Tây Thiên còn góp phần vào việc kiến tạo nên vẻ đẹp của các đình, chùa. Cây đa trở thành hình ảnh quen thuộc, xuất hiện tại bất cứ di tích nào thuộc quần thể này. Ở lối vào đền Thõng dưới chân núi, một phần rễ của cây đa chín cội vẫn sừng sững đứng đó, thách thức thời gian và trở thành “vị thần gác cửa” uy nghiêm cho ngôi đền. Độc đáo hơn, đền Cậu được xây dựng ngay trong lòng núi, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên. Đây cũng là một cách để tỏ lòng thành kính với vị thần núi – vị thần Mẹ nơi đây, tức Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu tối linh đại vương – Đệ nhất thượng đẳng phúc thần, hay còn gọi là Quốc Mẫu Tây Thiên.

Rừng Tây Thiên có những cây thông đã sống đến ngàn năm tuổi. Hệ động vật Tây Thiên cũng khá phong phú, có 4 lớp, 26 bộ, 86 họ và 281 loài, trong đó có những loài động vật quý hiếm như rùa vàng, gà lôi trắng, voọc đen má trắng, voọc mũi hếch, cá cóc Tam Đảo… Sự đa dạng sinh học cùng với hệ thống các đình chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ khiến Tây Thiên có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch và các nhà nghiên cứu.

Lê Quý Đôn trong "Kiến văn tiểu lục" đã nói về Tây Thiên: "…bên dưới sắc nước như chàm, sâu thẳm không thấy đáy; sườn núi có chùa Tây Thiên Cổ Tự, tre xanh, thông tốt, cảnh sắc thanh nhã, rộng rãi, trên đỉnh núi cao lại có chùa Đồng Cổ, vừa lên vừa xuống phải mất hai ngày, từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi đến hồ sen, nước xanh biếc, trong hồ có thứ đá lạ và có sen đỏ, hoa nở bốn mùa".

Tây Thiên là một quần thể kiến trúc cổ xưa với chùa, đền, miếu, bia đá... mang đậm dấu ấn của lịch sử và văn hóa cùng với đại danh lam thắng cảnh Tây Thiên với núi cao rừng thẳm, suối thác hữu tình còn là trung tâm Phật giáo rộng lớn và ra đời sớm nhất ở Việt Nam.

Trong phạm vi chiều dài 11km, chiều ngang 1km của khu di tích tập trung 8 ngôi đền, chùa cổ, nằm ẩn mình dưới những cánh rừng già dọc theo con suối Tây Thiên ào ạt qua những thác ghềnh từ trên núi cao đổ xuống đồng bằng. Các dấu tích còn lại của những ngôi chùa như: chùa Tiên, chùa Thượng (tức chùa Tây Thiên), chùa Phù Nghì, chùa Đồng Cổ, các ngôi mộ cổ của các vị sư từng trụ trì tại đây, một số mô-típ văn hoa gốm sứ trang trí còn sót lại cũng xác định được niên đại của chúng từ thời Lý, Trần. Theo một số sử liệu liên quan thì “từ thời các vua Hùng tại Tây Thiên đã có ba ngôi chùa cổ: Hoa Long Thiền Tự, Thiên Quang Thiền Tự, Thiên Ân Thiền Tự”.

Có lẽ bởi sự gắn kết giữa thiên nhiên và tín ngưỡng đó mà người ta dễ dàng tìm thấy được ở Tây Thiên sự bình yên trong tâm hồn.

Như vậy, tôi (em, cháu…) đã giới thiệu tới quý khách về chuyến tham quan, tìm hiểu về quần thể khu di tích danh thắng Tây Thiên để quý khách biết rõ hơn về các điểm di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên nơi đây.

Cuối cùng tôi (em, cháu…) xin chúc đoàn mình luôn khỏe mạnh sau chuyến tham quan đầy bổ ích và thú vị ngày hôm nay. Xin hẹn gặp lại quý khách!

BÀI GIỚI THIỆU VỀ KHU DI TÍCH DANH THẮNG TÂY THIÊN

19/08/2013

Xin chào mừng quý khách (các bác, cô, chú, anh, chị…) đến từ …(cơ quan, đoàn thể…) đến với khu di tích danh thắng Tây Thiên, thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.

Tôi (em, cháu…) xin tự giới thiệu, tên tôi (em, cháu…) là…, cán bộ của khu di tích danh thắng Tây Thiên. Hôm nay tôi (em, cháu…) rất vinh dự được làm hướng dân viên cho đoàn của chúng ta tham quan, tìm hiểu về quần thể khu di tích danh thắng Tây Thiên.

“Ai lên ngắm cảnh Tây Thiên, mải mê thưởng ngoạn chớ quên đường về".

Kính thưa quý đoàn! Sau đây Tôi (em, cháu…) xin được giới thiệu tới đoàn chúng ta về nguồn gốc của hệ thống di tích danh thắng Tây Thiên.

Khu danh thắng Tây Thiên có diện tích khoảng 148ha, thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tây Thiên nằm trên sườn ngọn núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo. Tương truyền từ xa xưa, Ngài Khương Tăng Hội - một nhà tu hành Ấn Độ trong chuyến viễn du sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật.

Tên gọi Tây Thiên mang ý nghĩa là “nơi các nhà sư Tây Thiên (Ấn Độ) tu hành”, được đặt để ghi nhớ giáo đoàn đầu tiên tới từ Ấn Độ vào Việt Nam truyền đạo. Vào thế kỷ III trước công nguyên, phái bộ thứ tám của vua A Dục đã tới nơi đây hoằng dương Phật pháp. Bị thu hút bởi cảnh sắc núi non liên hoàn hùng vĩ và u nhã, có suối chảy nước trong, thác ghềnh, non cao, rừng rậm, giáo đoàn đã dừng chân tu hành, xây dựng thành Nê Lê và chùa Địa Ngục. Tới thời Trần, đây là trung tâm Phật giáo thâm uy giống như Yên Tử và Đông Triều. Các địa danh khác như Suối Giải Oan, suối Trường Sinh, chùa Đồng Cổ, rừng thông già đại thụ là nơi nhiều đời cao tăng tu tập, hành trì và viên tịch. Người ta cũng đã tìm đc 3 bia mộ đá và di cốt của Giác Linh Ngã Thiền Sư, Võng Sơn Thiền Sư, Cúc Khê Thiền Sư. Ngoài ra còn nhiều nền chùa cổ và các di chỉ hiếm hoi dưới nền đất rừng Tây Thiên được ghi lại trong sách Kiến Văn Tỉ Lục của Lê Quý Đôn.

Nơi đây cũng đã xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm lớn nhất cả nước, cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ. Theo nhiều tư liệu nghiên cứu, Tây Thiên còn là chốn tổ phật giáo Việt Nam. Vào khoảng 2300 trước Công Nguyên, nơi đây đã có chùa “Tây Thiển cổ tự.” Năm 2450 trước Công Nguyên, một lần Vua Hùng Vương thứ 7 lên núi Tam Đảo cầu tiên đã thấy ở đây có chùa thờ Phật. Xác định đây chính là cái nôi của phật giáo, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã khởi công xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm trên nền chùa cổ Thiên Ân cổ, có diện tích rộng 4,5ha, rừng ngoại vi rộng 50ha. Khi xây dựng thiền viện, các nhà khoa học còn tìm thấy hàng ngàn hiện vật có niên hiệu từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn và các di chỉ khảo cổ về phật giáo minh chứng rõ thêm về chốn tổ phật giáo.

Tây Thiên là nơi thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc.

Kính thưa quý đoàn! Để tiếp theo cuộc hành trình khám phá về những điều bí ẩn của khu danh thắng Tây Thiên, Tôi (em, cháu…) xin giới thiệu với đoàn chúng ta về những thần tích nơi đây.

Nói về vị Quốc Mẫu Tây Thiên.

Trong truyền thuyết kể rằng:

Thuở ấy đất trời còn yên ả, có một vị bộ trưởng ( tộc trưởng trong trang Đông Lộ, huyện Tam Dương, Phủ Đoan Hùng đứng đầu đạo Sơn Tây nước Văn Lang họ Năng tên Vỹ gần 40 tuổi, vợ cả ngoài 40 họ Đào tên Liễu. Ông Năng Vỹ khí tượng khôi kỳ anh hùng khoáng đạt cùng là tông phái của Vua Hùng, ông bà chưa có con. Một ngày 2 người lên núi Tam Đảo, đi về phía Nam, tới chùa Tây Thiên dâng hương cầu tự, khi đó mặt trời đã xế chiều nên nằm ngủ lại để cầu mộng ứng.

Trong giấc ngủ Thị Đào bàng hoàng thấy mây ngũ sắc bay lượn trong chùa, hương đưa ngào ngạt, trong giải mây vòng có 7 nàng tiên xiêm y sặc sỡ, người hát người múa, đàn nhạc thi ca thiết tấu lừng trời. Đào Thị sực tỉnh giấc mơ, biết ứng điềm lành từ đó thấy trong người chuyển động mang thai đến ngày 10 tháng 5 năm Giáp thân thì sinh hạ một cô con gái khi đó sáng tỏ huy hoàng, hào quang sáng lạn, gió hương ngào ngạt, khí lành bao tỏa cả 9 phương trời.

Mới đầy tháng mà đứa trẻ dung mạo kỳ tứ, đoan trang, nguyệt thẹn hoa nhường. Lên 1 tuổi biết nói, lên 6 tuổi đã thông thạo âm luật mệnh danh là tiên, còn gọi là xích cảm.

Đó là người con gái nhan sắc thuộc dòng dõi Rồng tiên, được cha mẹ hết lòng yêu thương. Năm 11, 12 tuổi đã nữ công, nữ tắc không gì là không biết. Đến năm 20 tuổi khí lực nàng dũng mãnh, tài lược hơn người, hào kiệt trong động và các huyện trong vùng đều vui mừng và thán phục. Nàng lại có phép lạ thần thông xuất quỷ nhập thần biến hóa khôn lường. Khi đất nước có giặc ngoại xâm bà đã đứng ra kêu gọi trai đinh trong vùng 3000 tướng sĩ đến Phong Châu - Việt Trì giúp nước. Hùng Vương cảm kích trước bậc quần hoa hào kiệt bèn gia tăng thêm 10 vạn tinh binh, 3000 kỵ binh. Sau khi dẹp xong giặc Thục bà được phong là Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương.

Đất nước hòa bình, bà trở về Đông Lộ, lập ra các cung ở để du ngoạn.

Tả cung ở xã Quan Nội, hữu cung ở 2 xã Quan Đình, Nhân Lí, Hạ cung ở xã Khuyết Trung, nơi ở là Tây Thiên trên núi Tam Đảo.

Nơi chùa Tây thiên bà ở bỗng thấy mây ngũ sắc chuyển vần từ trên trời xuống, bỗng trong mây xuất hiện chiếu chỉ của Thượng đế đòi công chúa về trời. Công chúa bèn tắm gội xong cùng thiên sứ thăng tâu vua Hùng, để đáp lại người có công triều đình đã sai quan tứ tế tặng “ Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương, đệ nhất thượng đẳng phúc thần”. Bốn mùa cúng tên, muôn thuở ghi lòng. Các nơi lập miếu ghi rõ công lao truyền trải các đời truyền tới Đinh - Lê - Lý - Trần, phàm các triều khai sáng đều làm lễ tế.

“Tam Đảo trời sinh 1 đóa hoa tiên

Lúc sống phò Vua Hùng, lúc thác hóa về trời phò thượng đế.

Nhan sắc má hồng, làm rung động cả núi sông

Sắc nước hương trời thật hiếm có

Tiếng thơm để lại rạng rỡ tới muôn đời.

Đất Tam Dương dấu tích vẫn còn ghi

Nay mừng vì đất Đông Lộ sinh thần nữ

Người giúp xã tắc sơn hà được yên vui”.

Trên đây là câu truyện truyền thuyết ở xã Đại Đình được chép lại qua nhiều thời gian, nhiều thế hệ.

Kính thưa quý khách! Tiếp theo nữa mà Tôi (em, cháu…) muốn giới thiệu tới chúng ta là hệ thống các di tích Tây Thiên.

Tây Thiên là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa, bao gồm hệ thống các đình, chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ. Bên cạnh những ngôi đền nổi tiếng như đền Thượng, đền Thõng, đền Mẫu Sinh thì Tây Thiên còn có đền Cậu, đền Cô đầy bí ẩn và linh thiêng. Đây sẽ là một điểm lý tưởng, hứa hẹn nhiều bất ngờ và thú vị trong mùa lễ hội.

Trong khoảng chiều dài 11km, chiều ngang 1km, quần thể di tích Tây Thiên tập trung mật độ lớn dấu vết cũ cũng như các công trình văn hóa, các địa chỉ có giá trị nghiên cứu khảo cổ học, được tạo thành bởi hệ thống phức hợp đền, chùa, thảo am thờ Mẫu và thờ Phật cùng phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp phân bố trên ngọn Thạch Bàn của dãy núi Tam Đảo. Vì thế, từ rất lâu, đây không chỉ là nơi hấp dẫn du khách đến thưởng ngoạn phong cảnh mà còn là một biểu tượng cho đời sống tâm linh, tín ngưỡng tại Việt Nam.

Điểm dừng chân đầu tiên của khách hành hương tại Tây Thiên là đền Thõng, hay còn gọi là đền Trình. Đền Thõng được coi là “cửa ngõ” dẫn lên khu di tích đền Thượng trên đỉnh núi. Ngôi đền hiện tại được xây dựng vào năm 1998 theo kết cấu chữ đinh trên nền ngôi đền cũ, hướng ra không gian rộng lớn với cây đa chín cội sừng sững trước cửa đền như một chứng nhân lịch sử linh thiêng. Tại đền còn lưu giữ một bia đá 4 mặt từ năm Bảo Thái thứ 5 (1723) ghi nhận nơi đây là “Tam Đảo linh sơn”, một quả chuông đúc vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), một bản thần tích vào năm Bảo Đại thứ 12 (1937), một khánh đồng và một số hoành phi, câu đối. Đây là các chứng tích lịch sử – văn hoá rất giá trị, khẳng định sự quan tâm của nhiều triều đại đối với danh thắng Tây Thiên cũng như vị thế “địa linh bậc nhất” cả nước của quần thể di tích này.

Qua đền Thõng là tới đền Cậu. Đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh, tương truyền là nơi “Cậu” ngự lại chiêu mộ và nuôi quân để đi theo phò Quốc Mẫu. Đền vừa được tu sửa lại vào năm 1993. Quãng đường từ đền Thỏng tới đền Cậu chỉ khoảng hơn 1km với hai hàng cây xanh mát, những mái nhà dân lúp xúp xen lẫn trong sắc vàng của những vườn cải đang trổ hoa dọc con suối nhỏ. Người ta lên đền Cậu để cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ và những nguyện ước tốt đẹp về mặt tình duyên và con cái. Đó chắc chắn sẽ là khởi đầu tốt nhất cho mỗi người khi đến với Tây Thiên.

Từ đền Cậu đi thêm khoảng 2 km nữa sẽ đến đền Cô. Đền Cô cũng có niên đại lâu đời và hiện đang thờ Cô Bé, tương truyền là một vị con nhà Trời đã cùng Quốc Mẫu giúp dân giúp nước. Cảnh sắc nơi đây thanh nhã, khoáng đãng và yên bình với thảm thực vật phong phú cùng khí hậu quanh năm trong lành, mát mẻ. Dòng suối Giải Oan cùng giếng nước cổ sát chân đền tăng thêm vẻ tịch mịch và thanh tĩnh cho không gian nơi đây. Rất nhiều khách hành hương từng đến đền Cô đã thừa nhận rằng “suối và giếng này rất thiêng”. Nếu ai lấy nước từ đó dâng lên cùng lễ vật rồi uống sẽ thấy trong lòng thư thái, thanh thản và tịnh tâm đến lạ lùng.

Từ đền Cô, men theo một lối rẽ quanh co trong rừng, qua các khe suối nhỏ, các gốc cây bám rễ sâu vào lòng đất sẽ tới Tịnh thất Tây Thiên. Cảnh vật nơi đây tinh khôi, nguyên sơ và u tịch. Tịnh thất Tây Thiên ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ của ba sư cô trẻ ẩn tu, sau đó phát triển rộng rãi theo pháp môn Mật tông Tây Tạng của dòng truyền thừa Drukpa nhưng chỉ nhận sư nữ. Dòng truyền thừa này đã có lịch sử trên 800 năm, qua 12 đời Pháp vương với vô số hành giả, trải rộng từ Á sang Âu. Đã có 12 vị ni sư Tây Thiên được cử đi cầu pháp, thọ học các nghi quỹ và pháp tu Mật tông ở một ni viện tại Nepal. Mọi sinh hoạt và tu tập của chư ni đều do ba vị chức sự quản lý và điều hành dưới sự lãnh đạo của một sư bà, trong đó, một vị chịu trách nhiệm về nghi lễ và đời sống ni chúng, một vị chịu trách nhiệm về giáo dục và một vị chịu trách nhiệm về ngoại giao.

Vẫn từ đền Cô, tiếp tục theo những bậc thang đi khoảng 1,5 km nữa là tới khu di tích đền Thượng nằm giữa cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ với mây mù, thông reo, chim hót. Đền Thượng có từ đời vua Hùng Vương thứ 7 và được xây dựng, tu bổ lại vào năm 2009. Trong đền còn lưu giữ nhiều hoành phi và câu đối có giá trị.

Quần thể di tích Tây Thiên nằm cách Hà Nội 75 km về phía Tây Bắc, là một quần thể phức hợp về văn hóa, du lịch và tín ngưỡng. Năm 1991, Tây Thiên đã vinh dự được Nhà nước xếp hạng là Di tích danh thắng cấp Quốc gia và được tỉnh Vĩnh Phúc quy hoạch thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Ngoài vấn đề giao thông thuận lợi, các di tích được tu bổ và sửa sang thì tại Tây Thiên, dự án Cáp treo Tây Thiên đang được tiến hành và sẽ đưa vào hoạt động trong tháng 2/2012 sẽ là những điểm thu hút đông đảo khách du lịch tới với địa danh này.

Trong phạm vi chiều dài 11km, chiều ngang 1km của khu di tích tập trung 8 ngôi đền, chùa cổ, nằm ẩn mình dưới những cánh rừng già dọc theo con suối Tây Thiên ào ạt qua những thác ghềnh từ trên núi cao đổ xuống đồng bằng.

Kính thưa quý khách! Để tiếp tục chuyến tham quan ngày hôm nay, Tôi (em, cháu…) sẽ giới thiệu về cảnh quan tại nơi đất phật. Đó là những cảnh quan ko thể tách rời đối với 1 quần thể di tích lớn như Tây Thiên.

Bước vào khu di tích du khách bắt gặp cây đa chín cội ngả bóng mát xuống Hữu Huyền Cung (nhân dân vẫn quen gọi là đền Thõng). Phía sau là dòng suối Giải Oan (còn gọi là Bát Nhã Tuyền). Ngược lên phía trên là Thác Bạc - dòng nước thơm của núi rừng Tây Thiên, với độ cao hơn 40m nước đổ xuống trắng xoá như giát bạc, chảy ra hợp lưu với suối vàng ở Hồ Sen rồi chảy ra khe Giải Oan. Ngược lên Đầm Sen, Ao Dứa, núi Rùng Rình, nơi đây còn lưu giữ một hệ động thực vật rất có giá trị. Từ đây ngược lên khoảng 3 cây số nữa sẽ tới chùa Đồng Cổ, đúc toàn bằng đồng tốt. Trong chùa thờ hai tượng Phật, cho tới nay niên đại và lai lịch về hai pho tượng này vẫn là một bí ẩn mà các nhà khảo cổ học vẫn chưa tìm ra lời giải.

Thiên nhiên Tây Thiên còn góp phần vào việc kiến tạo nên vẻ đẹp của các đình, chùa. Cây đa trở thành hình ảnh quen thuộc, xuất hiện tại bất cứ di tích nào thuộc quần thể này. Ở lối vào đền Thõng dưới chân núi, một phần rễ của cây đa chín cội vẫn sừng sững đứng đó, thách thức thời gian và trở thành “vị thần gác cửa” uy nghiêm cho ngôi đền. Độc đáo hơn, đền Cậu được xây dựng ngay trong lòng núi, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên. Đây cũng là một cách để tỏ lòng thành kính với vị thần núi – vị thần Mẹ nơi đây, tức Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu tối linh đại vương – Đệ nhất thượng đẳng phúc thần, hay còn gọi là Quốc Mẫu Tây Thiên.

Rừng Tây Thiên có những cây thông đã sống đến ngàn năm tuổi. Hệ động vật Tây Thiên cũng khá phong phú, có 4 lớp, 26 bộ, 86 họ và 281 loài, trong đó có những loài động vật quý hiếm như rùa vàng, gà lôi trắng, voọc đen má trắng, voọc mũi hếch, cá cóc Tam Đảo… Sự đa dạng sinh học cùng với hệ thống các đình chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ khiến Tây Thiên có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch và các nhà nghiên cứu.

Lê Quý Đôn trong "Kiến văn tiểu lục" đã nói về Tây Thiên: "…bên dưới sắc nước như chàm, sâu thẳm không thấy đáy; sườn núi có chùa Tây Thiên Cổ Tự, tre xanh, thông tốt, cảnh sắc thanh nhã, rộng rãi, trên đỉnh núi cao lại có chùa Đồng Cổ, vừa lên vừa xuống phải mất hai ngày, từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi đến hồ sen, nước xanh biếc, trong hồ có thứ đá lạ và có sen đỏ, hoa nở bốn mùa".

Tây Thiên là một quần thể kiến trúc cổ xưa với chùa, đền, miếu, bia đá... mang đậm dấu ấn của lịch sử và văn hóa cùng với đại danh lam thắng cảnh Tây Thiên với núi cao rừng thẳm, suối thác hữu tình còn là trung tâm Phật giáo rộng lớn và ra đời sớm nhất ở Việt Nam.

Trong phạm vi chiều dài 11km, chiều ngang 1km của khu di tích tập trung 8 ngôi đền, chùa cổ, nằm ẩn mình dưới những cánh rừng già dọc theo con suối Tây Thiên ào ạt qua những thác ghềnh từ trên núi cao đổ xuống đồng bằng. Các dấu tích còn lại của những ngôi chùa như: chùa Tiên, chùa Thượng (tức chùa Tây Thiên), chùa Phù Nghì, chùa Đồng Cổ, các ngôi mộ cổ của các vị sư từng trụ trì tại đây, một số mô-típ văn hoa gốm sứ trang trí còn sót lại cũng xác định được niên đại của chúng từ thời Lý, Trần. Theo một số sử liệu liên quan thì “từ thời các vua Hùng tại Tây Thiên đã có ba ngôi chùa cổ: Hoa Long Thiền Tự, Thiên Quang Thiền Tự, Thiên Ân Thiền Tự”.

Có lẽ bởi sự gắn kết giữa thiên nhiên và tín ngưỡng đó mà người ta dễ dàng tìm thấy được ở Tây Thiên sự bình yên trong tâm hồn.

Như vậy, tôi (em, cháu…) đã giới thiệu tới quý khách về chuyến tham quan, tìm hiểu về quần thể khu di tích danh thắng Tây Thiên để quý khách biết rõ hơn về các điểm di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên nơi đây.

Cuối cùng tôi (em, cháu…) xin chúc đoàn mình luôn khỏe mạnh sau chuyến tham quan đầy bổ ích và thú vị ngày hôm nay. Xin hẹn gặp lại quý khách!

BÀI GIỚI THIỆU VỀ KHU DI TÍCH DANH THẮNG TÂY THIÊN

19/08/2013

Xin chào mừng quý khách (các bác, cô, chú, anh, chị…) đến từ …(cơ quan, đoàn thể…) đến với khu di tích danh thắng Tây Thiên, thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.

Tôi (em, cháu…) xin tự giới thiệu, tên tôi (em, cháu…) là…, cán bộ của khu di tích danh thắng Tây Thiên. Hôm nay tôi (em, cháu…) rất vinh dự được làm hướng dân viên cho đoàn của chúng ta tham quan, tìm hiểu về quần thể khu di tích danh thắng Tây Thiên.

“Ai lên ngắm cảnh Tây Thiên, mải mê thưởng ngoạn chớ quên đường về".

Kính thưa quý đoàn! Sau đây Tôi (em, cháu…) xin được giới thiệu tới đoàn chúng ta về nguồn gốc của hệ thống di tích danh thắng Tây Thiên.

Khu danh thắng Tây Thiên có diện tích khoảng 148ha, thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tây Thiên nằm trên sườn ngọn núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo. Tương truyền từ xa xưa, Ngài Khương Tăng Hội - một nhà tu hành Ấn Độ trong chuyến viễn du sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật.

Tên gọi Tây Thiên mang ý nghĩa là “nơi các nhà sư Tây Thiên (Ấn Độ) tu hành”, được đặt để ghi nhớ giáo đoàn đầu tiên tới từ Ấn Độ vào Việt Nam truyền đạo. Vào thế kỷ III trước công nguyên, phái bộ thứ tám của vua A Dục đã tới nơi đây hoằng dương Phật pháp. Bị thu hút bởi cảnh sắc núi non liên hoàn hùng vĩ và u nhã, có suối chảy nước trong, thác ghềnh, non cao, rừng rậm, giáo đoàn đã dừng chân tu hành, xây dựng thành Nê Lê và chùa Địa Ngục. Tới thời Trần, đây là trung tâm Phật giáo thâm uy giống như Yên Tử và Đông Triều. Các địa danh khác như Suối Giải Oan, suối Trường Sinh, chùa Đồng Cổ, rừng thông già đại thụ là nơi nhiều đời cao tăng tu tập, hành trì và viên tịch. Người ta cũng đã tìm đc 3 bia mộ đá và di cốt của Giác Linh Ngã Thiền Sư, Võng Sơn Thiền Sư, Cúc Khê Thiền Sư. Ngoài ra còn nhiều nền chùa cổ và các di chỉ hiếm hoi dưới nền đất rừng Tây Thiên được ghi lại trong sách Kiến Văn Tỉ Lục của Lê Quý Đôn.

Nơi đây cũng đã xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm lớn nhất cả nước, cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ. Theo nhiều tư liệu nghiên cứu, Tây Thiên còn là chốn tổ phật giáo Việt Nam. Vào khoảng 2300 trước Công Nguyên, nơi đây đã có chùa “Tây Thiển cổ tự.” Năm 2450 trước Công Nguyên, một lần Vua Hùng Vương thứ 7 lên núi Tam Đảo cầu tiên đã thấy ở đây có chùa thờ Phật. Xác định đây chính là cái nôi của phật giáo, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã khởi công xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm trên nền chùa cổ Thiên Ân cổ, có diện tích rộng 4,5ha, rừng ngoại vi rộng 50ha. Khi xây dựng thiền viện, các nhà khoa học còn tìm thấy hàng ngàn hiện vật có niên hiệu từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn và các di chỉ khảo cổ về phật giáo minh chứng rõ thêm về chốn tổ phật giáo.

Tây Thiên là nơi thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc.

Kính thưa quý đoàn! Để tiếp theo cuộc hành trình khám phá về những điều bí ẩn của khu danh thắng Tây Thiên, Tôi (em, cháu…) xin giới thiệu với đoàn chúng ta về những thần tích nơi đây.

Nói về vị Quốc Mẫu Tây Thiên.

Trong truyền thuyết kể rằng:

Thuở ấy đất trời còn yên ả, có một vị bộ trưởng ( tộc trưởng trong trang Đông Lộ, huyện Tam Dương, Phủ Đoan Hùng đứng đầu đạo Sơn Tây nước Văn Lang họ Năng tên Vỹ gần 40 tuổi, vợ cả ngoài 40 họ Đào tên Liễu. Ông Năng Vỹ khí tượng khôi kỳ anh hùng khoáng đạt cùng là tông phái của Vua Hùng, ông bà chưa có con. Một ngày 2 người lên núi Tam Đảo, đi về phía Nam, tới chùa Tây Thiên dâng hương cầu tự, khi đó mặt trời đã xế chiều nên nằm ngủ lại để cầu mộng ứng.

Trong giấc ngủ Thị Đào bàng hoàng thấy mây ngũ sắc bay lượn trong chùa, hương đưa ngào ngạt, trong giải mây vòng có 7 nàng tiên xiêm y sặc sỡ, người hát người múa, đàn nhạc thi ca thiết tấu lừng trời. Đào Thị sực tỉnh giấc mơ, biết ứng điềm lành từ đó thấy trong người chuyển động mang thai đến ngày 10 tháng 5 năm Giáp thân thì sinh hạ một cô con gái khi đó sáng tỏ huy hoàng, hào quang sáng lạn, gió hương ngào ngạt, khí lành bao tỏa cả 9 phương trời.

Mới đầy tháng mà đứa trẻ dung mạo kỳ tứ, đoan trang, nguyệt thẹn hoa nhường. Lên 1 tuổi biết nói, lên 6 tuổi đã thông thạo âm luật mệnh danh là tiên, còn gọi là xích cảm.

Đó là người con gái nhan sắc thuộc dòng dõi Rồng tiên, được cha mẹ hết lòng yêu thương. Năm 11, 12 tuổi đã nữ công, nữ tắc không gì là không biết. Đến năm 20 tuổi khí lực nàng dũng mãnh, tài lược hơn người, hào kiệt trong động và các huyện trong vùng đều vui mừng và thán phục. Nàng lại có phép lạ thần thông xuất quỷ nhập thần biến hóa khôn lường. Khi đất nước có giặc ngoại xâm bà đã đứng ra kêu gọi trai đinh trong vùng 3000 tướng sĩ đến Phong Châu - Việt Trì giúp nước. Hùng Vương cảm kích trước bậc quần hoa hào kiệt bèn gia tăng thêm 10 vạn tinh binh, 3000 kỵ binh. Sau khi dẹp xong giặc Thục bà được phong là Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương.

Đất nước hòa bình, bà trở về Đông Lộ, lập ra các cung ở để du ngoạn.

Tả cung ở xã Quan Nội, hữu cung ở 2 xã Quan Đình, Nhân Lí, Hạ cung ở xã Khuyết Trung, nơi ở là Tây Thiên trên núi Tam Đảo.

Nơi chùa Tây thiên bà ở bỗng thấy mây ngũ sắc chuyển vần từ trên trời xuống, bỗng trong mây xuất hiện chiếu chỉ của Thượng đế đòi công chúa về trời. Công chúa bèn tắm gội xong cùng thiên sứ thăng tâu vua Hùng, để đáp lại người có công triều đình đã sai quan tứ tế tặng “ Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương, đệ nhất thượng đẳng phúc thần”. Bốn mùa cúng tên, muôn thuở ghi lòng. Các nơi lập miếu ghi rõ công lao truyền trải các đời truyền tới Đinh - Lê - Lý - Trần, phàm các triều khai sáng đều làm lễ tế.

“Tam Đảo trời sinh 1 đóa hoa tiên

Lúc sống phò Vua Hùng, lúc thác hóa về trời phò thượng đế.

Nhan sắc má hồng, làm rung động cả núi sông

Sắc nước hương trời thật hiếm có

Tiếng thơm để lại rạng rỡ tới muôn đời.

Đất Tam Dương dấu tích vẫn còn ghi

Nay mừng vì đất Đông Lộ sinh thần nữ

Người giúp xã tắc sơn hà được yên vui”.

Trên đây là câu truyện truyền thuyết ở xã Đại Đình được chép lại qua nhiều thời gian, nhiều thế hệ.

Kính thưa quý khách! Tiếp theo nữa mà Tôi (em, cháu…) muốn giới thiệu tới chúng ta là hệ thống các di tích Tây Thiên.

Tây Thiên là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa, bao gồm hệ thống các đình, chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ. Bên cạnh những ngôi đền nổi tiếng như đền Thượng, đền Thõng, đền Mẫu Sinh thì Tây Thiên còn có đền Cậu, đền Cô đầy bí ẩn và linh thiêng. Đây sẽ là một điểm lý tưởng, hứa hẹn nhiều bất ngờ và thú vị trong mùa lễ hội.

Trong khoảng chiều dài 11km, chiều ngang 1km, quần thể di tích Tây Thiên tập trung mật độ lớn dấu vết cũ cũng như các công trình văn hóa, các địa chỉ có giá trị nghiên cứu khảo cổ học, được tạo thành bởi hệ thống phức hợp đền, chùa, thảo am thờ Mẫu và thờ Phật cùng phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp phân bố trên ngọn Thạch Bàn của dãy núi Tam Đảo. Vì thế, từ rất lâu, đây không chỉ là nơi hấp dẫn du khách đến thưởng ngoạn phong cảnh mà còn là một biểu tượng cho đời sống tâm linh, tín ngưỡng tại Việt Nam.

Điểm dừng chân đầu tiên của khách hành hương tại Tây Thiên là đền Thõng, hay còn gọi là đền Trình. Đền Thõng được coi là “cửa ngõ” dẫn lên khu di tích đền Thượng trên đỉnh núi. Ngôi đền hiện tại được xây dựng vào năm 1998 theo kết cấu chữ đinh trên nền ngôi đền cũ, hướng ra không gian rộng lớn với cây đa chín cội sừng sững trước cửa đền như một chứng nhân lịch sử linh thiêng. Tại đền còn lưu giữ một bia đá 4 mặt từ năm Bảo Thái thứ 5 (1723) ghi nhận nơi đây là “Tam Đảo linh sơn”, một quả chuông đúc vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), một bản thần tích vào năm Bảo Đại thứ 12 (1937), một khánh đồng và một số hoành phi, câu đối. Đây là các chứng tích lịch sử – văn hoá rất giá trị, khẳng định sự quan tâm của nhiều triều đại đối với danh thắng Tây Thiên cũng như vị thế “địa linh bậc nhất” cả nước của quần thể di tích này.

Qua đền Thõng là tới đền Cậu. Đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh, tương truyền là nơi “Cậu” ngự lại chiêu mộ và nuôi quân để đi theo phò Quốc Mẫu. Đền vừa được tu sửa lại vào năm 1993. Quãng đường từ đền Thỏng tới đền Cậu chỉ khoảng hơn 1km với hai hàng cây xanh mát, những mái nhà dân lúp xúp xen lẫn trong sắc vàng của những vườn cải đang trổ hoa dọc con suối nhỏ. Người ta lên đền Cậu để cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ và những nguyện ước tốt đẹp về mặt tình duyên và con cái. Đó chắc chắn sẽ là khởi đầu tốt nhất cho mỗi người khi đến với Tây Thiên.

Từ đền Cậu đi thêm khoảng 2 km nữa sẽ đến đền Cô. Đền Cô cũng có niên đại lâu đời và hiện đang thờ Cô Bé, tương truyền là một vị con nhà Trời đã cùng Quốc Mẫu giúp dân giúp nước. Cảnh sắc nơi đây thanh nhã, khoáng đãng và yên bình với thảm thực vật phong phú cùng khí hậu quanh năm trong lành, mát mẻ. Dòng suối Giải Oan cùng giếng nước cổ sát chân đền tăng thêm vẻ tịch mịch và thanh tĩnh cho không gian nơi đây. Rất nhiều khách hành hương từng đến đền Cô đã thừa nhận rằng “suối và giếng này rất thiêng”. Nếu ai lấy nước từ đó dâng lên cùng lễ vật rồi uống sẽ thấy trong lòng thư thái, thanh thản và tịnh tâm đến lạ lùng.

Từ đền Cô, men theo một lối rẽ quanh co trong rừng, qua các khe suối nhỏ, các gốc cây bám rễ sâu vào lòng đất sẽ tới Tịnh thất Tây Thiên. Cảnh vật nơi đây tinh khôi, nguyên sơ và u tịch. Tịnh thất Tây Thiên ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ của ba sư cô trẻ ẩn tu, sau đó phát triển rộng rãi theo pháp môn Mật tông Tây Tạng của dòng truyền thừa Drukpa nhưng chỉ nhận sư nữ. Dòng truyền thừa này đã có lịch sử trên 800 năm, qua 12 đời Pháp vương với vô số hành giả, trải rộng từ Á sang Âu. Đã có 12 vị ni sư Tây Thiên được cử đi cầu pháp, thọ học các nghi quỹ và pháp tu Mật tông ở một ni viện tại Nepal. Mọi sinh hoạt và tu tập của chư ni đều do ba vị chức sự quản lý và điều hành dưới sự lãnh đạo của một sư bà, trong đó, một vị chịu trách nhiệm về nghi lễ và đời sống ni chúng, một vị chịu trách nhiệm về giáo dục và một vị chịu trách nhiệm về ngoại giao.

Vẫn từ đền Cô, tiếp tục theo những bậc thang đi khoảng 1,5 km nữa là tới khu di tích đền Thượng nằm giữa cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ với mây mù, thông reo, chim hót. Đền Thượng có từ đời vua Hùng Vương thứ 7 và được xây dựng, tu bổ lại vào năm 2009. Trong đền còn lưu giữ nhiều hoành phi và câu đối có giá trị.

Quần thể di tích Tây Thiên nằm cách Hà Nội 75 km về phía Tây Bắc, là một quần thể phức hợp về văn hóa, du lịch và tín ngưỡng. Năm 1991, Tây Thiên đã vinh dự được Nhà nước xếp hạng là Di tích danh thắng cấp Quốc gia và được tỉnh Vĩnh Phúc quy hoạch thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Ngoài vấn đề giao thông thuận lợi, các di tích được tu bổ và sửa sang thì tại Tây Thiên, dự án Cáp treo Tây Thiên đang được tiến hành và sẽ đưa vào hoạt động trong tháng 2/2012 sẽ là những điểm thu hút đông đảo khách du lịch tới với địa danh này.

Trong phạm vi chiều dài 11km, chiều ngang 1km của khu di tích tập trung 8 ngôi đền, chùa cổ, nằm ẩn mình dưới những cánh rừng già dọc theo con suối Tây Thiên ào ạt qua những thác ghềnh từ trên núi cao đổ xuống đồng bằng.

Kính thưa quý khách! Để tiếp tục chuyến tham quan ngày hôm nay, Tôi (em, cháu…) sẽ giới thiệu về cảnh quan tại nơi đất phật. Đó là những cảnh quan ko thể tách rời đối với 1 quần thể di tích lớn như Tây Thiên.

Bước vào khu di tích du khách bắt gặp cây đa chín cội ngả bóng mát xuống Hữu Huyền Cung (nhân dân vẫn quen gọi là đền Thõng). Phía sau là dòng suối Giải Oan (còn gọi là Bát Nhã Tuyền). Ngược lên phía trên là Thác Bạc - dòng nước thơm của núi rừng Tây Thiên, với độ cao hơn 40m nước đổ xuống trắng xoá như giát bạc, chảy ra hợp lưu với suối vàng ở Hồ Sen rồi chảy ra khe Giải Oan. Ngược lên Đầm Sen, Ao Dứa, núi Rùng Rình, nơi đây còn lưu giữ một hệ động thực vật rất có giá trị. Từ đây ngược lên khoảng 3 cây số nữa sẽ tới chùa Đồng Cổ, đúc toàn bằng đồng tốt. Trong chùa thờ hai tượng Phật, cho tới nay niên đại và lai lịch về hai pho tượng này vẫn là một bí ẩn mà các nhà khảo cổ học vẫn chưa tìm ra lời giải.

Thiên nhiên Tây Thiên còn góp phần vào việc kiến tạo nên vẻ đẹp của các đình, chùa. Cây đa trở thành hình ảnh quen thuộc, xuất hiện tại bất cứ di tích nào thuộc quần thể này. Ở lối vào đền Thõng dưới chân núi, một phần rễ của cây đa chín cội vẫn sừng sững đứng đó, thách thức thời gian và trở thành “vị thần gác cửa” uy nghiêm cho ngôi đền. Độc đáo hơn, đền Cậu được xây dựng ngay trong lòng núi, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên. Đây cũng là một cách để tỏ lòng thành kính với vị thần núi – vị thần Mẹ nơi đây, tức Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu tối linh đại vương – Đệ nhất thượng đẳng phúc thần, hay còn gọi là Quốc Mẫu Tây Thiên.

Rừng Tây Thiên có những cây thông đã sống đến ngàn năm tuổi. Hệ động vật Tây Thiên cũng khá phong phú, có 4 lớp, 26 bộ, 86 họ và 281 loài, trong đó có những loài động vật quý hiếm như rùa vàng, gà lôi trắng, voọc đen má trắng, voọc mũi hếch, cá cóc Tam Đảo… Sự đa dạng sinh học cùng với hệ thống các đình chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ khiến Tây Thiên có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch và các nhà nghiên cứu.

Lê Quý Đôn trong "Kiến văn tiểu lục" đã nói về Tây Thiên: "…bên dưới sắc nước như chàm, sâu thẳm không thấy đáy; sườn núi có chùa Tây Thiên Cổ Tự, tre xanh, thông tốt, cảnh sắc thanh nhã, rộng rãi, trên đỉnh núi cao lại có chùa Đồng Cổ, vừa lên vừa xuống phải mất hai ngày, từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi đến hồ sen, nước xanh biếc, trong hồ có thứ đá lạ và có sen đỏ, hoa nở bốn mùa".

Tây Thiên là một quần thể kiến trúc cổ xưa với chùa, đền, miếu, bia đá... mang đậm dấu ấn của lịch sử và văn hóa cùng với đại danh lam thắng cảnh Tây Thiên với núi cao rừng thẳm, suối thác hữu tình còn là trung tâm Phật giáo rộng lớn và ra đời sớm nhất ở Việt Nam.

Trong phạm vi chiều dài 11km, chiều ngang 1km của khu di tích tập trung 8 ngôi đền, chùa cổ, nằm ẩn mình dưới những cánh rừng già dọc theo con suối Tây Thiên ào ạt qua những thác ghềnh từ trên núi cao đổ xuống đồng bằng. Các dấu tích còn lại của những ngôi chùa như: chùa Tiên, chùa Thượng (tức chùa Tây Thiên), chùa Phù Nghì, chùa Đồng Cổ, các ngôi mộ cổ của các vị sư từng trụ trì tại đây, một số mô-típ văn hoa gốm sứ trang trí còn sót lại cũng xác định được niên đại của chúng từ thời Lý, Trần. Theo một số sử liệu liên quan thì “từ thời các vua Hùng tại Tây Thiên đã có ba ngôi chùa cổ: Hoa Long Thiền Tự, Thiên Quang Thiền Tự, Thiên Ân Thiền Tự”.

Có lẽ bởi sự gắn kết giữa thiên nhiên và tín ngưỡng đó mà người ta dễ dàng tìm thấy được ở Tây Thiên sự bình yên trong tâm hồn.

Như vậy, tôi (em, cháu…) đã giới thiệu tới quý khách về chuyến tham quan, tìm hiểu về quần thể khu di tích danh thắng Tây Thiên để quý khách biết rõ hơn về các điểm di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên nơi đây.

Cuối cùng tôi (em, cháu…) xin chúc đoàn mình luôn khỏe mạnh sau chuyến tham quan đầy bổ ích và thú vị ngày hôm nay. Xin hẹn gặp lại quý khách!

BÀI GIỚI THIỆU VỀ KHU DI TÍCH DANH THẮNG TÂY THIÊN

19/08/2013

Xin chào mừng quý khách (các bác, cô, chú, anh, chị…) đến từ …(cơ quan, đoàn thể…) đến với khu di tích danh thắng Tây Thiên, thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.

Tôi (em, cháu…) xin tự giới thiệu, tên tôi (em, cháu…) là…, cán bộ của khu di tích danh thắng Tây Thiên. Hôm nay tôi (em, cháu…) rất vinh dự được làm hướng dân viên cho đoàn của chúng ta tham quan, tìm hiểu về quần thể khu di tích danh thắng Tây Thiên.

“Ai lên ngắm cảnh Tây Thiên, mải mê thưởng ngoạn chớ quên đường về".

Kính thưa quý đoàn! Sau đây Tôi (em, cháu…) xin được giới thiệu tới đoàn chúng ta về nguồn gốc của hệ thống di tích danh thắng Tây Thiên.

Khu danh thắng Tây Thiên có diện tích khoảng 148ha, thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tây Thiên nằm trên sườn ngọn núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo. Tương truyền từ xa xưa, Ngài Khương Tăng Hội - một nhà tu hành Ấn Độ trong chuyến viễn du sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật.

Tên gọi Tây Thiên mang ý nghĩa là “nơi các nhà sư Tây Thiên (Ấn Độ) tu hành”, được đặt để ghi nhớ giáo đoàn đầu tiên tới từ Ấn Độ vào Việt Nam truyền đạo. Vào thế kỷ III trước công nguyên, phái bộ thứ tám của vua A Dục đã tới nơi đây hoằng dương Phật pháp. Bị thu hút bởi cảnh sắc núi non liên hoàn hùng vĩ và u nhã, có suối chảy nước trong, thác ghềnh, non cao, rừng rậm, giáo đoàn đã dừng chân tu hành, xây dựng thành Nê Lê và chùa Địa Ngục. Tới thời Trần, đây là trung tâm Phật giáo thâm uy giống như Yên Tử và Đông Triều. Các địa danh khác như Suối Giải Oan, suối Trường Sinh, chùa Đồng Cổ, rừng thông già đại thụ là nơi nhiều đời cao tăng tu tập, hành trì và viên tịch. Người ta cũng đã tìm đc 3 bia mộ đá và di cốt của Giác Linh Ngã Thiền Sư, Võng Sơn Thiền Sư, Cúc Khê Thiền Sư. Ngoài ra còn nhiều nền chùa cổ và các di chỉ hiếm hoi dưới nền đất rừng Tây Thiên được ghi lại trong sách Kiến Văn Tỉ Lục của Lê Quý Đôn.

Nơi đây cũng đã xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm lớn nhất cả nước, cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ. Theo nhiều tư liệu nghiên cứu, Tây Thiên còn là chốn tổ phật giáo Việt Nam. Vào khoảng 2300 trước Công Nguyên, nơi đây đã có chùa “Tây Thiển cổ tự.” Năm 2450 trước Công Nguyên, một lần Vua Hùng Vương thứ 7 lên núi Tam Đảo cầu tiên đã thấy ở đây có chùa thờ Phật. Xác định đây chính là cái nôi của phật giáo, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã khởi công xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm trên nền chùa cổ Thiên Ân cổ, có diện tích rộng 4,5ha, rừng ngoại vi rộng 50ha. Khi xây dựng thiền viện, các nhà khoa học còn tìm thấy hàng ngàn hiện vật có niên hiệu từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn và các di chỉ khảo cổ về phật giáo minh chứng rõ thêm về chốn tổ phật giáo.

Tây Thiên là nơi thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc.

Kính thưa quý đoàn! Để tiếp theo cuộc hành trình khám phá về những điều bí ẩn của khu danh thắng Tây Thiên, Tôi (em, cháu…) xin giới thiệu với đoàn chúng ta về những thần tích nơi đây.

Nói về vị Quốc Mẫu Tây Thiên.

Trong truyền thuyết kể rằng:

Thuở ấy đất trời còn yên ả, có một vị bộ trưởng ( tộc trưởng trong trang Đông Lộ, huyện Tam Dương, Phủ Đoan Hùng đứng đầu đạo Sơn Tây nước Văn Lang họ Năng tên Vỹ gần 40 tuổi, vợ cả ngoài 40 họ Đào tên Liễu. Ông Năng Vỹ khí tượng khôi kỳ anh hùng khoáng đạt cùng là tông phái của Vua Hùng, ông bà chưa có con. Một ngày 2 người lên núi Tam Đảo, đi về phía Nam, tới chùa Tây Thiên dâng hương cầu tự, khi đó mặt trời đã xế chiều nên nằm ngủ lại để cầu mộng ứng.

Trong giấc ngủ Thị Đào bàng hoàng thấy mây ngũ sắc bay lượn trong chùa, hương đưa ngào ngạt, trong giải mây vòng có 7 nàng tiên xiêm y sặc sỡ, người hát người múa, đàn nhạc thi ca thiết tấu lừng trời. Đào Thị sực tỉnh giấc mơ, biết ứng điềm lành từ đó thấy trong người chuyển động mang thai đến ngày 10 tháng 5 năm Giáp thân thì sinh hạ một cô con gái khi đó sáng tỏ huy hoàng, hào quang sáng lạn, gió hương ngào ngạt, khí lành bao tỏa cả 9 phương trời.

Mới đầy tháng mà đứa trẻ dung mạo kỳ tứ, đoan trang, nguyệt thẹn hoa nhường. Lên 1 tuổi biết nói, lên 6 tuổi đã thông thạo âm luật mệnh danh là tiên, còn gọi là xích cảm.

Đó là người con gái nhan sắc thuộc dòng dõi Rồng tiên, được cha mẹ hết lòng yêu thương. Năm 11, 12 tuổi đã nữ công, nữ tắc không gì là không biết. Đến năm 20 tuổi khí lực nàng dũng mãnh, tài lược hơn người, hào kiệt trong động và các huyện trong vùng đều vui mừng và thán phục. Nàng lại có phép lạ thần thông xuất quỷ nhập thần biến hóa khôn lường. Khi đất nước có giặc ngoại xâm bà đã đứng ra kêu gọi trai đinh trong vùng 3000 tướng sĩ đến Phong Châu - Việt Trì giúp nước. Hùng Vương cảm kích trước bậc quần hoa hào kiệt bèn gia tăng thêm 10 vạn tinh binh, 3000 kỵ binh. Sau khi dẹp xong giặc Thục bà được phong là Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương.

Đất nước hòa bình, bà trở về Đông Lộ, lập ra các cung ở để du ngoạn.

Tả cung ở xã Quan Nội, hữu cung ở 2 xã Quan Đình, Nhân Lí, Hạ cung ở xã Khuyết Trung, nơi ở là Tây Thiên trên núi Tam Đảo.

Nơi chùa Tây thiên bà ở bỗng thấy mây ngũ sắc chuyển vần từ trên trời xuống, bỗng trong mây xuất hiện chiếu chỉ của Thượng đế đòi công chúa về trời. Công chúa bèn tắm gội xong cùng thiên sứ thăng tâu vua Hùng, để đáp lại người có công triều đình đã sai quan tứ tế tặng “ Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương, đệ nhất thượng đẳng phúc thần”. Bốn mùa cúng tên, muôn thuở ghi lòng. Các nơi lập miếu ghi rõ công lao truyền trải các đời truyền tới Đinh - Lê - Lý - Trần, phàm các triều khai sáng đều làm lễ tế.

“Tam Đảo trời sinh 1 đóa hoa tiên

Lúc sống phò Vua Hùng, lúc thác hóa về trời phò thượng đế.

Nhan sắc má hồng, làm rung động cả núi sông

Sắc nước hương trời thật hiếm có

Tiếng thơm để lại rạng rỡ tới muôn đời.

Đất Tam Dương dấu tích vẫn còn ghi

Nay mừng vì đất Đông Lộ sinh thần nữ

Người giúp xã tắc sơn hà được yên vui”.

Trên đây là câu truyện truyền thuyết ở xã Đại Đình được chép lại qua nhiều thời gian, nhiều thế hệ.

Kính thưa quý khách! Tiếp theo nữa mà Tôi (em, cháu…) muốn giới thiệu tới chúng ta là hệ thống các di tích Tây Thiên.

Tây Thiên là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa, bao gồm hệ thống các đình, chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ. Bên cạnh những ngôi đền nổi tiếng như đền Thượng, đền Thõng, đền Mẫu Sinh thì Tây Thiên còn có đền Cậu, đền Cô đầy bí ẩn và linh thiêng. Đây sẽ là một điểm lý tưởng, hứa hẹn nhiều bất ngờ và thú vị trong mùa lễ hội.

Trong khoảng chiều dài 11km, chiều ngang 1km, quần thể di tích Tây Thiên tập trung mật độ lớn dấu vết cũ cũng như các công trình văn hóa, các địa chỉ có giá trị nghiên cứu khảo cổ học, được tạo thành bởi hệ thống phức hợp đền, chùa, thảo am thờ Mẫu và thờ Phật cùng phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp phân bố trên ngọn Thạch Bàn của dãy núi Tam Đảo. Vì thế, từ rất lâu, đây không chỉ là nơi hấp dẫn du khách đến thưởng ngoạn phong cảnh mà còn là một biểu tượng cho đời sống tâm linh, tín ngưỡng tại Việt Nam.

Điểm dừng chân đầu tiên của khách hành hương tại Tây Thiên là đền Thõng, hay còn gọi là đền Trình. Đền Thõng được coi là “cửa ngõ” dẫn lên khu di tích đền Thượng trên đỉnh núi. Ngôi đền hiện tại được xây dựng vào năm 1998 theo kết cấu chữ đinh trên nền ngôi đền cũ, hướng ra không gian rộng lớn với cây đa chín cội sừng sững trước cửa đền như một chứng nhân lịch sử linh thiêng. Tại đền còn lưu giữ một bia đá 4 mặt từ năm Bảo Thái thứ 5 (1723) ghi nhận nơi đây là “Tam Đảo linh sơn”, một quả chuông đúc vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), một bản thần tích vào năm Bảo Đại thứ 12 (1937), một khánh đồng và một số hoành phi, câu đối. Đây là các chứng tích lịch sử – văn hoá rất giá trị, khẳng định sự quan tâm của nhiều triều đại đối với danh thắng Tây Thiên cũng như vị thế “địa linh bậc nhất” cả nước của quần thể di tích này.

Qua đền Thõng là tới đền Cậu. Đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh, tương truyền là nơi “Cậu” ngự lại chiêu mộ và nuôi quân để đi theo phò Quốc Mẫu. Đền vừa được tu sửa lại vào năm 1993. Quãng đường từ đền Thỏng tới đền Cậu chỉ khoảng hơn 1km với hai hàng cây xanh mát, những mái nhà dân lúp xúp xen lẫn trong sắc vàng của những vườn cải đang trổ hoa dọc con suối nhỏ. Người ta lên đền Cậu để cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ và những nguyện ước tốt đẹp về mặt tình duyên và con cái. Đó chắc chắn sẽ là khởi đầu tốt nhất cho mỗi người khi đến với Tây Thiên.

Từ đền Cậu đi thêm khoảng 2 km nữa sẽ đến đền Cô. Đền Cô cũng có niên đại lâu đời và hiện đang thờ Cô Bé, tương truyền là một vị con nhà Trời đã cùng Quốc Mẫu giúp dân giúp nước. Cảnh sắc nơi đây thanh nhã, khoáng đãng và yên bình với thảm thực vật phong phú cùng khí hậu quanh năm trong lành, mát mẻ. Dòng suối Giải Oan cùng giếng nước cổ sát chân đền tăng thêm vẻ tịch mịch và thanh tĩnh cho không gian nơi đây. Rất nhiều khách hành hương từng đến đền Cô đã thừa nhận rằng “suối và giếng này rất thiêng”. Nếu ai lấy nước từ đó dâng lên cùng lễ vật rồi uống sẽ thấy trong lòng thư thái, thanh thản và tịnh tâm đến lạ lùng.

Từ đền Cô, men theo một lối rẽ quanh co trong rừng, qua các khe suối nhỏ, các gốc cây bám rễ sâu vào lòng đất sẽ tới Tịnh thất Tây Thiên. Cảnh vật nơi đây tinh khôi, nguyên sơ và u tịch. Tịnh thất Tây Thiên ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ của ba sư cô trẻ ẩn tu, sau đó phát triển rộng rãi theo pháp môn Mật tông Tây Tạng của dòng truyền thừa Drukpa nhưng chỉ nhận sư nữ. Dòng truyền thừa này đã có lịch sử trên 800 năm, qua 12 đời Pháp vương với vô số hành giả, trải rộng từ Á sang Âu. Đã có 12 vị ni sư Tây Thiên được cử đi cầu pháp, thọ học các nghi quỹ và pháp tu Mật tông ở một ni viện tại Nepal. Mọi sinh hoạt và tu tập của chư ni đều do ba vị chức sự quản lý và điều hành dưới sự lãnh đạo của một sư bà, trong đó, một vị chịu trách nhiệm về nghi lễ và đời sống ni chúng, một vị chịu trách nhiệm về giáo dục và một vị chịu trách nhiệm về ngoại giao.

Vẫn từ đền Cô, tiếp tục theo những bậc thang đi khoảng 1,5 km nữa là tới khu di tích đền Thượng nằm giữa cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ với mây mù, thông reo, chim hót. Đền Thượng có từ đời vua Hùng Vương thứ 7 và được xây dựng, tu bổ lại vào năm 2009. Trong đền còn lưu giữ nhiều hoành phi và câu đối có giá trị.

Quần thể di tích Tây Thiên nằm cách Hà Nội 75 km về phía Tây Bắc, là một quần thể phức hợp về văn hóa, du lịch và tín ngưỡng. Năm 1991, Tây Thiên đã vinh dự được Nhà nước xếp hạng là Di tích danh thắng cấp Quốc gia và được tỉnh Vĩnh Phúc quy hoạch thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Ngoài vấn đề giao thông thuận lợi, các di tích được tu bổ và sửa sang thì tại Tây Thiên, dự án Cáp treo Tây Thiên đang được tiến hành và sẽ đưa vào hoạt động trong tháng 2/2012 sẽ là những điểm thu hút đông đảo khách du lịch tới với địa danh này.

Trong phạm vi chiều dài 11km, chiều ngang 1km của khu di tích tập trung 8 ngôi đền, chùa cổ, nằm ẩn mình dưới những cánh rừng già dọc theo con suối Tây Thiên ào ạt qua những thác ghềnh từ trên núi cao đổ xuống đồng bằng.

Kính thưa quý khách! Để tiếp tục chuyến tham quan ngày hôm nay, Tôi (em, cháu…) sẽ giới thiệu về cảnh quan tại nơi đất phật. Đó là những cảnh quan ko thể tách rời đối với 1 quần thể di tích lớn như Tây Thiên.

Bước vào khu di tích du khách bắt gặp cây đa chín cội ngả bóng mát xuống Hữu Huyền Cung (nhân dân vẫn quen gọi là đền Thõng). Phía sau là dòng suối Giải Oan (còn gọi là Bát Nhã Tuyền). Ngược lên phía trên là Thác Bạc - dòng nước thơm của núi rừng Tây Thiên, với độ cao hơn 40m nước đổ xuống trắng xoá như giát bạc, chảy ra hợp lưu với suối vàng ở Hồ Sen rồi chảy ra khe Giải Oan. Ngược lên Đầm Sen, Ao Dứa, núi Rùng Rình, nơi đây cò...

Bình luận (2)