Những câu hỏi liên quan
QH
Xem chi tiết
CP
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
H24
19 tháng 11 2021 lúc 15:03

Tham Khảo 

Khổ thơ đầu đã diễn tả tâm trạng của người chiến sĩ vào lúc nghỉ chân ở xóm nhỏ

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

"Cục....cục tác cục ta"

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Trong một ngôi xóm nhỏ vào ban trưa,tiếng gà nhảy ổ quen thuộc vang lên làm người chiến sĩ bồi hồi,xúc động."Cục..cục tác cục ta"-câu thơ ghi âm lại tiếng gà trưa mới thực,mới sống động làm sao! Ở ba câu thơ tiếp theo,từ "nghe" được điệp lại ba lần,đồng thời cũng là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.Tiếng gà xua tan đi cái nắng chói chang,gay gắt của trưa hè.Tiếng gà làm dịu bớt đi sự mệt mỏi,nhọc nhằn của người chiến sĩ.Và hơn thế nữa,tiếng gà đã gợi dậy những cảm xúc về kỉ niệm đẹp đẽ thưở ấu thơ của Xuân Quỳnh.Tiếng gà thật kì diệu,tài tình biết mấy! Đọc các dòng thơ,lòng tôi trào dâng sự bồi hồi ở sâu thẳm đáy lòng

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
LT
16 tháng 12 2021 lúc 20:50

Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .

              "Vì tiếng gà cục tác

                Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !!!!

Bình luận (1)
LT
16 tháng 12 2021 lúc 20:51

Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .

              "Vì tiếng gà cục tác

                Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !!!!

Bình luận (1)
HN
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
H24
1 tháng 3 2020 lúc 16:53

BẠN ƠI HƠI DÀI NÊN MONG BẠN THÔNG CẢM    ^-^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PT
Xem chi tiết
TH
18 tháng 2 2022 lúc 4:59

tk:

Có rất nhiều bài thơ viết về Bác Hồ kính yêu của dân tộc trong đó, bài Đêm nay Bác không ngủ (viết năm 1951) của Minh Huệ đã gây bao xúc động cho người đọc. Năm khổ thơ đầu tiên đã đọng lại trong em niềm kính yêu Bác vô hạn.

 

Mở đầu là một phát hiện và một câu hỏi của anh đội viên:

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ

Có lẽ sự xúc cảm mạnh nhất là biểu tượng Đêm nay Bác không ngủ. Xúc động và ngạc nhiên nhìn Bác qua ánh lửa, anh tự hỏi mình: Mà sao Bác vẫn ngồi, đêm nay Bác không ngủ? Anh băn khoăn và quan sát Bác giữa đêm khuya, dưới mái lều tranh xơ xác, trong cảnh trời mưa lâm thâm, hình ảnh Bác được nhà thơ khắc hoạ với bao khám phá diệu kì:

Lặng yên nhìn bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm.

Đọc câu thơ, em thấy thương Bác vô cùng, tuổi cao sức yếu, Bác vẫn cùng các chiến sĩ ra mặt trận, cung “nếm mật, nằm gai”. Con người luôn luôn đem đến cho đồng bào chiến sĩ nụ cười rạng rỡ, vậy mà giờ đây, nụ cười ấy biến đi đâu, nhường chỗ cho sự trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… Bác đang thao thức và băn khoăn với bao ý tưởng nung nấu trong lòng, những lo toan gánh vác việc nước, việc quân. Cái hay của bài thơ là nói đến quan hệ chan hoà yêu thương giữa lãnh tụ và chiến sĩ trong khói lửa của cuộc chiến tranh. Đó là tình cha con, tình bác cháu vô cùng thắm thiết. Anh đội viên xúc động, bồi hồi. Tình cảm chân thành của người lính trẻ cũng chính là tình cảm của mỗi con người Việt Nam, của em, của chị… đối với Bác:

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương.

Càng nhìn vì ngạc nhiên xúc động. Càng thương vì đã khuya mà Bác vẫn không ngủ. Càng thương vì tấm lòng thân ái, bao la của Bác. Trong đêm đông lạnh lẽo, người đội viên khám phá bao điều kì diệu: bên cạnh phẩrn chất lãnh tụ vĩ đại, ở Bác còn sáng rực lên nhân phẩm cao quí của một con người giàu tình thương:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Anh lửa rừng chờn vờn “mái tóc bạc” của người Cha vừa gần gũi, vừa thiêng liêng. Cử chỉ của Bác “đốt lửa” sưởi ấm cho các chiến sĩ ngủ ngon chứa đựng bao tình yêu thương mênh mông, tình cha con ruột thịt, tình bác cháu ruột rà được nhà thơ ghi lại một cách chân thực làm rung động lòng người:

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng…

Vần thơ như đoạn phim quay cận cảnh. Bác “đốt lửa”, “dém chăn” cho các anh ngủ ngon để ngày mai ra trận hay chính Bác đang đốt ngọn lửa yêu thương nơi đáy lòng mình? Bác dém chăn cho từng chiến sĩ hay Bác đang truyền hơi ấm tình thương cho các cháu? Câu thơ từng người từng người một diễn tả rất sâu sắc tình thương yêu bao la của Bác. Người lính nào cũng được Bác chăm sóc, cũng được Bác chia cho phần yêu thương, bởi lẽ “Người là cha, là Bác, là Anh” (Tố Hữu). Bác gần gũi với mọi người Việt Nam, bởi một lẽ rất đơn giản Bác là Hồ Chí Minh như Minh Huệ đã ca ngợi.

Anh đội viên đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên nọ, từ suy nghĩ này đến cảm xúc khác mà lòng bâng khuâng tự hào. Anh mơ màng, chập chờn “như nằm trong mộng”. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ vượt ra ngoài trí tưởng tượng của anh. Cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng. Niềm kính yêu gắn liền với sự khâm phục và biết ơn Bác. Nhà thơ đã sử dụng những ngôn từ đẹp nhất, kết hợp với hình ảnh so sánh diệu kì nhất để ca ngợi tâm hồn cao cả và tình thương bao la của Bác đối với dân tộc. Câu thơ như một nét vẽ mang màu sắc thần thoại làm xúc động nơi trái tim người đọc:

Bóng Bác cao lồng lộng,

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Sống bên Bác, ai cũng cảm thấy tự hào, ai cũng thấy mình được truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi:

Ta bên Người, Người toả sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.

(Sáng tháng năm)

Thế thơ năm chữ bình dị, mộc mạc, giàu sức truyền cảm đã tạo cho bài thơ đậm đà chất dân ca Nghệ Tĩnh. Năm khổ thơ đã diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của anh đội viên với lãnh tụ. Giọng điệu thơ hồn nhiên như tiếng nói tâm tình nên có sức lan toả rộng và lắng sâu trong tâm hồn người đọc. Bác thiêng liêng mà gần gũi quá! Kính yêu Bác, em xin hứa học giỏi, mãi mãi xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, tiếp bước con đường cách mạng mà Bác đã vạch ra.

-hơi dài nên bn tham khảo rồi cắt bớt nhé-
Bình luận (0)
NK
3 tháng 7 2024 lúc 9:24

Trong kho tàng văn chương Việt Nam, có rất nhiều những áng thơ hay nói về chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Trong đó “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ luôn là một trong những bài thơ được nhiều người yêu mến nhất. Bài thơ đã khắc họa lại hình tượng Bác Hồ dưới góc nhìn của một chàng đội viên trẻ tuổi. Qua những lần thức giấc trong đêm, anh được thấy Bác Hồ đang dịu dàng đi nhém chăn cho từng người lính, giống như một người cha già kính yêu. Anh được thấy Bác Hồ trầm tư lắng lo cho đất nước mà khoogn đi ngủ. Anh được trò chuyện với Bác Hồ, để hiểu được sự quan tâm của Bác dành cho những người lính đang nằm ngủ ngoài bìa rừng. Tất cả đã giúp anh thêm hiểu về Bác. Và càng hiểu, anh lại càng yêu mến, càng kính phục và tự hào về Bác. Đọc bài thơ và cảm nhận được những tình cảm, suy tư của anh đội viên, em càng thêm xúc động và kính yêu Bác Hồ. Thật tự hào khi đất nước ta có một vị lãnh tụ tuyệt vời như thế.

Bình luận (0)