Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
NM
5 tháng 5 2016 lúc 19:20

Di tích lịch sử Đền Hùng nơi thờ tự vua Hùng đã có công dựng nước, Tổ tiên thiêng liêng của dân tộc Việt Nam đã được Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, các di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được các triều đại và nhân dân gìn giữ, hương khói phụng thờ, đã trở thành điểm hội tụ văn hoá tâm linh, tín ngưỡng, phong tục, thể hiện tình cảm, sự tri ân công ơn của các vua Hùng và tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Khu di tích lịch sử Đền hùng rất vinh dự và tự hào, được thay mặt cho đồng bào cả nước quản lý, bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị của Đền Hùng di tích quốc gia đặc biệt. Vừa tròn nửa thế kỷ qua, kể từ khi thành lập (28/4/1962  - 28/4/2012), Khu di tích lịch sử Đền Hùng không ngừng lớn mạnh, từ một tổ công tác, đến Ban Quản trị rồi Ban Quản lý Đền Hùng và đến nay là Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Các di tích tín ngưỡng thê tự vua Hùng như Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Lăng Hùng Vương...được quản lý, bảo tồn, tôn tạo ngày càng khang trang, bề thế hơn. Các giá trị văn hoá truyền thống cội nguồn được quy tụ về nơi thờ tự thiêng liêng của dân tộc: Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ, đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân, các công trình văn hóa đã và đang được tôn tạo để đón đồng bào cả nước về thăm viếng Tổ tiên.

Có được những thành quả trên là nhờ sự giúp đỡ tích cực của các bộ ngành Trung ương, sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các ban ngành của tỉnh, sự cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động của Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Việc ghi lại những trang sử vẻ vang mà tập thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã đạt được  nửa thế kỷ qua là  rÊt cần thiết, nhằm góp phần giáo dục truyền thống lịch sử của đơn vị cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là thế hệ trẻ của Khu di tích lịch sử Đền Hùng hôm nay và mai sau.

Với ý nghĩa và tầm quan trong đó, Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã báo cáo và được UBND tỉnh Phú Thọ đồng ý về chủ trương nghiên cứu, biên soạn cuốn truyền thống Khu di tích lịch sử Đền Hùng - 50 năm quản lý, bảo tồn và phát triển.

Sau một thời gian tổ chức thực hiện, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ban Giám đốc, sự cố gắng của Ban chỉ đạo và tổ sưu tầm, biên soạn, cuốn sách truyền thống của Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã hoàn thành và ra mắt bạn đọc. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Khu di tích lịch sử Đền Hùng (1962 - 2012).

Bình luận (0)
BV
28 tháng 11 2017 lúc 16:32
- Di tích lịch sử quốc gia của Phú Thọ Khu di tích Ðền Hùng, một quần thể kiến trúc tín ngưỡng linh thiêng và độc đáo, Cục di sản văn hóa, Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam. Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng, thuộc đất Phong Châu, vốn là đất đế đô của Nhà nước Văn Lang. Trong tâm thức dân tộc, vùng đất này được coi là vùng đất Tổ, là cái nôi và cội nguồn của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Trong khu vực đền Hùng có 4 ngôi đền, 1 ngôi chùa, 1 lăng và một số hạng mục kiến trúc khác, được xây dựng hài hoà với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nơi khí thiêng của non sông hội tụ.

Cổng đền: được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh vào năm Khải Định thứ 2 (1917), dạng vòm cuốn, cao 8,5m, gồm 2 tầng, 8 mái... Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc mái trang trí rồng, đắp nổi hai con nghê. Mặt trước của cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hình hổ phù. Đền Hạ: được xây dựng lại trên nền cũ, vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII, kiểu chữ “nhị”, gồm tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m, kiến trúc đơn sơ, kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Đốc xây liền tường với đốc hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí, mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói mũi lợn.

Ngay chân đền Hạ là nhà bia, với kiến trúc hình lục giác, xây dựng năm 1917, trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia hiện nay đặt một bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm đền Hùng ngày 19/9/1954:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước,

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Chùa Thiên Quang: được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các toà Tiền đường (5 gian), Thiêu hương (2 gian), Tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành lang, nhà Tổ ở phía sau. Các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột xây, kèo suốt. Mái chùa được lợp ngói mũi, có đầu đao cong. Bờ nóc tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt. Chùa thờ Phật theo lối Đại thừa. Trước sân chùa có 2 tháp sư, hình trụ, 4 tầng; trên nóc đắp hình hoa sen; lòng tháp xây rỗng; cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Chùa còn có một gác chuông, được xây dựng vào thế kỷ XVII, gồm 3 gian, 2 tầng mái, 4 vì kèo kiểu chồng rường kết hợp với bẩy kẻ. Các bẩy, kẻ hầu như để trơn, không chạm trổ. Quả chuông treo trên gác không ghi niên đại đúc chuông mà chỉ ghi: “Đại Việt quốc, Sơn Tây đạo, Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện, Hy Cương xã, Cổ Tích thôn cư phụng”.

Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu): nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian, quay về hướng Nam, dài 7,2m, rộng 3,7m; mái hiên cao 1,8m. Bộ vì kiểu kèo cầu quá giang gối vào tường, phía trước mở 3 cửa.

Đền Thượng: các công trình của đền được xây dựng qua ba cấp khác nhau: phía trước là bức nghi môn lớn, nhà chuông trống, tiền tế, đại bái và hậu cung. Bên phía tay trái đền có một cột đá thề, hình vuông, cao 1,3m, rộng 0,3m. Năm 1968, Ty Văn hoá Vĩnh Phú tôn tạo di tích, làm bệ cho cột đá thề như hiện nay.

Lăng Hùng Vương: tương truyền là mộ của vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía Đông của đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng mái; tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng trong tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”; mái đắp giả ngói ống cổ; diềm 3 phía đều đắp mặt hổ phù; ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa đều đắp kỳ lân, xung quanh có tường bao quanh, chất liệu bằng đá. Trong lăng có mộ vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật, dài 1,3m, rộng 1,8m, cao 1,0m. Phía trong lăng còn có bia đá ghi: biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).

Đền Giếng: tên chữ là Ngọc Tỉnh, nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, được xây dựng vào thế kỷ XVIII, quay hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ Công, gồm nhà tiền bái (3 gian), hậu cung (3 gian), 1 chuôi vồ và 2 nhà oản (4 gian), có phương đình nối tiền bái với hậu cung.

Cổng đền Giếng được xây vào thời Nguyễn, theo kiểu kiến trúc 2 tầng, 8 mái. Ở giữa tầng dưới có một cửa xây kiểu vòm, hai bên có hai cột trụ, trên đắp nghê chầu. Trên cổng có bức đại tự đề: “Trung sơn tiểu thất” (ngôi nhà nhỏ trong núi).

Đền Tổ mẫu Âu Cơ: được khởi dựng trên đỉnh Ốc sơn (thường gọi là núi Vặn) vào năm 2001, khánh thành tháng 12 năm 2004. Các hạng mục kiến trúc gồm: đền chính, tả, hữu vu, nhà bia, trụ biểu, tam quan, nhà tiếp khách và hệ thống sân, vườn. Kiến trúc đền theo lối cổ, với cột, xà, hoành, rui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch. Đền chính kiểu chữ đinh, có diện tích 137m2.

Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá.

Đền thờ Lạc Long Quân: khởi công xây dựng năm 2007, tại đồi Sim, với tổng diện tích đất sử dụng là 13,79ha, khánh thành năm 2009, gồm các hạng mục: nghi môn, trụ biểu, nhà bia, đền chính (gồm tiền tế, đại bái, hậu cung), tả, hữu vu. Trong đền đặt tượng Lạc Long Quân, đúc bằng đồng, bệ tượng, lư hương được tạc bằng đá khối, họa tiết trang trí tinh xảo.

Đền Hùng là nơi hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và lễ hội đền Hùng là thể hiện hết sứuc cụ thể, sinh động và thiêng liêng truyền thống cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam; đặc biệt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vừa qua đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử đền Hùng là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 1272/QĐ-TTg, ngày 12/8/2009).

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
NC
27 tháng 5 2021 lúc 16:26

I. Mở bài:

– Giới thiệu về Di Tích Lịch Sử Đền Hùng.

II. Thân bài:

– Lịch sử hình thành: Vua Hùng lựa chọn để đóng đô.

– Đặc điểm:

+ Vị trí: Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

+ Gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.

+ Điểm bắt đầu của Khu di tích là Đại Môn, xây năm 1917 theo kiểu vòm uốn.

+ Đền Hạ: Xây vào thế kỷ 17-18, cấu trúc chữ Nhị, được tương truyền là nơi u Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con.

+ Chùa Thiên Quang: Nằm kề bên đền Hạ, được xây vào thời Trần.

+ Đền Trung: Tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, tồn tại từ thời Lý – Trần, cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết.

+ Ðền Thượng: Nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thờ Thánh Gióng và vua Hùng.

+ Lăng vua Hùng: Là mộ của Hùng Vương thứ 6. Lăng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông với cột liền tường và hướng mặt về phía đông nam. Bên trong lăng có xây dựng mộ vua Hùng.

+ Đền Giếng: Nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.

– Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích:

+ Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.

+ Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị của khu di tích Đền Hùng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LV
27 tháng 5 2021 lúc 16:30

Mở bài Ở nước ta có rất nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đền Hùng là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng nhất.

Thân bài a) Giới thiệu những nét chính về vị trí, về quy hoạch khu đền Hùng Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các vua Hùng. Quần thể này nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh (cao 175 mét). Núi Nghĩa Lĩnh còn có tên gọi khác là Núi Cả, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn. Quần thể đền Hùng thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cách thành phô’ Việt Trì khoảng 10 km. Năm 1962, đền Hùng được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia. Năm 1967, Chính phủ Việt Nam có quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm đền Hùng. Ngày 08 tháng 02 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử đền Hùng lần thứ nhất. Ngày 06 tháng 01 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định sô 82/2001/ND-CP, quy định về quy mô, nghi lỗ giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội đền Hùng hằng năm. Ngày 10 – 03 âm lịch trở thành ngày Quốc giỗ. Năm 2004, quyết định số’ 84/ 2004/ QĐ-UB, hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa được đầu tư xây dựng. Năm 2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành quyết định sô’ 525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp Ban quản lí khu di tích khu di tích đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông tin tỉnh Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử đền Hùng trực thuộc Ưỷ ban nhân dân tỉnh.

b) Các di tích chính trong quần thể đền Hùng Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh bọc 100 trứng, sau nở thành 100 người con trai. Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh dền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Trong nhà bia có đặt tấm bia đá, khắc dòng chữ quốc ngữ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch IỈỒ Chí Minh trong chuyên thăm đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954. Chùa Thiên Quang: Còn gọi là Thiên Quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ. Đền Trung: Tương truyền là nơi các vua Ilùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Đền Thượng: Đền nằm trên đỉnh núi, theo truyền thuyết nơi đây ngày xưa các vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tô’t tươi… Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại… Lăng Hùng Vương: Tương truyền là mộ của vua Hùng thứ 6. lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng. Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chú Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của vua Hùng thứ 18) thường soi gương vấn tóc khi theo cha đi kinh lí qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỉ thứ 18. Đền Tổ mẫu Ầu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).

Những nét chính về lễ hội đền Hùng Lễ hội đền Hùng gồm có phần Lễ và phồn Hội. Phần Lễ Có 2 Lễ được cử hành trong ngày chính hội: Lễ rước kiệu vua: Đám rước bắt đầu từ chân núi lên đến đỉnh núi Thiêng. Lễ dâng hương: Mọi người đến đền Hùng để dâng hương. Tất cả muốn thể hiến lòng thành kính, biết ơn tổ tiên. Phần Hội Có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc: thi vật, kéo co, bơi trải, hát xoan,…

Kết bài Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia của Viột Nam, nhằm tưởng nhớ và biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HD
27 tháng 5 2021 lúc 16:31

- Đền Giếng: nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.

3. Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích

- Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.

- Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.

III. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của khu di tích đền Hùng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ML
Xem chi tiết
AT
24 tháng 11 2023 lúc 22:55

Tham khảo:

Tên di tích: Đền chúa Thác bờ 

Mục đích tham quan: Tìm hiểu về lễ hội ở đền và con người ở khu Đền chúa Thác bờ

- Thời gian dự kiến: 1/2- 2/2

- Chuẩn bị: Chuẩn bị quần áo ấm, tiền lẻ, vàng mã, mâm cúng, nhang...

- Các bước thực hiện: Di chuyển từ điểm tập chung đến bến đò mua vé và đi vào từng hang động, đền chúa để thăm quan di tích.

Bình luận (0)
TA
Xem chi tiết
H24
5 tháng 11 2017 lúc 13:55

Kết thúc năm học với nhiều thành tích nổi bật, tập thể lớp 6A1 chúng em được cô giáo và hội phụ huynh tổ chức một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, đây vừa là phần thưởng cho những nỗ lực, cố gắng trong năm học vừa qua mà đó còn là dịp để chúng em thêm hiểu biết về những truyền thống lịch sử quý giá của dân tộc. Là một chuyến đi chơi nhưng đồng thời cũng phục vụ thiết thực cho việc học của chúng em. Đó là chuyến đi thăm di tích lịch sử thành Cổ Loa.

Sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến, cô giáo chủ nhiệm và hội phụ huynh đã quyết định đưa chúng em đi tham quan di tích lịch sử thành Cổ Loa, nơi thờ vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện về lịch sử, về bài học dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Chúng em đã biết về di tích thành Cổ Loa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa danh lịch sử, địa danh của những câu chuyện lịch sử kì bí, hấp dẫn này.

 Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử

                        Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử

Để bắt đầu chuyến tham quan, chúng em sẽ tập trung ở trường, sau đó sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh cùng thực hiện chuyến đi lí thú này. Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học của chúng em, nên chúng em tập trung ở trường từ khá sớm, sáu giờ sáng bố mẹ chúng em sẽ đưa chúng em lên trường, sau đó ba mươi phút thì xe bắt đầu chuyển bánh. Đây là lần đầu tiên cả lớp chúng em có một chuyến du lịch cùng nhau, lại là chuyến đi về một địa danh lịch sử nổi tiếng như vậy nên chúng em đều vô cùng háo hức, chờ mong.

Sau hai tiếng chạy xe, cuối cùng chúng em đã đến được di tích thành Cổ Loa, đến đây, chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếp đón và hướng dẫn hành trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tích thành Cổ Loa này. Khu di tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm của công chúa Mị Châu và Phò mã người Trung Quốc, Trọng Thủy.

Bình luận (0)
TL
5 tháng 11 2017 lúc 13:55

Hôm ấy là một sáng cuối xuân, trời thật đẹp. Đoàn xe tham quan của trường em chuyển bánh. Những chiếc đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang qua sông Trà Khúc. Chúng em đưa mắt xuống dòng sông. Sông dịu hiền như chiếc áo the xanh duyên dáng. Đi hết cây cầu, đoàn xe rẽ xuống hướng đông. Xe vẫn bon bon trên con đường nhựa mịn màng, cảnh vật nơi đây thật đẹp, núi Thiên An uy nghi, trầm mặc hướng ra sông. Sông ôm bóng núi và quyện với mây trời. Nhìn núi Ấn sông Trà, ẹm lại càng tự hào về quê hương Quảng Ngãi - nơi đã ghi dấu ấn của một thời oanh liệt, hào hùng. Chúng em cùng nhau ôn lại lịch sử đấu tranh của người dân nơi đây. Ai cũng muốn đi ngược thời gian để tưởng nhớ những người chiến sĩ đã ra đi từ núi sông này. Dòng suy nghĩ chưa dứt thì đoàn xe tham quan đã đến nơi. Như không hẹn trước tất cả cùng nhau hô to:

- Đến nơi rồi! Đến nơi rồi!

Xe giảm tốc độ và dừng lại, đoàn tham quan lần lượt xuống xe. Lá cờ đỏ sao vàng cắm ở trên đầu xe tung bay trong gió. Chúng em xếp hàng ngay ngắn rồi theo cô hướng dẫn viên tiến vào trong khu di tích. Cô hướng dẫn viên đưa chúng em đi thăm nhà lưu niệm. Những hiện vật vẫn còn đó, được lưu giữ rất cẩn thận. Sau vụ thảm sát ngày 16-3-1968 tại đây, 504 người dân vô tội đã ra đi, trong đó phần lớn là cụ già, phụ nữ và trẻ em. Cô hướng dẫn viên còn đưa chúng em ra thắp hương tại tượng đài - hình ảnh một người mẹ đang che chở cho nhũng đứa con khi cái chết cận kề. Ôi! Thật thương tâm: Chúng em không sao kìm được xúc động, căm thù. Em thầm nghĩ: Đây là một chứng tích phơi bày tội ác man rợ của quân hiếu chiến, cướp nước. Đấy là nơi tưởng niệm đồng bào vô tội đã bị tàn sát dã man trong chiến tranh. Chúng em đi thăm những căn hầm, những chiến hào đã từng che bom chắn đạn, thăm con mương cạn mà quân đội Mỹ đã dồn phụ nữ và trẻ em vào đó để xả súng bắn. Nghe kể lại, tất cả chúng em đều ghê rợn, kinh hoàng. Tận mắt chứng kiến những bức ảnh về vụ thảm sát do một người Mỹ có lương tâm chụp và công bố lá bằng chứng quan trọng, buộc tòa án Mỹ phải đem vụ thảm sát Sơn Mỹ ra xét xử.

Ba giờ đồng hồ trôi qua đoàn tham quan đã thăm viếng hết khu chứng tích, đã chứng kiến những cảnh thương tâm. Ai cũng muốn nói lên lời giã từ quá khứ đau thương, phẫn nộ chiến tranh và ước vọng hòa bình. Chúng em thành kính thắp những nén hương tưởng niệm trước lúc ra về.
 
Tạm biệt khu di tích Sơn Mỹ, chúng em ai nấy đều hiểu thêm lịch sử về quê hương, đất nước, con người. Chúng em mong sao thế giới này mãi mãi hòa bình.

" KO CHÉP MẠNG NÈ "

Bình luận (0)
LP
5 tháng 11 2017 lúc 13:55

Chuyến đi tham quan cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và ngạc nhiên thích thú trong chuyến đi ấy.

   Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hòa, trong vắt, rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mòe, dãy Non Nước hiện lên đẹp như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất quê hương cờ lau dẹp loạn này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, chờ đợi ...

   Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bởi những ngọn núi trùng điệp. Thiên nhiên đã khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy!

   Đến Hoa Lư hôm nay, em không còn được nhìn thấy những cung điện nguy nga, những thành cao hào sâu… nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng. Kia là núi Cột Cờ cao hơn 200 mét như một chân đế khổng lồ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Đây là ngòi Sao Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thủy quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Nghe nói đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp quân lương cho Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa.

   Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian. Cột đền làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Ngoài sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thuở trước đã khéo léo khắc chạm lên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho quyền uy của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá lòng thầm khâm phục những bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước.

   Sâu trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đội mũ bình thiên, bàn tay xòe rộng đặt nhẹ trên gối, vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp một nén hương tưởng niệm, chúng em kính cẩn dâng lên vị vua đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt.

   Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê, ở phía bên trái khu di tích. Vua Lê vận long bào, đội mũ miện vàng, đeo kiếm ngang lưng trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một người phụ nữ phúc hậu đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ có một không hai trong lịch sử nước nhà. Bà đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh – Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều là những con người kiệt xuất, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

   Không có thời gian để leo núi, chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, đưa nhanh vài nét kí họa. Nhiều tiếng bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.

   Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy bông lau làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Tạm biệt Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện sôi nổi ở lớp em suốt những ngày sau đó.

Bình luận (0)
DH
Xem chi tiết
TA
4 tháng 8 2019 lúc 10:13

Em sẽ nhắc nhở các bạn không nên mất trật tự như vậy

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
PC
26 tháng 5 2021 lúc 15:21

Bạn tham khảo , chứ bây h mà ngồi viết thì lâu lắm !!

Đền Hùng biểu tượng lịch sử của dân tộc Việt Nam, khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ phụng các Vua Hùng những người có công dựng nước từ xa xưa. Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc.

Đền Hùng xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, hiện nay thuộc Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây là tập hợp lăng tẩm, miếu, thờ các vua Hùng. Nếu du khách đi từ chân núi sẽ bắt đầu khám phá nơi thấp nhất đó là đền Hạ – nơi đây theo dân gian tương truyền mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trứng, nửa còn lại theo cha số còn lại theo mẹ. Tiếp đến du khách sẽ được khám phá đền Trung địa điểm thường tổ chức các cuộc hội họp bàn các vấn đề quốc gia của vua Hùng thử xưa, qua đền Trung sẽ đến đền Thượng nơi thờ vua Hùng thứ 6 đây chính là vị trí cao nhất.

Mỗi năm ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức rất linh đình theo nghi thức quốc gia, Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.

Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ.

Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng,cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HG
26 tháng 5 2021 lúc 15:25

Hè vừa qua trường chúng em có tổ chức đi thăm di tích đền Hùng với mục đích giúp các em học sinh hiểu hơn về lịch sử nước nhà. Chuyến đi rất bổ ích va giúp em cùng các bạn biết thêm nhiều kiến thức mới.
Đền Hùng khu di tích thờ phụng Vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch nơi này tổ chức lễ hội Đền Hùng rất lớn. Bắt đầu từ chân núi đi lên chúng em bắt gặp đền Hạ, tương truyền kể rằng đây là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Tiếp tục di chuyển lên sẽ là đền Trung, vị trí quan trọng nơi tổ chức họp bàn việc nước của vua và quan. Cao nhất là đền Thượng, vị trí tối cao dùng để thờ cúng các vị thần theo tín ngưỡng xưa. Kế bên đó là đền Giếng, ngôi đền xây dựng trong thế ký 18, theo dân gian tương truyền đây là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa soi gương. Trước mỗi cảnh vật bên trong chúng em đều bước đi chậm rãi, bồi hồi trước khung cảnh cổ kính, thiêng liêng.
Điều đặc biệt mà em chú ý nhất là được tham quan bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ và trưng bày hiện vật, hình ảnh,tư liệu về Vua Hùng. Các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu các câu chuyện, hiện vật và hình ảnh của nhiều dân tộc thời vua Hùng cũng như những câu chuyện bổ ích về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông. Ấn tượng nhất với chúng em là hình ảnh Bác Hồ trò chuyện với chiến sĩ thuộc "Đại đoàn Quân tiên phong", và căn dặn ân cần các chiến sĩ câu nói "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước", rất ý nghĩa và trở thành động lực giúp dân tộc chiến thắng các cường quốc ngoại xâm trong thế kỷ 20. Trong thời gian tham quan chúng em còn được biết đến phần lễ quan trọng trong hội Đền Hùng đó là lễ rước kiệu vua gồm có nhiều cờ, hoa, trang phục truyền thống. Lễ dâng hương đền Hùng, trước tiên là lãnh đạo nhà nước và sau đó là những người dân thắp nén hương cho các vua Hùng. Tham gia các trò chơi truyền thống như thi vật, thi kéo co, thi bơi...
Một chuyến đi chỉ vỏn vẹn một buổi nhưng đã để lại nhiều bài học sâu sắc, giúp chúng em hiểu thêm về lịch sử dụng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đền Hùng là nơi thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam đều nhớ đến, đó là cội nguồn của mỗi chúng ta.

Tự viết thi lâu lắm 

(\____/)
( ◠‿◠ )
( >🍎< )

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DN
26 tháng 5 2021 lúc 16:18

Thanks

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PH
Xem chi tiết
HT
29 tháng 10 2019 lúc 21:43

Kết thúc năm học với nhiều thành tích nổi bật, tập thể lớp 6A1 chúng em được cô giáo và hội phụ huynh tổ chức một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, đây vừa là phần thưởng cho những nỗ lực, cố gắng trong năm học vừa qua mà đó còn là dịp để chúng em thêm hiểu biết về những truyền thống lịch sử quý giá của dân tộc. Là một chuyến đi chơi nhưng đồng thời cũng phục vụ thiết thực cho việc học của chúng em. Đó là chuyến đi thăm di tích lịch sử thành Cổ Loa.

Sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến, cô giáo chủ nhiệm và hội phụ huynh đã quyết định đưa chúng em đi tham quan di tích lịch sử thành Cổ Loa, nơi thờ vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện về lịch sử, về bài học dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Chúng em đã biết về di tích thành Cổ Loa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa danh lịch sử, địa danh của những câu chuyện lịch sử kì bí, hấp dẫn này.

Để bắt đầu chuyến tham quan, chúng em sẽ tập trung ở trường, sau đó sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh cùng thực hiện chuyến đi lí thú này. Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học của chúng em, nên chúng em tập trung ở trường từ khá sớm, sáu giờ sáng bố mẹ chúng em sẽ đưa chúng em lên trường, sau đó ba mươi phút thì xe bắt đầu chuyển bánh. Đây là lần đầu tiên cả lớp chúng em có một chuyến du lịch cùng nhau, lại là chuyến đi về một địa danh lịch sử nổi tiếng như vậy nên chúng em đều vô cùng háo hức, chờ mong.

Sau hai tiếng chạy xe, cuối cùng chúng em đã đến được di tích thành Cổ Loa, đến đây, chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếp đón và hướng dẫn hành trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tích thành Cổ Loa này. Khu di tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm của công chúa Mị Châu và Phò mã người Trung Quốc, Trọng Thủy.

Không gian của khu di tích thành Cổ Loa cũng cổ kính, trang nghiêm, mang màu sắc dân gian như trong những câu chuyện cổ, những mái nhà ngói đỏ, những cây đa, cây đề lớn, có lẽ chúng cũng đã sống qua rất nhiều năm rồi, là nhân chứng cho những sự kiện lịch sử. Trung tâm của di tích thành Cổ Loa chính là đền thờ An Dương Vương, đây là điện thờ chính nên rất rộng lớn và trang nghiêm, dẫn vào đền thờ phải đi qua một khoảng sân rộng lớn, hai bên sân có trồng rất nhiều cây cổ thụ, em có cảm tưởng những cây cổ thụ như những người hiền thần luôn ở bên, trung nghĩa với vua An Dương Vương vậy.

Ngôi đền có mái cong hình đầu rồng vô cùng trang nghiêm, trong điện được trưng bày những câu đối lớn, có chữ Hán mà em không hiểu lắm, chính giữa của điện thờ là một bức tượng An Dương Vương uy nghi trong bộ hoàng bào, ngồi từ trên cao nhìn xuống, cảm xúc chung của chúng em khi vào điện thờ An Dương Vương chính là sự tôn kính, tự hào. Hai bên điện thờ là những bức tượng của những vị quan có công với dân, với nước, những người hiền thần có công giúp vua An Dương Vương dựng nước.

Bên cạnh đền thờ An Dương Vương là một am nhỏ thờ công chúa Mị Châu, công chúa Mị Châu là con gái của vua An Dương Vương, vì ngây thơ, cả tin mà Mị Châu có một kết thúc thật bi thảm. Bức tượng công chúa Mị Châu trong am thờ là một bức tượng không đầu, nó làm cho em nhớ lại sự việc công chúa Mị Châu bị vua cha trừng phạt khi nghe Rùa vàng kết tội, nhìn hình ảnh bức tượng không đầu khiến cho chúng em vô cùng xót xa cho người công chúa này. Nàng là một người ngây thơ, cả tin vì quá tin tưởng vào người chồng mà vô tình lộ bí mật quốc gia, dẫn đến mất nước. Theo em thì Mị Nương là một người đáng thương hơn đáng trách. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng bày tỏ sự cảm thông đối với Mị Châu qua những vần thơ như sau:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu”

Đằng sau truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy là bài học về giữ nước, nhưng ta đều cảm thông cho sự dại khờ, thủy chung của công chúa Mị Châu cùng cái chết đầy oan nghiệt của nàng.

Chuyến tham quan di tích thành Cổ Loa là một chuyến đi thực sự bổ ích và lí thú, chúng em biết nhiều hơn về những câu chuyện lịch sử, được tận mắt chứng kiến những nơi diễn ra câu chuyện lịch sử ấy, thông qua chuyến đi chúng em cũng thêm hiểu hơn về những bài học trên lớp, là cơ hội để chúng em mở mang sự hiểu biết.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ML
Xem chi tiết
AT
8 tháng 8 2023 lúc 19:40

Giải câu 1: Khu di tích Đền Hùng

- Vị trí Đền Hùng phân bố ở Tỉnh Phú Thọ.

- Tên và vị trí một số công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng: : Đền Hạ, chùa Thiên Quang, Đền Trung, Đền Thượng, Cột đá thề, Lăng Hùng Vương và Đền Giếng...

Bình luận (0)
PK
30 tháng 1 2024 lúc 9:09

: Khu di tích Đền Hùng

- Vị trí Đền Hùng phân bố ở Tỉnh Phú Thọ.

- Tên và vị trí một số công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng: : Đền Hạ, chùa Thiên Quang, Đền Trung, Đền Thượng, Cột đá thề, Lăng Hùng Vương,Đền Giếng.v..v..

Bình luận (0)
CP
Xem chi tiết
NN
31 tháng 3 2023 lúc 21:25

Nếu 1 bạn nữ nghỉ, 1 bạn nam xin đi thêm thì tổng số học sinh đi tham quan không đổi.

Phân số chỉ số nữ đăng kí:

\(\dfrac{1}{1+4}=\dfrac{1}{5}\)(Tổng số học sinh tham quan)

Phân số chỉ số nữ trên thực tế:

\(\dfrac{1}{1+5}=\dfrac{1}{6}\)(Tổng số học sinh tham quan)

Phân số chỉ 1 bạn là:

\(\dfrac{1}{5}-\dfrac{1}{6}=\dfrac{1}{30}\)(Tổng số học sinh tham quan)

Tổng số học sinh tham quan:

\(1:\dfrac{1}{30}=30\)(học sinh)

Số nữ đi tham quan là:

\(30\times\dfrac{1}{6}=5\)(học sinh)

Số nam đi tham quan là:

\(30-5=25\)(học sinh)

Đáp số:...

\(yH\)

Bình luận (0)
PH
16 tháng 1 2024 lúc 23:05

chào năm mới 2024

 

Bình luận (0)