muốn giảm các vụ tai nạn giao thông xảy ra thì mỗi học sinh chúng ta phải làm gì
để phòng tránh tai nạn giao thông chúng ta cần phải làm gì ?
refer:
- Đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp và những nơi an toàn. - Khi đi muốn dừng phải quan sát kỹ phải trái và đằng sau; đi chậm lại và làm tín hiệu để người khác biết bạn định dừng. - Chấp hành đúng luật lệ thông giao: + Dừng và đi theo tín hiệu đèn.
tham khảo:
- Đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp và những nơi an toàn. - Khi đi muốn dừng phải quan sát kỹ phải trái và đằng sau; đi chậm lại và làm tín hiệu để người khác biết bạn định dừng. - Chấp hành đúng luật lệ thông giao: + Dừng và đi theo tín hiệu đèn.
muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ ,chúng ta cần làm gì ??
Các bạn giúp mình với ạ
ngắn thôi khoản vài 5 hàng -6 hàng hoặc ít hơn nhé
này môn khoa học đó
Một số giải pháp và hoạt động nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông
Như chúng ta đã biết hiện nay tai nạn giao thông (TNGT) là một trong những vấn đề nóng bổng nhất hiện nay, nguyên nhân chủ yếu là ý thức giác ngộ, tinh thần chấp hành luật lệ an toàn giao thông của một số người chưa nghiêm túc.
Như chúng ta đã biết hiện nay tai nạn giao thông (TNGT) là một trong những vấn đề nóng bổng nhất hiện nay, nguyên nhân chủ yếu là ý thức giác ngộ, tinh thần chấp hành luật lệ an toàn giao thông của một số người chưa nghiêm túc. TNGT tăng cao nguyên nhân chính là do người điều khiển phương tiện giao thông gây ra chủ yếu là phóng nhanh, vượt ẩu, tranh giành rước khách, uống rượu say, ùn tắc giao thông…Từ thực trạng vấn đề trên, tôi xin đề xuất những giải pháp và hoạt động sau nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu TNGT:
Thứ nhất: Đối với lực lượng cảnh sát giao thông là lực lượng nòng cốt đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cho nên việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân là việc làm cần thiết nhất bên cạnh việc hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đổi mới nâng cao chất lượng tuần tra theo hướng tăng cường cơ động, tuần tra kiểm soát dọc tuyến đường mình phụ trách để khi phát hiện sai phạm là lập tức giải quyết. Cần quyết liệt cưỡng chế giao thông đối với xe ôtô đỗ sai quy định, thông qua tuần tra trên các tuyến đường, khi phát hiện xe ôtô đỗ sai quy định cảnh sát giao thông phải nhanh chóng tiến hành lập hồ sơ, chụp ảnh, xác định vị trí xe đỗ và in biên lai dán vào kính xe. Có như vậy mới tạo được tính bất ngờ và hạn chế sự chủ quan của người tham gia giao thông. Mục đích là để tạo thói quen cho người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về an toàn giao thông. Bên cạnh đó cần quyết liệt chấm dứt tình trạng xin xỏ, thậm chí tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm giao thông vì các hiện tượng trên làm cho người dân mất lòng tin vào sự nghiêm minh của pháp luật thế nên mới có hiện tượng người dân chỉ sợ cảnh sát giao thông mà không sợ luật.
Thứ hai: Xử lý triệt để các lỗi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như: xe chở quá số người, chạy quá tốc độ quy định; tránh, vượt sai quy định; đi không đúng phần đường; xe hết niên hạn sử dụng, xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. Phạt thật nặng những người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép. Ngoài việc xử phạt người điều khiển phương tiện (đặc biệt là ô tô) sai phạm do kỹ thuật, chở quá khổ, quá tải, chở chất cháy, chất nổ, hàng lậu, hàng cấm... theo quy định, đeo biển số giả thì cũng cần phải làm rõ xem chiếc ô tô đó đã chạy qua bao nhiêu địa phương, qua bao nhiêu trạm kiểm soát giao thông trước đó và xem xe đó có kiểm tra xử phạt không, hình thức xử phạt thế nào, nhằm truy tìm tận gốc xem tại sao xe đó sai phạm mà vẫn được chạy, từ đó tìm ra và kỷ luật người đứng đầu trạm kiểm soát, người thực hiện nhiệm vụ kiểm soát của các trạm đó vì biết xe sai phạm mà vẫn giải quyết cho chạy.
Thứ ba: Cần phải phạt nặng tất cả đối tượng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông như họp chợ, mua bán, chăn thả gia súc, phơi rơm rạ, thóc lúa... trên các trục đường. Đồng thời cũng chỉ rõ trách nhiệm quản lý cho các ngành, các địa phương có trục lộ đi qua. Nếu cán bộ của ngành, của địa phương nơi có trục lộ đi qua không làm tròn trách nhiệm cũng phải bị xử lý kỷ luật và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ tư: Những xe không đảm bảo an toàn như xe lam, xe “độ” (công nông…) nên cấm tuyệt đối. Chúng ta sợ cấm sẽ ảnh hưởng đến đời sống của những chủ phương tiện đó nhưng lợi bất cập hại. Để giải quyết hài hoà mâu thuẫn trên, đề nghị nhà nước thu mua số xe đó (dưới dạng phế liệu để tái chế lại) với giá hỗ trợ đối với những chủ phương tiện thực sự khó khăn để họ chuyển đổi nghề nghiệp, hoặc mua phương tiện mới giống như đã hỗ trợ kinh phí để tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh dịch. Bên cạnh đó cần thống nhất các quy định, biển báo giao thông để tránh hiểu nhầm như ở thành phố lớn cho phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở các tỉnh thì không, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng người ở thành phố về tỉnh cứ rẽ phải khi đèn đỏ, tạo nên sự lộn xộn trong chấp hành Luật Giao thông.
Thứ năm: Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông: thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về tình hình trật tự an toàn giao thông; cần đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông như triển lãm panô ảnh, phát tờ rơi tuyên truyền…. Bên cạnh đó, thường xuyên khảo sát, phát hiện những bất cập mới phát sinh trong công tác tổ chức giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời, bổ sung hệ thống cọc tiêu, biển báo nguy hiểm, hạn chế tốc độ nhất là các tuyến, nút trọng điểm có nguy cơ ùn tắc, các “điểm đen” về TNGT; xây dựng lộ trình giảm phương tiện giao thông cá nhân song song với việc mở mang đường xá vì hiện nay hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng tốt các nhu cầu. Bên cạnh đó khi xảy ra ùn tắc giao thông, thông qua các phương tiện đại chúng cơ quan nhà nước có trách nhiệm nhanh chóng thông báo cho các lái xe ô tô biết nơi nào ùn tắc để đi đường khác, báo lực lượng chức năng đến giải quyết.
- nghiêm chình chấp hành Luật Giao thông đường bộ
- đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy
- đi theo tín hiệu đèn
1. Không cho trẻ dưới 12 tuổi đi xe đạp ra đường và trẻ dưới 18 tuổi đi xe máy ra đường
2. Cho trẻ đi xe vừa với tầm vóc của trẻ.
3. Không tham gia và cổ vũ đua xe
4. Luôn đội mũ bảo hiểm khi đi ra đường (cả khi đi xe đạp và xe máy). Khi sử dụng mũ bảo hiểm cần sử dụng mũ bảo hiểm đúng kích cỡ với trẻ và đội đúng cách.
5. Dạy và hướng dẫn trẻ các kỹ năng đi xe đạp, kỹ năng xử lý các tình huống trên đường. Các bậc cha mẹ, người lớn nên đi cùng với trẻ trong một thời gian để chắc rằng trẻ thực sự thực hành tốt các kỹ năng này trước khi cho trẻ tự đi xe ra đường. Các kỹ năng cần đặc biệt chú ý là:
- Dừng và quan sát kỹ trước khi đi xe ra đường, đặc biệt khi đi từ ngõ ra
- Khi muốn rẽ: Giơ tay hoặc bật đèn xi- nhan đúng cách xin rẽ, quan sát kỹ và rẽ
- Nhường đường cho người đi bộ
- Dừng và đi theo tín hiệu đèn giao thông. Khi đi muốn dừng phải quan sát kỹ phải trái và đằng sau đi chậm lại và làm tín hiệu để người khác biết bạn định dừng.
- Không lạng lách, đánh võng trên đường
- Không đi dàn hàng ngang 3 - 4
- Không đèo 2 - 3 người
- Đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, xe máy.
- Đi đúng tốc độ quy định cho từng loại xe và trên từng tuyến giao thông. Luôn giữ một khoảng cách nhất định với các xe khác để kịp có thời gian xử lý các tình huống bất ngờ.
- Tuân thủ đúng các biển báo giao thông
- Khi đi ra đường vào trời tối nên mặc quần áo bằng vải sáng màu hoặc mang theo những vật liệu phản quang, xe phải có đèn và miếng phản quang ở bàn đạp.
6. Luôn giúp trẻ đảm bảo xe họat động tốt, đặc biệt các bộ phận an toàn như phanh xe… trước khi xe ra đường.
7. Đối với người lớn:
- Trẻ <= 6 tuổi phải ngồi trong ghế có dây an toàn.
- Không vừa bế trẻ vừa đi xe
- Quan sát kỹ và bấm còi, đèn khi xe đi từ đường vào ngõ và ngược lại.
Câu hỏi 5: Làm thế nào để an toàn khi đi xe ôtô và xe buýt?
1. Cho trẻ ngồi ghế sau, đeo dây an toàn, ngồi ghế dành cho trẻ em.
2. Không cho trẻ em cao dưới 1,4 m ngồi ở ghế trước vì khi xảy ra tai nạn trẻ sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn người lớn
3. Khi mở cửa xe:
- Quan sát xem xung quanh có người không, cần mở từ từ để người ở sau biết mình mở cửa.
- Mở cánh cửa sát lề đường.
- Không đùa nghịch, leo trèo trên xe (gồm cả xe buýt công cộng)
* Khi đi xe ôtô buýt:
- Không nhảy xe, không đeo bám lên các phương tiện giao thông
- Khi đợi đứng lùi lại 3 m hoặc 5 bước đến khi xe dừng hẳn.
- Đi vào xe theo hàng một, không chen lấn xô đẩy.
- Ngồi tại chỗ trong xe
- Không thò đầu, tay ra ngoài xe
- Khi ra khỏi xe, đi lên vỉa hè để lái xe thấy mình.
- Không nhặt những đồ vật gần xe ôtô, nếu cần phải nói với người lái xe trước để đề phòng lái xe không nhìn thấy và đâm vào trẻ.
- Xây dựng môi trường an toàn:
- Tạo hành lang cho người đi bộ
- Tạo môi trường an toàn cho người đi bộ, đi xe đạp: xây dựng các biển báo nguy hiểm, hệ thống rào chắn đặc biệt tại những nơi có nhiều trẻ em qua lại, các đường dành cho người đi bộ.
- Qui định phân luồng giao thông hợp lý
- Có hệ thống biển báo nơi nguy hiểm cũng như tạo các hình thức để giảm thiểu tai nạn: như đường lánh nạn, cứu nạn; đặt các dải giảm tốc trước cổng trường học...
- Có quy chế, qui định thời hạn sử dụng các phương tiện giao thông. Nghiêm cấm sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn.
- Quản lý và hướng dẫn trẻ vui chơi giải trí an toàn: Không đuổi nhau, đá bóng dưới hè đường, tổ chức sinh hoạt tập thể cho trẻ, xây dựng các khu vui chơi cho trẻ.
- Cho trẻ ngồi ghế sau, đeo dây an toàn, ngồi ghế dành cho trẻ em.
- Không cho trẻ em cao dưới 1,4 m ngồi ở ghế trước vì khi xảy ra tai nạn trẻ sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn người lớn
muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ các em cần phải làm gì
Tìm hiểu học tập để biết rõ về Luật an toàn giao thông đường bộ
Thận trọng khi tham gia giao thông trên đường
Không đùa nghịch, chạy nhảy hoặc đá bóng dưới lòng đường
Không dàn hàng ngang khi đi xe trên đường
Không đi bộ dưới lòng đươngg
Khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm…
Thì sẽ đi đường khác ngoài đường bộ để tránh bị ở đường bộ!! Câu này mà sai thì thui chịu lun!
để giảm tai nạn giao thông người tham gia giao thông cần phải làm gì
đi sát lề đường
Nguyên nhân gây ra tai Giao Thông là gì? Em Phải làm gì để tránh tai nạn giao thông
Nguyện nhân:
-Do không đội mũ bảo hiểm
-Vượt đèn đỏ
-Không nắm rõ các quy định khi tham gia giao thông.
................................................
Em sẽ:
-Tuân thủ quy định giao thông.
-Khi đi xe không phóng nhanh,vượt ẩu.
-Nhìn kĩ trước khi đi.
...................................................................
Nguyên nhân: Do sử dụng chất kích thích ,chất gây nghiện khi đi xe, buông hai tay khi đi xe, ...
đọc luận tham gia giao thông ,đường sắt khi tham gia
Tả một vụ việc xảy ra tai nạn giao thông
ng nào thích hóng drama mới bt thôi:)
cái này là thi về an toàn giao thông đúng ko z
Chúng ta cần làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông?
Tìm hiểu, học tập để biết về Luật Giao thông đường bộ
Chấp hành đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường
a, Theo em, tai nạn giao thông ngày càng gia tăng là do những nguyên do nào? Đâu là nguyên nhân phổ biến nhất ?
b, Học sinh chúng ta có thể làm gì để góp phần vào việc thực hiện trật tự và an toàn giao thông?
a, -Tai nạn giao thông càng ngày gia tăng là do ý thức của người lái giao thông và các người tham gia giao thông.
-Nguyên nhân phổ biến nhất là do người tham gia giao thông uống bia rượu trong khi lái xe, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, đánh võng lạng lánh, đi đường không chú ý xe cộ qua lại.
b, -Luôn chú ý khi tham gia giao thông, giải thích cho những người tham gia giao thông sai biết những điều nên làm và điều không nên làm khi tham gia giao thông.
a,Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu... Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí.Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông.
b.hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy.
Ở Việt Nam, mỗi ngày có gần 30 người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với hàng trăm người bị thương tật suốt đời. Điều đó đồng nghĩa với mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát khủng khiếp. Đây là điều không thể chấp nhận được với một đất nước đang sống trong hòa bình. Thiệt hại to lớn về nhân mạng là không gì bù đắp được. Những đau thương, mất mát mà gia đình nạn nhân phải gánh chịu là rất lớn. Những di chứng mà mỗi tai nạn giao thông để lại luôn kéo dài và không thể lường hết được, khiến xã hội cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Thêm vào đó, gia đình nạn nhân và ngân sách quốc gia phải chịu thêm gánh nặng hàng ngàn tỷ đồng để khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông hàng năm. Điều đó đe dọa nghiêm trọng đến những thành quả của tăng trường kinh tế, đồng thời làm tổn thương đến hình ảnh một đất nước an toàn trong mắt bạn bè, đối tác. Đã đến lúc mỗi người Việt Nam cần phải nhận thức sâu sắc về tác hại khôn lường của tai họa này đến toàn bộ tiến trình vươn lên của dân tộc, đến sự phát triển lành mạnh của giống nòi. Đã đến lúc cần phải dũng cảm và chân thành nhìn thẳng vào sự thật là trong mỗi tai nạn giao thông, có cả lỗi và trách nhiệm của từng cá nhân, của cả cộng đồng và Nhà nước. Bằng nhiều hành động mạnh mẽ, thông qua các chính sách quốc gia và những cam kết xã hội, chúng ta đang làm mọi cách để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông - kèm theo đó là giảm thiểu số người chết và bị thương. Nhưng chúng ta vẫn có thể và cần phải làm nhiều hơn nữa. Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể cho đến từng cá nhân, đều phải chung tay hành động và hành động một cách quyết liệt. Hoạt động tưởng niệm các nạn nhân mà chúng ta cùng thế giới tổ chức là một sự kiện đặc biệt, là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông; bày tỏ sự chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ. Lễ tưởng niệm cũng là một cơ hội nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng ... về tầm quan trọng của việc phải chủ động góp phần tạo ra một môi trường giao thông an toàn cho mình và cho cộng đồng. Mỗi người hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, tự giác nhường nhịn, giúp đỡ nhau khi tham gia giao thông. Mỗi gia đình, nhà trường cần phải giáo dục con em của chúng ta từ khi còn bé về ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Hãy vi niềm thương xót những người đã mất mà hành động cho sự an toàn của những người đang sống! Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kêu gọi mỗi người dân Việt Nam, vì sự phát triển của đất nước, vì sự an toàn của bản thân, vì tương lai của con cháu mình, hãy làm tất cả những gì có thể để giao thông ở đất nước chúng ta ngày càng phát triển theo hướng văn minh, an toàn hơn.
MONG CÁC BN NHẬN XÉT
Cũng hay nhưng bn cần biểu lộ nhiều cảm xúc để bài văn xúc động hơn bn ak
Viết về an toàn giao thông à,giỏi nhỉ viết cái này thì mình bó tay ko bít viết