hay viet 5-7 cau phat bieu cam nghi cua em ve mua he
Tu cac van ban me toi nhung cau hat ve rinh cam gia dinh ban den choi nha hay phat bieu nhung suy nghi ve tinh cam cua em va hanh phuc duoc song giua tinh yeu cua nguoi
Tình yêu thương giữa những người thân yêu là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời. Văn học bao đời nay đã có rất nhiều tác phẩm phản ánh, ngợi ca những tình cảm mẫu tử, phụ tử, tình cảm bạn bè... Ta có thể kể đến như Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà.... Có thể nói, hạnh phúc được sống giữa tình yêu thương của mọi người là niềm hạnh phúc lớn lao cần được nâng niu, trân trọng.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình, mỗi chúng ta được đón nhận bao tình cảm tốt đẹp nhất từ nơi ấy. Không chỉ là sự bao dung của người mẹ hay sự chỉ bảo ân cần của người cha trong văn bản “Mẹ tôi”, gia đình còn cho ta nhưng yêu thương thiêng liêng như “Chị ngã em nâng”, như tình mẹ dạt dào sóng nước, như công cha núi lớn ngất trời... Có ai đó đã nói rằng: tình cảm giữa những người thân trong gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, tự nhiên và chân thành nhất. Điều đó được mỗi người cảm nhận bằng chính nhưng yêu thương mà chúng ta nhận được từ gia đình. Đó là đôi mắt lo lắng của mẹ khi ta bị ốm. Là lời động viên đầy sức mạnh của cha. Là nụ cười móm mém hiền từ của bà. Hay đơn giản chỉ là đôi mắt trong veo nhìn anh chị của đứa em nhỏ... Hạnh phúc mà gia đình mang đến bình yên và xúc động xiết bao!
Rời tổ ấm gia đình có người sẽ lo lắng bởi sợ rằng sẽ chẳng còn yêu thương và sự quan tâm chia sẻ. Nhưng nếu biết sống đủ đầy với mọi người thì ắt hẳn ta cũng nhận lại được những thương yêu. Tôi không thể nào quên hình ảnh đứa bạn cùng lớp bỏ hết nhưng giờ ra chơi để miệt mài ngồi chép bài cho người bạn cùng bàn bị ốm. Tôi cũng không quên những tấm thiếp “hand-made” xinh xắn đám bạn cùng tổ đã kì công làm tặng tôi ngày sinh nhật. Và càng không thể nào quên hình ảnh người thầy gượng dậy sau cơn ốm nặng đội mưa đến trường để tiếp tục dạy lớp tôi...
Tình cảm của những người bạn bè, những người thầy cô khiến mỗi chúng ta cảm thấy sung sướng vì được yêu thương một cách vô tư, chân thành.
Biết bao xúc động khi được sống giữa những người thân yêu của mình. Mọi người biết sống cho nhau, sống vì nhau và tặng nhau những điều tốt đẹp nhất. Tôi hiểu rằng mình cần trân trọng tất cả những điều đó và cũng cần biết cho yêu thương để cuộc đời này luôn luôn là những sự trao - nhận ngọt ngào.
hay phat bieu cam nghi cua em ve bong dang nguoi than yeu
viet 1doan van ngan phat bieu cam nghi cua em ve 1 nhan vat trong 1 tac pham van hoc nao do ma em thich( trong sanh lop 7)
phò giá về kinh là một tác phẩm nổi tiếng do tướng trần quang khải sáng tác.bài thơ nói lên niềm vui chiến thắng của dân ta trong lần thứ hai chống quân nguyên xâm lược.bài thơ đã đẻ lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng sâu sắc.bài thơ đc sáng tác sau khi nhà trần chiến thắng quân nguyen lần thứ hai khi tướng trần quang khải phò giá hai vua về kinh thành thăng long. bài thơ viết thao thể ngũ ngôN tư tuyệt dường luật giwo vần ở câu 1,2,4, bài thơ dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.XONG MO DOAN NHE CON LAI TU VIET
hello boy. i wish you will get a good point at that exam
hay viet 1 doan van 5-7 cau ta cam xuc cua em khi nghi ve 1 nguoi ban than
Tham khảo:
Chúng ta chắc hẳn ai cũng có một vài người bạn thậm chí rất nhiều bạn nhưng bạn thân thì lại ít. Em cũng có nhiều bạn bè, bạn ở gần nhà, bạn học cùng hồi cấp một, bạn cùng lớp cấp hai,... nhưng chỉ có duy nhất một người bạn thân đó là người bạn bên cạnh nhà em.
Lan Chi là người bạn thân nhất của em, chúng em đã lớn lên cùng nhau, trải qua những năm tháng tuổi thơ bên nhau và cho đến nay đã cùng nhau đi học gần 6 năm trời. Lan Chi là một cô gái xinh xắn, dễ thương và nhí nhảnh hay cười, hồi còn nhỏ trung thu năm nào bạn ấy cũng được nhận vai thỏ ngọc trên cung trăng cùng với Chú Cuội và Chị Hằng. Lan Chi rất thích để tóc ngắn và cậu ấy thường thả tóc ngang vang, chiếc mái ngố khiến cho khuôn mặt tròn càng thêm bầu bĩnh dễ thương. Em luôn ước mình cũng có làn da trắng hồng căng mịn như Lan Chi, nước da ấy khiến bao bạn bè ghen tị.
Đối với em, Lan Chi là một người bạn thực sự tốt, bạn ấy luôn biết suy nghĩ cho người khác và giúp đỡ mọi người trong mọi hoàn cảnh. Ngay trong tình bạn của chúng em, bạn ấy luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho em, nếu cả hai cùng bị điểm kém thì Lan Chi luôn động viên an ủi em, khích lệ tinh thần để cả hai cùng cố gắng, còn em chỉ biết kêu ca, phàn nàn. Đã nhiều lần em phải nghỉ học vì ốm, bạn ấy không chỉ đến thăm em mà còn mang hoa quả cho em ăn, mang sách đến chép bài cho em và cùng em làm bài tập, những lúc như vậy em càng cảm thấy quý bạn hơn, thầm cảm ơn vì những điều mà bạn đã làm cho em.
Có một người bạn tốt như Lan Chi em cảm thấy thật may mắn và hạnh phúc, em mong sao tình bạn của chúng em ngày càng thắm thiết hơn và mãi bền lâu.
em hay phat bieu suy nghi cua em ve cau noi 'Rung cay nhu mot la phoi xanh cua trai dat'
Tôi thấy đây là một ý kiến rất hay và chính xác tượng trưng cho môi trường. Mỗi con người chúng ta cần phải ý thức để bảo vệ rùng cây vì mỗi một cây cũng đã góp phần rất lớn trong sự sống của các loài. Cây là một gia vị không thể thiếu trên Trái Đất nếu con người còn tồn tại. Vì thế chúng ta hãy bảo vệ cây xanh, cây thật quý giá, cây cần phải có sự bảo vệ, che chở từ phía loài người. Vì thế hãy bảo vệ rùng cây trước khi quá muôn.
Mình viết cũng ko hay lắm nhưng tick cho mình nha
Con người không thể thiếu oxy, vì oxy là nguyên liệu cho mọi tế bào con người hoạt động.
Rừng cây cũng có sự trao đổi khí hàng ngày, nên ví rừng cây là một lá phổi.
Rừng cây trao đổi khí, nhưng trao đổi kiểu tạo ra thêm oxy cho con người sử dụng, nên rừng cây gọi là lá phổi của con người.
Và lá cây thì có màu xanh, nên gọi là LÁ PHỔI XANH CỦA CON NGƯỜI.
Chúc bạn khoẻ mạnh
1) Viet mot doan van ngan phat bieu cam nghi cua em ve truyen co be ban diem hoac ve doan ket cua truyen.:)
nhanh nha mk dg can gap lam.
Em bé bán diêm vô cùng tội nghiệp. Bà và mẹ em mất, em ở với người cha khó tính trên gác mái rét buốt và hàng ngày phải đi bán diêm kiếm sống.Vậy mà mọi người xung quanh lại thờ ơ với em, thậm chí đến lúc chết, thi thể lạnh cóng của em cũng chỉnhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong xã hội thiếu tình thương đó, nhà văn An- đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc với cuộc sống bất hạnh của em bé đồng thời cũng miêu tả cảnh huy hoàng khi 2 bà cháu dắt tay về trời với nụ cười đang nở trên môi em. Tất cả gợi lên cho chúng ta bao nỗi xót xa, cùng sự cảm thông cho những số phận bất hạnh của những người nghèo khổ.
phat bieu cam nghi cua em ve cau tuc ngu va ca dao sau
Mau chay ruot mem
Bau oi thuong lay bi cung
Tuy rang khac giong nhung chung 1 gian
Viet ngan thoi nha
Dung chep tren mang nha
mik cam on
Bầu và bí tuy 2 giống khác nhau nhg cùng chung 1 họ, k cùng 1 rễ, k cùng 1 thân nhg leo chung 1 giàn, hàng ngày lớn lên cùng nhau, chung ĐK sống, chung số phận, gần gũi nhau như anh em trong gđ. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu gặp gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, lẽ nào bầu 1 mình tươi tốt như xưa? Thông qua h/ả bầu và bí tgiả dân gian muốn gửi đến cta 1 thông điệp: Sống ở trên đời, k ai giống ai. Mỗi ng có 1 nguồn gốc, hoàn cảnh, ĐK riêng. Tuy vậy những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa ng với ng đã làm nên mối QH ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung 1 giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con ng. Vì cái chung ấy mà mỗi ng phải biết thg yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để cuộc sống tốt đẹp, cảnh ngộ chung đc cải thiện, hp chung đc bảo tồn. K ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thg yêu, sự san sẻ làm cho con ng gắn bó với nhau hơn, cs của mỗi ng sẽ tốt đẹp hơn.
Vượt lên trên khác biệt nhỏ vì sự giống nhau của 1 điều chung lớn hơn, ng ta biết thg yêu, đỡ đần nhau. Trong thôn ấp, mối QH tình làng nghĩa xóm thắt chặt mọi ng lại vs nhau thể hiện = lòng yêu thg, sự tg trợ lẫn nhau mỗi khi tắt đèn tối lửa. Tinh thần đoàn kết của nhân dân đâu chỉ gói gọn trong lũy tre thôn ấp mà còn biểu hiện rộng rãi vượt ra phạm vi cả nc qua mối QH trao đổi về vật chất lẫn tinh thần. 1 hạt gạo, 1 tấm áo đầy tình nghĩa của địa phg này gửi đến địa phg khác khi biết đồng bào bị thiên tai, hoạn nạn đang lâm phải cảnh màn trời chiếu đất đều thắm thiết biết bao tcảm bầu và bí. Đặc biệt, mỗi khi đnc có họa ngoại xâm, mọi tầng lớp nhân dân ở mọi miền đều xông lên tận tâm, tận lực góp cả sức ng, sức của để giữ gìn từng ngọn rau tấc đất. Các cuộc kchiến chống giặc xâm lc từ nghìn xưa đến nay đã cho thấy tinh thần đoàn kết 1 lòng của ndân ta. Tình đnc nghĩa đồng bào khi nc nhà gặp cơn nguy biến đc phát huy thấm đượm. Có thg yêu nhau ng ta mới thấy đau đớn, xót xa trc cảnh đồng bào trong xiềng xích, gông cùm. Chính trong hoàn cảnh ấy lòng yêu nc, yêu đồng bào đc khơi lên phát huy thành cao trào để thể hiện mạnh mẽ = hành động cụ thể chiến thắng kẻ thù, đó là vật báu đc gìn giữ truyền đời, có sức phát huy tác dụng vượt cả k gian và tgian. Lúc nào cũng vậy, tình thg yêu đoàn kết giữa ng trong 1 nc 1 k phải chỉ có lời nói đầu môi cuối lưỡi hay ước mơ cho nhau 1 đs vật chất và tinh thần sung túc, ấm no mà phải đc biểu lộ = hành động hay việc làm cụ thể. Chính những hành động ấy làm cho tình yêu thg đoàn kết thắm thiết và cao quý hơn bội phần. Đnc VN có 3 miền nhg vẫn là 1, liên kết gắn bó, giúp đỡ nhau từng bc cùng đi lên vững chắc. Khi biết miền nào gặp phải việc k hay, nhân dân ở các miền còn lại với tinh thần “1 con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” sẽ cảm thấy xót xa trong cảnh “máu chảy ruột mềm”
Mở bài:
- Giới thiệu về vai trò của ca dao trong đời sống tình cảm của người dân Việt Nam
- Khái quát mảng ca dao nói về tình cảm gia đình, tình cảm dân tộc.
- Trích dẫn câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Nghĩa đen: Bầu, bí là loại cây leo khác nhau về hình dáng, màu sắc nhưng cùng là loại thân mềm, tuy khác nhau về giống nhưng cùng chung điều kiện sống, cùng chung một số phận ( cùng trên một dàn).
- Nghĩa bóng: Sống ở trên đời không ai giống ai, mỗi người một số phận, nhưng không nên vì vậy mà chia rẽ, mọi người hãy biết đùm bọc, nhường nhịn, chia sẻ, yêu thương nhau.
2. Nêu nguyên nhân của lời khuyên.
- Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam:
+ "Nhiếu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng."
+ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
+ "Lá lành đùm lá rách"
- Thực tiễn chứng minh nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh.
+ Góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống.
+ Tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.
3. Cách thức để thực hiện lời khuyên đó.
- Tự nguyện, chân thành, kịp thời, không tính toán vụ lợi.
- Giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.
4. Chứng minh tính chất đúng đắn của lời khuyên đó.
- Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương...)
- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.
III. Kết bài:
- Khái quát lại nội dung câu ca dao và khẳng định lại giá trị của nó: luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi dân tộc và thời đại.
Về máu chảy ruột mềm:
-Nghĩa thực ; khi đứt tay ,khi bị máu chảy ra thì lòng đau ,lòng ruột quặn thắt lại ,làm cho lòng chúng ta đau thắt lại
-Nghĩa bóng: Khi bị gặp cơn hoạn nạn ,khi gặp những điều đau khổ đến với chúng ta ,lòng chún ta đâu lưiơng tâm cắn rứt ,sẽ làm cho chí hứong chúng ta bị nhụt đi vì quá suy nghĩ về những điều thất bại không may kia ,sẽ làm cho chúng ta chùn đi một bứoc về sự suy nghĩ lãng mạn và thăng hoa trong cuộc sống .Chính vì máu chảy ruột mềm nên con ngừoi ta thưong yêu và gắn bó thân thiện với nhau bởpi tình cảm ruột rà ,trăm cái lý chẳng bằng một tí cái tình là thế ,tình cảm con ngừoi ta dễ phát sinh lắm ,nhất là khi gặp hoạn nạn mới biết kẻ hay nghừoi gian là chỗ này đây ,máu fhảy ruột mềm ,môi hở răng lạnh ,sảy vai xuống cánh tay ,lọt sàng xuống nia ,v v
Phat bieu cam nghi cua em ve bai Canh Khuya.
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.
Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai
Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...
Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...
Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.
Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:
Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)
Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.
Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.
Trích: loigiaihay.com
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-bai-tho-canh-khuya-cua-ho-chi-minh-c34a1518.html#ixzz4yOeXDhnR
Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ 3/4 ngắt ở từ trong, sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương: Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh, sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tình điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng. Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.
Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai
Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...
Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...
Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.
Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:
Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)
Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.
Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.
Phat bieu cam nghi cua em ve bai tinh da tu
Trong thơ ca, ánh trăng luôn là một đề tài được rất nhiều người sử dụng để làm nơi trút đầy những tâm tư, tình cảm của những thi nhân. Mỗi câu chữ, mỗi hình ảnh, ánh trăng lại mang những ý nghĩa khác nhau và đưa cho chúng ta những cảm xúc khác nhau. Và với Lý Bạch- người được coi là Thi tiên của Trung Quốc thì ánh trăng đối với ông lại là nguồn chỉ dẫn làm cho ông nhớ về quê hương của mình- nơi mình đã sinh ra và gắn bó trong suốt thời ấu thơ. Điều đó đã được thể hiện một cách rõ nét qua tác phẩm “ tĩnh dạ tứ”
Bài thơ có một tiêu đề rất đẹp –“ tĩnh dạ tứ. tĩnh dạ tứ có nghĩa là đêm trăng tĩnh lặng. Hình ảnh của một buổi đêm với ánh trăng sáng soi rọi toàn bộ cảnh vật hiện lên trong mắt người đọc. Ánh trăng như dát bạc dát vàng, chiếu xuống khắp mọi nơi và làm cho con người cảm thấy như có sự ấm áp. Và trong hoàn cảnh đó, nhà thơ Lí Bạch cũng đã được ánh trăng soi rọi.
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Có lẽ vào thời khắc này, toàn bộ cảnh vật bên ngoài đều đã thấm đẫm hương trăng. Ánh trăng cũng đã len lỏi và đi vào trong căn phòng của tác giả. Nó chiếu những ánh vàng của mình xuống phía đầu giường và làm cho tác giả đã tưởng rằng mặt đất được phủ sương. Đó là một sự so sánh rất đắt giá. Hình ảnh mặt đất phủ sương cho chúng ta cảm nhận được ánh trăng vàng tới bên giường của tác giả rất nhiều, nhuộm vàng cả mặt đất, làm cho tác giả nghĩ ngay rằng có lẽ sương đêm đang rơi trong căn phòng của mình.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
Hai câu thơ cuối tác giả đã sử dụng biện pháp những từ đối nhau: ngẩng đầu- cúi đầu. trong lúc bừng tỉnh, nhìn thấy ánh trăng vàng đi vào trong căn phòng của mình, tác giả không biết phải làm như thế nào. Và thế là ông đã nghĩ ngay có lẽ đó chính là ánh trăng đổ vào trong căn phòng của mình qua chiếc cửa sổ. tuy ba câu thơ đầu tiên không có bất cứ điều gì nói về tình cảm của tác giả, thế nhưng chỉ với việc miêu tả lên ánh trăng vàng cùng nhịp thơ chậm rãi mà chúng ta lại có cảm giác ánh trăng ấy sao mà thê lương và buồn tới vậy.
Tại sao chúng ta lại có thể có sự khẳng định như vậy. ví như trong truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du cũng có miêu tả ánh trăng như sau”:
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Chỉ với câu thơ đầu tiên chúng ta đã cảm nhận được trong ánh trăng của Nguyễn Du có gì đó rất thánh thiện và cũng rực sáng như thế tâm trạng con người giúp cho chính ánh trăng cũng đẹp như vậy. Còn với Lí Bạch thì lại khác, ánh trăng ở đây lại có nét man mác buồn và cô liêu, như sương như khói. Chính những hình ảnh ấy đã làm cho chúng ta có sự so sánh và để trong câu thơ cuối cùng, chúng ta đã hiểu ra tại sao trăng trong thơ của Lí Bạch lại buồn như vậy. Tất cả là bởi vì ông đang nhớ tới quê nhà, nhớ về những kỉ niệm của mình. Chúng ta cũng đã biết Lí Bạch là con người có nhiều ý tưởng lớn. do đó ông thường xuyên đi đây đi đó nên không thể tránh khỏi có những lúc ông lại khao khát được trở về với quê hương của mình.
Qua bài thơ, chúng ta thấy được cách làm thơ tài tình của vị Thi tiên bấy giờ. Chỉ là một bài thơ ngẫu hứng nhưng những tác phẩm của ông lại mang tình cảm sâu sắc như gợi nhớ cho mọi người những kỉ niệm của họ về thời ấu thơ cùng quê hương- nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ tình bay bổng khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ đẹp viên mãn, nhưng vương nhiều nỗi niềm, bởi nó gắn bó với những năm tháng ấu thơ của ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác trong hoàn cảnh tha hương, bắt gặp một đêm trăng đẹp khiến nỗi nhớ quê trong ông lại bùng cháy lên mãnh liệt. Bài thơ chính là tiếng lòng nhẹ nhàng, sâu lắng và đầy âu lo.
Bài thơ được lấy cảm hứng từ một đêm trăng nơi đất khách quê người và một nỗi nhớ quê da diết không thể diễn tả thành lời. Cảm xúc bỗng nhiên ùa về miên man theo ánh trăng, đan xen vào đó là sự trằn trọc và thao thức khi ánh trăng rọi qua khung của sổ:
Đầu giường ánh trăng roi
Ngỡ mặt đất phủ sương
(Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương)
Nhắc đến Lí Bạch, người ta thường nghĩ đến cảnh thưởng rượu dưới trăng, tức cảnh sinh tình; nhưng hoàn cảnh này lại khác hẳn. Hai câu thơ đầu có đan xen giữa hiện thực và tưởng tượng. Hiện tượng trăng rọi vào đầu giường xuyên qua khung cửa sổ là cảnh tác giả có thể thấy. Có lẽ đêm trăng đó quá đẹp, quá ấn tượng trong một đêm thanh tịnh như vậy khiến cho tác giả bồn chồn, trằn trọc không thể chợp mắt được. Ánh trăng len lỏi vào đầu giường khiến tác giả có một phép so sánh đầy tinh tế “Ngỡ măt đất phủ sương”. Ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất vào buổi tối khiến tác giả có cảm giác như măt đất đang bị bao phủ bởi một lớp sương trắng và mỏng tang. Có lẽ cam xúc trong trái tim của Lí Bạch đang tràn ra như chính ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất như bây giờ.
Chỉ với hai câu thơ nhưng phần nào đã vẽ lên được một đêm trăng nhẹ nhàng, trong không gian tĩnh lặng và sự lãng mạn, huyền ảo như bao trùm lấy. Cảm xúc của tác giả cũng vì thế là tự bung ra, da diết, bâng khuâng về những điều thân quen đã qua.
Ánh trăng giống như một người bạn lâu ngày không gặp, cảm xúc vừa vui mừng, vừa buồn vu vơ, vừa có một nỗi nhớ nào đó đã bắt đầu nhen nhóm lên. Và dòng cảm xúc bỗng nhiên tràn ra ở hai câu thơ cuối:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
(Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương)
Câu thơ thứ nhất là một phép đối lập đầy dụng ý nghệ thuật và mang ý nghĩa sâu sắc. Hai từ “ngẩng” và “cúi” đối lập nhau nhưng lại có ý nghĩa bổ trợ cho nhau.
Cử chỉ “ngẩng đầu” nhìn trăng sáng thì “cúi đầu” lại nhớ về cố hương. DƯờng như ánh trăng chính là chất xúc tác để cho nỗi nhớ cứ thế tuôn trào ra mãnh liệt. “Cố hương” trong câu thơ này khiến cho người đọc nghẹn ngào ở trong lòng, vì nó gợi nhắc đến những điều xưa cũ, những con người xưa cũ ở mảnh đất cũ. CỐ hương thực ra là quê cũ, là quê hương bao nhiêu năm rồi thi sĩ chưa kịp trở lại. Bây giờ bỗng nhiên những hình ảnh về “cố hương” cứ hiển hiện khiến trái tim của Lí Bạch thấy chua xót và nghẹn ngào không nguôi.
Một nỗi nhớ quê nhẹ nhàng, miên man nhưng da diết và day dứt biết nhường nào. CHỉ với 4 câu thơ theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm súc nhưng tác giả vừa vẽ lên một bức tranh đêm trăng tuyệt đẹp vừa khơi gợi nên nỗi nhớ đã giấu kín ở trong trái tim mình ở nơi đất khách quê người. Nỗi nhớ ấy len lỏi sang tâm hồn người đọc khiến cho họ cũng cảm thấy có một nỗi nhớ nào vừa ngang qua đây.
Với tứ thơ giản dị, ngôn ngữ bình dân và cảm xúc chân thành, bài thơ “TĨnh dạ tư” của Lí Bạch đã thực sự khiến người đọc cảm nhận được những xúc cảm tinh tế nhất. Có lẽ vì thế người ta mới nói thơ Lí Bạch càng đọc càng ngấm, càng thấm.
Lí Bạch là một nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường Trung Quốc. Với những đóng góp của ông cho nền văn học nước này, ông đã được mệnh danh là “ Thi Tiên”. Cũng không hề là ngẫu nhiên mà mọi người ưu ái đặt cho ông danh hiệu này. Trong mỗi câu thơ ông viết không chỉ sâu sắc về mặt nội dung và còn rất chân thực, dạt dào về mặt cảm xúc. Trong số các tác phẩm của ông, bài thơ “Tĩnh dạ tư” là một trong những bài thơ thể hiện xuất sắc cảm xúc chân thật của nhà thơ, cụ thể ở đây là nỗi nhớ thương da diết của nhà thơ hướng về quê hương của mình.
Lí Bạch rời xa quê hương từ năm hai mươi lăm tuổi, trên các chặng đường tha phương, chưa một lần Lí Bạch thôi nhớ thương về quê nhà. Những vần thơ ông viết về quê hương cũng da diết như chính tình cảm sâu nặng của ông dành cho quê nhà. Trong một lần ngắm trăng đêm, Lí Bạch đã cạnh lòng nhớ thương về quê nhà, và ông đã sáng tác bài thơ “ Tĩnh dạ tư” trong hoàn cảnh đó.
“Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương”
( Dịch: Đầu giường trăng sáng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương)
Chủ đề “ Vọng nguyệt hoài hương” là một đề tài khá quen thuộc trong văn học. Ở đây, nhà thơ Lí Bạch cũng nhìn ngắm ánh trăng để gửi gắm nỗi nhớ về quê nhà.
Chữ “ sàng” ( đầu giường) gợi cho người đọc liên tưởng rằng nhà thơ đang nằm trên giường, hình ảnh một con người đang trằn trọc trong đêm khuya, vừa ngắm trăng vừa mang mỗi suy tư, sầu muộn. Ánh trăng sáng rọi đầu giường, bao phủ không gian, càng làm cho con người trong đêm thanh tịnh thêm cô đơn, lẻ loi.
“Nghi” ở đây là một câu cảm thán thể hiện sự hoài nghi, nghi ngờ. Ánh trăng sáng chiếu rọi đầu giường, nơi nhà thơ nằm, cũng soi rọi xuống mặt đất làm cho mặt đất trở nên mờ ảo như có sương mù bao phủ “ Nghi thị địa thượng sương”.
Ta có thể thấy hai câu thơ đầu, nhà thơ Lí Bạch đã gợi ra được cái không gian, bối cảnh tịch mịch của đêm trăng để làm cái nguyên cớ, cái bối cảnh để nhà thơ dãy bày cảm xúc thương nhớ dành cho quê hương của mình:
“ Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương”
(Dịch: Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương)
Đến đây, cảm xúc của nhà thơ thực sự đã được dãi bày một cách trọn vẹn.Nếu trong hai câu thơ đầu, nhà thơ tả cảnh song chỉ thấp thoáng những nguồn cảm xúc thì đến hai câu thơ này, đối tượng của sự nhớ tương đã được xác định, được biểu lộ một cách trọn vẹn.
“ Cử đầu”- “ Đê đầu” ( Ngẩng đầu – cúi đầu) là hai từ chỉ hành động mang sắc thái đối ngược song chúng cùng nhau diễn ra để chỉ sự thống nhất trong cảm xúc, trong nỗi nhớ của nhà thơ.
“ Cử đầu vọng minh nguyệt” hành động ngẩng đầu để thụ hưởng ánh trăng sáng trong đêm đã gợi nhắc một cách mãnh liệt về nỗi nhớ nhà, nối nhớ quê hương của nhà thơ. Câu thơ cũng thể hiện rõ nhất “ xúc cảnh sinh tình”, ngắm trăng nhớ quê của bài thơ.
Ngẩng đầu là để ngắm nhìn ánh trăng sáng, nhà thơ đã cảm nhận được sự thân thuộc, gắn bó để từ đó khơi dậy được nguồn cảm xúc mãnh liệt nơi sâu thẳm trong tâm hồn, đó là nỗi nhớ về quê hương:
“ Đê đầu tư cố hương”
Nếu hành động ngẩng đầu được coi là chất xúc tác gợi nhắc mạnh mẽ về nỗi nhớ quê thì “ đê đầu” ( cúi đầu) lại gợi liên tưởng về sự suy tư, trăn trở của chính nhà thơ Lí Bạch. Nhà thơ cúi đầu để hồi tưởng về quê hương nhưng cũng có thể là cách nhà thơ cố kìm nén dòng cảm xúc trào dâng của mình.Ánh trăng sáng rọi cũng đã chiếu sáng đến phần tình cảm thiêng liêng, sâu thẳm nhất trong tâm hồn nhà thơ. Nếu tiếp tục ngắm nhìn, nỗi nhớ cứ thế vỡ òa mà hoàn cảnh hiện tại, nhà thơ đang ở nơi đất khách không thể trở về thì chỉ còn một cách là cố kìm nén cảm xúc như thác lũ đang trào ra ấy.Ta cũng có thể thấy, nhà thơ có một tình cảm vô cùng mãnh liệt, dạt dào với quê hương của mình. Bởi chỉ có sự thân thương, gắn bó thì sự tác động của ngoại cảnh ( ánh trăng) mới có thể khơi ra được nguồn cảm xúc mãnh liệt như vậy.
Như vậy, trong không gian thanh tịnh của buổi đêm, khi ánh trăng sáng rọi đầu giường thì những cảm xúc thương yêu về quê hương trong nhà thơ Lí Bạch đã được bộc lộ trọn vẹn. Cái làm nên thành công của bài thơ không chỉ ở ngôn từ tinh tế, cách cảm nhận và biểu hiện ý thơ một cách xuất sắc mà còn bở Lí Bạch lồng vào những vần thơ của mình cảm xúc dạt dào nhất, chân thực nhất của mình.