viết đoạn văn nói về con voi trong bài Voi nhà
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Năm thầy bói đèu đã được sờ voi thật và mỗi thầy cũng đã nói đúng được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con voi cả. Sai lầm của họ là ở chỗ nào? Hãy viết một đoạn văn khoảng bảy câu nói rõ về sự sai lầm đó. ( Trong đoạn văn có sử dụng một từ láy, gạch chân từ láy đó. )
Đề : Viết một đoạn văn nói về một lần em mắc lỗi ( bỏ học,nói dối,không làm bài,...)
# Ai nhanh tick nha.Nho kb voi mik day UvU
Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:
Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.
Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!
Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.
Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý…
Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!
Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.
Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ… Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.
Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.
Tôi và Lan học chung với nhau hồi năm ngoái. 2 chúng tôi được giáo viên chủ nhiệm xếp cho ngồi cạnh bên nhau. Cả 2 chúng tôi chơi với nhau cũng khá hợp nhau về tính tình. Một ngày nọ, tôi phát hiện số tiền mà mẹ cho để đóng tiền cho cô chủ nhiệm đã không cánh mà bay. Tôi lo sợ,tôi không biết mình đã làm mất khi nào nữa. Và rồi tôi nghi ngờ Lan cũng chỉ bởi vì Lan ngồi cạnh bên tôi. Tôi tỏ vẻ nghi ngờ ra mặt, tôi không nói chuyện với nhau trong suốt buổi học hôm đó. Tôi biết rằng Lan cũng biết được điều mà tôi đang suy nghĩ trong đầu, Lan định nói với tôi điều gì đó, thế nhưng tôi không cho Lan cơ hội để giải thích. Sau buổi học, tôi về nhà và nhận ra rằng mình đã để số tiền đó trong hộc tủ bàn học mà quên đem theo. Lúc đó tôi giận bản thân mình lắm! Tôi tự hỏi : "Tại sao mình lại có thể nghi ngờ Lan chứ? Mình có làm cho Lan bị tổn thương hay không? Liệu Lan có giận mình không?" Rất nhiều câu hỏi hiện lên trong đầu tôi suốt ngày hôm đó. Sáng hôm sau, tôi không dám đi đến trường. Tôi không biết là mình làm sao để đối mặt với Lan nữa. Và rồi tôi quyết định sẽ xin lỗi Lan. Mẹ chở tôi đến trường, tôi và Lan gặp nhau ở cổng trường. Tôi xấu hổ bước đến bên Lan và nói: "Lan, cho mình xin lỗi chuyện ngày hôm qua nhé!". Lan mỉm cười nhìn tôi rồi nói: "Không sao đâu. Chuyện hôm qua mình quên rồi". Trái với những suy nghĩ trong đầu của tôi: "Chắc Lan sẽ giận mình lắm!" Thế nhưng không. Lan tỏ ra vui vẻ và đã tha thứ cho tôi. Vậy mà tôi thấy giận bản thân mình lắm. Kể từ đó, tôi luôn dặn mình phải suy nghĩ cho thật kĩ trước khi làm 1 việc gì đó để không vướng phải sai lầm như lần đó nữa.
Tham khảo:
Trong nhịp sống xô bồ, náo nhiệt, mọi thứ sẽ theo dòng thời gian lui vào dĩ vãng để lại đằng sau biết bao nỗi niềm nuối tiếc. Ngậm ngùi hai tiếng "Giá như...", tôi thật sự cảm thấy hối hận khi nghĩ về một lần không học bài cũ khiến cô giáo buồn. Là một học sinh giỏi văn, là ban cán sự lớp, tôi được cô giáo tin tưởng và quý mến, vậy mà...
Tôi vốn là một học sinh giỏi Văn của lớp. Bài kiểm tra nào tôi cũng đạt điểm chín, điểm mười. Mỗi lần, cô gọi điểm, tôi luôn tự hào và trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, tôi chủ quan không xem lại bài cũ. Theo thường lệ, cô sẽ gọi các bạn lên bảng làm để lấy điểm. Tôi khăng khăng nghĩ rằng cô sẽ không gọi đến tôi đâu, bởi tôi đã có điểm kiểm tra miệng rồi. Vì vậy, tôi ung dung ngắm trời qua khung cửa sổ và thả hồn tưởng tượng đến trận kéo co mà đội lớp tôi và lớp bảy năm sẽ diễn ra chiều nay. Nhưng chuyện bất ngờ đã xảy ra, một tin "chấn động" làm lớp tôi nhốn háo cả lên. Cô giáo yêu cầu chúng tôi lấy giấy ra làm bài kiểm tra. Biết làm sao bây giờ? Tôi vẫn chưa ôn bài cũ. Mỗi khi làm bài, cô thường báo trước để chúng tôi chuẩn bị mà. Còn hôm nay sao lại thế này? Tôi ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi nhỏ Hoa ngồi cạnh huých tay vào sườn nhắc tôi chép đề và lo làm bài. Tôi loay hoay mãi cứ viết rồi lại xóa. Nhìn quanh tôi thấy các bạn chăm chú làm bài. Về phía tôi, đầu óc tôi quay cuồng như muốn vỡ tung, tôi hoàn toàn mất bình tĩnh và không thể suy nghĩ được cách làm bài. Thời gian đã hết, tôi nộp bài mà lòng cứ thấp thỏm, không yên. Tôi nghĩ đến lúc phát bài ra, bài tôi bị điểm kém tôi sẽ ra sao đây? Tôi sẽ mất mặt trước lớp, lại bị cô giáo khiển trách, chưa nói đến việc thế nào bố mẹ cũng la rầy. Bố mẹ sẽ đốt sạch sành sanh kho tàng truyện tranh của tôi cho mà xem. Tôi phải làm gì đây? Tôi phải làm gì đây? Các câu hỏi dồn dập ấy đạt ra khiến tôi càng lo lắng hơn.
Rồi thời khắc định mệnh đã đến. Như mọi lần, tôi nhận bài từ tay cô để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, con số ba khiến tim tôi thắc lại. Tôi đã cố không để ai nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên. Vẻ mặt ấy che giấu biết bao sóng gió đang quay cuồng, đang nổi lên trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Tôi biết ăn nói làm sao với cô, với bố mẹ, với bạn bè bây giờ? Tôi lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý... Cô giáo bắt đầu gọi điểm vào sổ. Đến tên tôi, tôi bình tĩnh xướng to "Tám ạ!". Cô giáo dường như không phát hiện. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ: "Chắc cô không để ý đâu ví có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!". Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy tôi làm lại bài khác rồi lấy bút đỏ ghi điểm "tám" theo nét chữ của cô. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc cô giáo đòi xem lại bài, tôi lạnh cả người. Trời hỡi, đúng như lời "tiên tri", trời xui đất khiến làm sao ấy, cô thật sự muốn xem lại bài chúng tôi vì điểm tám không khớp với con số cô tổng kết trước khi trả bài. Cả người tôi lạnh run, mặt tôi tái mét. Tôi chỉ muốn trốn ra khỏi lớp mà thôi. Và tôi càng hốt hoảng hơn khi nghe cô gọi tên tôi. Cô đã phát hiện ra tôi sửa điểm. Cô gọi tôi lên và đưa giấy mời phụ huynh ngay. Cả lớp tôi như bị bao trùm bởi cái không khí nặng nề, khô khốc ấy. Cô chẳng nói lời nào với tôi khiến tôi càng sợ và càng bối rối hơn. Tôi không còn tâm trạng để học các môn khác. Tôi cảm thấy "ghét" cô biết bao! Tôi mới vi phạm lần đầu đầu thôi mà sao cô không tha thứ cho tôi. Tôi sẽ ghi nhớ điều này và chỉ muốn trả thù cô. Sự việc tiếp theo đó thì ba mẹ tôi đã phạt tôi suốt mấy tuần lễ không cho xem truyện, bắt tôi làm bài tập Toán miệt mài. Tôi lại càng "ghét" cô hơn... Và thế là một ngày nọ, khi hết giờ đến giờ ra chơi, các bạn chạy lên bàn hỏi bài cô, tôi đã nhanh tay giấu đi quyển số chủ nhiệm và một quyển sổ tay của cô. Tôi chỉ nghĩ làm cô tức và lo lắng... Tôi thấy cô quay lại lớp tìm và thông báo cho cả lớp. Nhưng không một ai biết... Cô không hề mảy may nghi ngờ đến những cô cậu học trò bé bỏng của cô. Đúng như tôi dự đoán, cô phải nộp sổ chủ nhiệm cho nhà trường. Cô làm mất sổ nên bị nhà trường khiển trách. Trên môi cô không nở được nụ cười nào, trông cô buồn rười rượi. Cô phải mất thời gian làm lại quyển số ấy. Điều ấy làm tôi thấy hả dạ.
Một hôm, tôi tình cờ giở quyển sổ tay của cô ra xem. Từng trang, từng trang là những ghi nhận về công việc, có cả những trang cô kỉ niệm của lớp. Cô ghi lại tên các bạn bị ốm, nhận xét bạn này cần giúp đỡ về môn nào, bạn nào tiến bộ... Tôi cảm thấy bất ngờ quá. Thì ra cô đã rất chăm chút, yêu thương chúng tôi. Tôi lật đến trang gần cuối, cô viết về bài kiểm tra Toán gần đây của lớp. Tôi hết sức ngạc nhiên khi có một đoạn nhỏ cô viết về tôi: "Không hiểu sao con bé Trinh làm bài tệ quá nhỉ? Hay nó gặp chuyện gì không vui? Mình phải tìm hiểu nguyên nhân xem có giúp em ấy được gì không? Thường trò này rất chăm ngoan, luôn giúp đỡ bạn bè và lễ phép..." Đọc những dòng tâm tình của cô, tôi thấy khóe mắt mình cay cay, lòng tôi như thắt lại. Giờ đây tôi mới biết cô luôn xem tôi là đứa trò ngoan, luôn lễ phép và tôn trọng cô. Cô luôn nghĩ vì lí do nào đó khiến tôi khiến tôi không làm bài được chứ có nghĩ vì tôi lười học bài đâu. Cô cho tôi điểm ba cũng đáng thôi. Điểm ba ấy khiến tôi khiến tôi phải nhắc nhở mình... Tôi biết làm gì để chuộc lỗi ngoài việc đem trả sổ cho cô và xin lỗi cô. Mong sao cô có thể tha thứ cho tôi. Nghĩ vậy, sáng hôm sau, tôi định đem sổ vào trả cô thì hay tin cô phải về quê gấp vì mẹ cô đang bệnh nặng không có người chăm sóc. Cô đã nộp đơn xin nghỉ việc một thời gian... Cái tin ấy làm tôi sửng sốt. Hai quyển sổ vẫn còn nguyên trong cặp của tôi. Tôi không biết làm thế nào để liên lạc với cô đây? Mọi thứ giờ đã quá muộn. Giá như lúc ấy tôi không sửa điểm thì có lẽ tôi sẽ không gây nên bao lỗi lầm, bao buồn phiền cho cô đâu. Và tôi cũng không phải ray rứt như bây giờ. Tôi chẳng biết làm gì hơn, chỉ biết dày vò chính bản thân. Bao cảm xúc đè nén trong tôi làm tôi muốn vỡ tung. Tại sao ngày ấy tôi lại có những suy nghĩ sai lầm và ngốc nghếch đến thế để rồi bây giờ ân hận mãi. Tôi không còn gặp cô nữa và chẳng biết làm sao để xin lỗi cô. Tôi chỉ còn biết gìn giữ quyển sổ của cô và mong một ngày gần đây tôi sẽ gặp lại cô, sẽ trả sổ cho cô và kèm lời xin lỗi chân thành của tôi. Cô ơi...
Thời gian không dừng lại. Giờ đây tôi đã xa cô. Chiếc ghế cô ngồi giờ đã có người thầy khác. Tôi dẫu biết người thầy ấy cũng sẽ yêu thương, lo lắng cho chúng tôi nhưng tôi chỉ mong tìm lại bóng dáng của cô ngày nào. Tôi mong có thể gặp lại cô để xin lỗi, để nhận được sự tha thứ, bao dung của cô. Cô ơi, con thật lòng xin lỗi cô...
viết một đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn "thầy bói xem voi".
Truyện Thầy bói xem Voi có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, để lại cho người đọc những bài học quý giá, xen kẽ vào đó là những tiếng cười bởi những tình tiết đặc sắc trong câu chuyện.
Truyện thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn kể về cuộc xem voi của 5 ông thầy bói mù, cả 5 ông đều chưa biết về con voi như thế nào nhân lúc đó lại có người bảo sắp có voi đi tới mấy ông liền túm tụm lại để xem, do các ông đều bị mù nên không thể nhìn được con voi đó như thế nào mà phải sờ các bộ phận của voi để đoán xem nó có hình thù như thế nào.Những lời nhận xét của các ông về con voi là khác nhau, dẫn đến nhưng xung đột, tranh luận sâu sắc, dẫn tới cả ẩu đả. Từ những đánh giá một cách phiến diện hời hợt từ bề ngoài của các thầy bói mù đã dẫn đến những lời nhận xét không có tính chất xác thực, mà chỉ mang tính chất hiếm diện hời hợt của cái vỏ bề ngoài của sự vật sự việc. Vì vậy qua câu chuyện này muốn để lại những bài học nhân sinh cho người đọc rằng cần nên tìm hiểu rõ về sự vật hiện tượng cần hiểu được những tính chất bên trong của sự vật sự việc chứ không nên chỉ đánh giá khách quan hiếm diện từ bề ngoài sẽ dẫn đến những lời nhận xét sai chưa đúng với bản chất của sự vật.
“Thầy bói xem voi” là câu truyện ngụ ngôn vô cùng đặc sắc thể hiện những gì con người đánh giá qua bên ngoài, qua một sự vật hiện tượng đều chỉ mang tính phiến diện, mang màu sắc dấu ấn cá nhân của người đó thôi chứ không hề có tính khái quát, nhìn xa trông rộng.
Qua câu truyện ngụ ngôn này người xưa muốn răn dạy con cháu mình cần phải biết quan sát tổng thể, lắng nghe ý kiến của người khác để cho thể nhìn thấu đáo mọi sự vật hiện tượng. Không nên chủ quan, bảo thủ chỉ biết quan điểm của mình là đúng dẫn tới những sai lầm đáng tiếc. Rồi chỉ như cuộc đời của một con “ếch ngồi đáy giếng” chỉ thấy được miệng giếng đã cảm thấy hạnh phúc, thấy miệng giếng thật to, nhưng không biết rằng bên ngoài miệng giếng đó là cả một bầu trời vô cùng rộng lớn.
Qua câu truyện “Thầy bói xem voi” ông cha ta cũng muốn gửi gắm rằng bể học là vô cùng không có gì là hữu hạn, nên chúng ta cần phải biết mở rộng tầm nhìn, kiến thức của mình để không là người tụt hậu.
Câu truyện “Thầy bói xem voi’ kể về chuyện có năm ông thầy bói mù chưa được nhìn thấy con voi lần nào. Một hôm nhân con con voi đi qua năm ông cùng nhau xin chủ voi cho sờ thử xem con voi nó như thế nào. Mỗi ông sờ một chỗ. Ông thì sờ vào chân voi. Ông thì sờ vào tai của con voi. Có ông sờ vào đuôi con voi.
Ông khác thì lại sờ vào vòi của con voi. Khi năm ông túm lại nói chuyện với nhau ông sờ tai thì kêu con voi như cái quạt nan. Ông sờ chân thì bảo con voi to như cái cột đình….Mỗi ông cho một ý kiến khác nhau về con voi và ai cũng khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình là đúng rồi dẫn tới cãi cọ, gây ra chiến tranh căng thẳng với nhau, đánh nhau tới sứt đầu mẻ trán. Nhưng chẳng có ai nói đúng về hình dáng của con voi cả.
Câu truyện ngụ ngôn này vừa có tính hài hước, gây cười cho người đọc vừa có tính giáo dục khuyên răn chúng ta mỗi con phải có cái nhìn tổng thể, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của người khác để đánh giá sự vật, sự việc cho thật khách quan. Đừng bảo thủ, chỉ khư khư cho rằng quan điểm của mình là đúng dẫn tới những sai lầm không đáng có.
Thông qua truyện “Thầy bói xem voi” em cũng tự rút được cho mình một bài học riêng rằng sống ở trên đời cần biết chắc chắn thì mới nói ra “biết thì thì thưa thớt, không biết dựa cột mà nghe” không nên võ đoán, nói bừa bãi rồi tỏ vẻ hiểu biết chỉ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi.
Trong bất kỳ một cuộc tranh luận nào chúng ta cũng nên xem xét nhiều khía cạnh để cân nhắc đúng sai, không nên bảo thủ cố chấp, luôn coi cái “tôi” cá nhân của mình lên trên tất cả để rồi trở thành người hiếu chiến, ngu ngốc.
Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục rất thâm thúy ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị.Thầy bói xem voi kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét. Của từng người về con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả.Năm thầy bói đều sờ vào voi thật và mỗi thầy đều tả đúng một bộ phận của voi, nhưng không ai nhận xét đúng về cả con voi. Sai lầm của họ là mỗi người chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà đã nhất quyết cho rằng đó là con voi. Điều đáng buồn cười là các thầy đều sai nhưng ai cũng nhận mình là đúng. Thực ra họ đều sai lầm trầm trọng bởi vì đã lấy nhận xét chủ quan về một chi tiết của sự vật để khẳng định, đánh giá toàn thể sự vật và phủ nhận ý kiến của người khác.. Cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện, dùng bộ phận để khái quát toàn thể. Truyện không nhằm chế giễu cái “mù” về thể chất (đây chỉ là chi tiết cần có của tinh huống truyện), mà muốn nói đến cái “mù” về nhận thức và phương pháp nhận thức của các thầy bói. Cao hơn thế, truyện có ý giễu cợt những người làm nghề xem bói (Thầy bói nói càn). Tiếng cười trong truyện nhẹ nhàng nhưng cũng rất thâm thúy.
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài con rồng cháu tiên và thầy bói xem voi ( khoản 150 chữ )
giúp mik với!
A. Mở bài Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Con Rồng Cháu Tiên
Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, em rất thích truyện Con Rồng, cháu Tiên. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên hay Sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ… vốn là một thần thoại có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo như các nhân vật thần linh có nhiều phép lạ và hình tượng cái bọc trăm trứng… đã biến nó thành một truyền thuyết hay và đẹp vào bậc nhất, nhằm giải thích và suy tôn nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc Việt.
B. Thân bài Phát biểu cảm nghĩ về truyện Con Rồng Cháu Tiên
Lạc Long Quân và Âu Cơ là sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên, phong phú của người xưa. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ được dệt nên từ những chi tiết lạ thường.
Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải (biển Đông); còn Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Mỗi thần có một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp của Lạc Long Quân được nhấn mạnh là vẻ đẹp của tài năng. Thân có thân hình Rồng, sống được cả dưới nước lẫn trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, trấn áp được lũ yêu quái (Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh) làm hại dân lành. Thần lại có lòng thương người, thường dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
Âu Cơ là Tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần. Nàng thích đi đây đi đó. Nghe nói vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm và tình cờ gặp Lạc Long Quân ở đó.
Câu chuyện hấp dẫn người nghe bởi những chi tiết ngẫu nhiên lạ lùng: Rồng ở dưới nước gặp Tiên trên non cao rồi yêu nhau, kết duyên thành vợ chồng. Đây là biểu tượng của sự kết hợp giữa hai thành phần chính trong cộng đồng mới hình thành của dân tộc Việt.
Đời Hùng vương, cư dân Văn Lang chủ yếu là người Lạc Việt và Âu Việt. Họ thường xuyên quan hệ với nhau về kinh tế, văn hóa. Cuộc hôn nhân thần thoại giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh mối quan hệ và sự thống nhất giữa cư dân của hai bộ tộc này.
Truyện Con Rồng, cháu Tiên phản ánh sự hình thành của đất nước Lạc Việt trong buổi bình minh của lịch sử qua các chi tiết: Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đật tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ… Khi cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Đây là thời kì mở đầu kỉ nguyên độc lập của người Việt, hay còn gọi là thời kì Hùng Vương dựng nước.
Nội dung truyện nhằm giải thích nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp, đức độ. Cuộc hôn nhân giữa Long Quân – Âu Cơ như một mối lương duyên tiền định và kết quả thật tạ thường ! Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm ngươi con hồng hào, đẹp đẽ… Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Dấu ấn thần tiên được khắc sâu trong cuộc sinh nở này.
Hình ảnh cái bọc một trăm trứng mang ý nghĩa tượng trưng rất thiêng liêng. Nó khẳng định rằng tất cả các dân tộc sống trên đất Việt đều chung một mẹ sinh ra, do đó mối quan hệ giữa các dân tộc là mối quan hệ anh em thân thiết. Hai tiếng đồng bào (cùng một bọc) đã gợi lên đầy đủ và cảm động nghĩa tình keo sơn, máu thịt ấy.
Sự tích Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ, đem theo năm mươi con xuống biển, còn năm mươi người con theo mẹ lên núi, ngoài lí do kẻ ở trên cạn, người ở dưới nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn, ở cùng nhau một nơi lâu dài còn nhằm giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc trên đất Lạc Việt. Ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã tiến hành những cuộc sắp đặt giang sơn. Địa bàn đất nước rộng, các dân tộc đã biết phân chia nhau cai quản, Kẻ ở chốn núi rừng, kẻ đồng bằng, người biển cả… lập nghiệp khắp nơi, khắp chốn. Khi có việc quan trọng, lớn lao, họ lại tìm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau.
C. Kết luận bài văn Phát biểu cảm nghĩ về truyện Con Rồng Cháu Tiên.
Điều đó thể hiện truyền thống đoàn kết tốt đẹp trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc ta.Con Rồng, cháu Tiên là một truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện cổ dân gian. Nó thể hiện lòng tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc ta, đồng thời khẳng định và ca ngợi mối quan hệ gắn bó thân thiết cùng truyền thống đoàn kết tốt đẹp có từ lâu đời của các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Mỗi người chúng ta dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ tới cội nguồn và tự hào là dòng giống Tiên Rồng, là con cháu của các vua Hùng.
các bạnhãy viết 1 bài văn tả về con voi
Trong kì nghỉ hè của năm lớp ba, bố em đã đưa cả gia đình đi tham quan vườn bách thú Hà Nội. Trong vườn bách thú em được nhìn thấy rất nhiều những con vật thật mà trước đó đã được xem trong tranh ảnh và học trong sách vở như: con hổ, con khỉ, con sóc, cá sấu, con công. Trong đó em thích nhất là con voi.
Con voi có thân hình rất to lớn, có da màu xám, đôi chỗ còn có những đốm nhỏ li ti màu trắng. Nó có hai cái tai to như hai cánh quạt vậy. Tuy nhiên, nó không cứng mà lại rất mềm, rủ xuống hai bên đầu, thỉnh thoảng lại đập lên xuống nhẹ nhẹ rất đáng yêu. Cái vòi to và dài có nhiều khấc tròn dùng để hút nước và lấy đồ ăn. Chiếc vòi dài còn có thể đưa lên lấy thức ăn ở trên cao nữa.
Khi đi thăm chuồng voi, em được cô hướng dẫn ở sở thú dạy cách cho voi ăn. Em cầm thức ăn ở tay và chú voi đã lại gần dùng vòi để lấy thức ăn, sau đó cho vào miệng ăn. Lúc đầu em rất sợ vì con voi rất to, cái vòi của nó thì như con rắn lớn, khi nó lấy thức ăn ở tay em thì rất nhột làm em sợ hãi rụt ngay tay về. Nhưng lúc sau khi đã quen với chú voi thì em lại rất thích thích thú và vui vẻ khi cho voi ăn, chú voi không hề hung dữ mà rất thân thiện, dễ thương.
Da của chú voi cũng không thô, cứng cáp như da trâu, cũng không nhiều lông như con mèo, con chó mà mềm mại, sờ vào rất thoải mái. Chú voi có bốn chiếc chân rất to, vững chắc như những cột nhà nên khi những chú voi bước đi trông rất khó khăn, nặng nề. Chiếc đuôi của chú voi nhỏ hơn chiếc vòi nhưng dài hơn, di chuyển cũng linh hoạt hơn.Những chú voi đứng ở xa, khi không di chuyển thì giống như những bức tượng bằng đá.
Trong chuồng có ba chú voi, hai chú voi lớn và một chú voi con, trông chúng giống một gia đình với voi bố, voi mẹ và voi con.Chúng được nuôi trong một nơi rất rộng, có hồ nước nhỏ, mặt đất có nhiều cỏ xanh và những cây to bên cạnh, hệt như một khu rừng nhỏ vậy.
Những chú voi tuy lớn nhưng đều rất hiền lành, mọi người đều có thể cho ăn, vuốt ve vào thân mình của nó.
Cô hướng dẫn nói những chú voi còn dung để chở đồ đạc,hàng hóa, chở người qua suối. Ở các rạp xiếc, những chú voi còn được dạy làm những trò rất thú vị.Em rất muốn xem những chú voi biểu diễn xiếc, khi được nhiều điểm tốt em sẽ xin bố cho đi xem.
Chuyến đi chơi ở vườn bách thú của em rất vui, em đã ở lại chuồng voi rất lâu vì nó đáng yêu, em muốn đến đây chơi với những chú voi nhiều lần khác nữa.
Nghỉ hè, em được mẹ thưởng cho một chuyến tham quan vườn thú. Em háo hức ngắm nhìn từng con thú đến từ rừng xanh, nhưng có lẽ con vật làm em thích thú nhất đó chính là con voi. Vừa ngắm, em vừa ngân nga bài hát: "Chú voi con ở bản Đôn" và có những liên tưởng rất thú vị.
Chà, chú mới to làm sao ! Mẹ nói chú phải nặng đến vài tấn chứ chẳng chơi. Nhìn chú mà em tưởng tượng ra cả một tòa nhà lớn. Bốn cái chân to lớn như cái cột đình. Còn cái tai thì chẳng khác gì một cái quạt lúc nào cũng phe phẩy. Thích nhất là chiếc vòi dài, càng về đỉnh lại càng nhỏ đi và có nhiều vòng tròn rất đều nhau. Mõm nép dưới cái vòi to tướng, nhìn sơ qua khó mà có thể thấy được.
Hai chiếc răng nanh sắc nhọn, cong cong hình con tôm, chìa ra khỏi hàm răng, trông thật giống một con ác thú. Chú có cái đuôi dài thượt, dẻo như chiếc roi mây của cô em. Cùng với thân hình vạm vỡ, tròn tròn, nước da nhăn nheo, tựa như màu đất bùn ở những đồng ruộng xâm xấp nước đưa lên. Cái kiểu chú ăn trông thật kì lạ. Đầu tiên, chú gắp thức ăn lên. Dùng vòi cuộn tròn lại rồi quăng tuột vào mồm. Chiếc vòi hữa ích ấy còn giúp chú làm được nhiều việc nữa cơ, chẳng hạn: “Bắt tay, chào người lớn,…”
Khi ra về, em lại có cảm giác nuối tiếc. Cuộc vui nào rồi cũng phải tàn, em chia tay chú mà lòng buồn rười rượi. Mẹ nói nếu em cứ học tập tốt rồi hè nào mẹ cũng đưa đi chơi vườn bách thú để ngắm chú voi đáng yêu đó cùng những con vật khác.
Bốn cái chân to lớn như cái cột đình. Còn cái tai thì chẳng khác gì một caí quạt lúc nào cũng phe phẩy.
Viết một đoạn văn nói về con gà nhà em. Trong đó có câu mở đoạn : "Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp".
Tham khảo
Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Cái mào dày và đỏ chót như bông hoa dâm bụt lúc nào cũng nghênh nghênh ra vẻ kiêu hãnh lắm. Cái mỏ vàng ươm và hơi khoằm. Bộ áo lông của chú rực rỡ đủ màu sắc: lông cổ màu đỏ lửa pha xanh biêng biếc, lông thân màu nâu mượt, lông cánh và đuôi màu đen óng ánh.
Tham khảo
Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Cái mào dày và đỏ chót như bông hoa dâm bụt lúc nào cũng nghênh nghênh ra vẻ kiêu hãnh lắm. Cái mỏ vàng ươm và hơi khoằm. Bộ áo lông của chú rực rỡ đủ màu sắc: lông cổ màu đỏ lửa pha xanh biêng biếc, lông thân màu nâu mượt, lông cánh và đuôi màu đen óng ánh.
Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nói về tâm trạng của nhà thơ khi về quê trong bài ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Em tham khảo nhé:
Xa quê đã mấy chục năm nhưng tình cảm với quê hương ông vẫn giữ. Điều đó được thể hiện ở giọng quê ông vẫn giữ được, giữ được giọng quê đối với người xa quê mấy chục năm trời là một điều vô cùng quý giá. Thực ra trong cuộc sống có rất nhiều người xa quê thì dường như họ sẽ thay đổi tất cả từ giọng nói cho đến phong cách cử chỉ nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó không hề xảy ra. Chứng tỏ ông không hề quên nơi đã sinh ra mình, cho mình một cuộc sống, nơi có biết bao kỉ niệm, có người mẹ đã nuôi ông lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào, ru ông bằng những câu hát ân tình, tha thiết…Như vậy thời gian chỉ có thể làm thay đổi được mái tóc, được vẻ bên ngoài của con người chứ không thể thay đổi được những nét bên trong, nét quê ẩn chứa trong ông. Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.
bài tập về nhà tiếng anh lớp 4 viết một đoạn văn ngắn nói về việc mà em đã là trong khóa khứ
Tham khảo
Yesterday, I was at home. Because it was Saturday so I didn’t go to school. In the morning, I visited my grandparents with my brother. In the afternoon, I played badminton with my friend. In the evening, I watched TV with my family.
viết 1 đoạn văn ngắn miêu tả tập tính của những con voi con trong bầy
( bài ''Ở nơi hoang dã'' chương trình địa phương 8 DakLak nha)
ai đúng mình tick cho