hãy tả cảnh mẹ cùng em dọn nhà cửa đón xuân
hãy tả cảnh mẹ cùng em dọn nhà cửa đón xuân
Phòng khách chính là nơi cần được dọn dẹp cẩn thận và trang trí nhiều nhất vì phòng khách là bộ mặt của chủ nhà, là nơi gặp mặt, trò chuyện giữa các thành viên trong gia đình cũng như đón tiếp bạn bè, họ hàng đến thăm vào dịp Tết. Phòng khách cần được thu dọn ngăn nắp, sạch sẽ với đủ lượng ánh sáng cho cả ban ngày và ban tối. Bạn hãy mạnh dạn vứt đi những đồ đạc quá cũ và ít khi dùng đến, sự gọn gàng, sạch sẽ là điều đầu tiên cần làm đối với phòng khách bởi nó tác động đến sự lưu thông luồng khí và đến cảm giác của mỗi người khi ngồi tại đó. Hơn nữa, bạn có thể sắp xếp lại đồ nội thất của phòng theo cách khác với mọi ngày bằng cách thêm những điểm nhấn ấn tượng để tạo ra một không gian tươi vui, thân mật và gần gũi.
cung don dep va trang tri tet 2
Đối với khu vực phòng khách, bạn nên lưu ý đến sảnh vào cửa chính, bậc thềm, bậu cửa… những nơi đón, tiễn khách. Ở đó, bạn nên để những chậu cây cảnh đẹp, hợp phong thủy hoặc các bức tượng trang trí, tranh ảnh, câu đối để tăng phần sinh động cho ngôi nhà trong dịp đón Tết. Một phòng khách đẹp, được bố trí tinh tế thể hiện được cá tính của chủ nhà, điều này khiến cho ngôi nhà bạn thực sự sẽ là nơi sum họp gia đình, là nơi chào đón khách trong những ngày Tết.
:A
Bàn thờ tổ tiên là nơi thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn của của con cháu đối với tổ tiên, với ông bà, cha mẹ, với những người trong gia đình đã khuất. Người Việt có niềm tin rằng chết chỉ là sự tiêu tan của thể xác, linh hồn vẫn luôn tồn tại, vậy nên hầu hết mọi nhà đều có bàn thờ tổ tiên và đây chính là nơi được chăm chút dọn dẹp cẩn thận vào những dịp cuối năm.
Theo truyền thống của người Việt, trước khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ bạn nên chắp tay xin phép ông bà tổ tiên. Sau đó bạn dùng một chiếc khăn mới, sạch sẽ và nước ấm để lau dọn bụi và tàn hương trên ảnh và trên mặt bàn thờ. Nếu bát hương và ảnh không bị bụi bẩn, bạn không nhất thiết phải di chuyển để làm sạch. Riêng việc tỉa chân nhang, bạn có thể đốt hết hoặc gần nhết phần chân nhang hiện có khi làm mâm cơm cúng vào ngày 30 tháng Chạp.
Việc làm sạch khu vực bàn thờ luôn không chỉ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên mà còn là sự chăm sóc đến cái tôi tâm linh, là nhu cầu gắn kết mật thiết giữa thế giới hiện hữu và thế giới tâm linh linh thiêng ở mỗi con người.
Em hãy lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón năm mới cùng mọi người trong gia đình
Viết bài văn kể lại 1 lần em cùng người thân dọn dẹp, trang trí nhà cửa, đón năm mới
em hãy tả lại quang cảnh và không khí quê em vào dịp chuẩn bị đón Tết, xuân về
( các bạn giúp mk nha , đừng copy trên mạng nha)
Xóm làng hàng ngày yên lặng là thế. Nhưng cứ mỗi độ Tết đến, xuân về lại náo nhiệt đến lạ thường. Thanh niên trong làng ở đâu mà nhiều thế. Cứ đến 28 Tết là gọi nhau í ới đi chợ Tết.
Chợ- hàng ngày đã náo nhiệt rồi, Tết về có lẽ nó lại càng náo nhiệt hơn…
Hầu như năm nào tôi cũng đi chợ Tết. Hồi bé, mẹ cho năm đến mười nghìn, rồi mượn anh trai -đi học xa về , cái xe mini để đi chợ. Hồi đó, tiền chưa mất giá nên đi chợ mua được bao nhiêu thứ: mua bánh kẹo ăn, rồi mua nhiều bóng bay nữa chứ. Háo hức lắm vì được đi chợ với mấy đứa bạn, đi cả ngày mới về mà mẹ không mắng vì Tết mà.
Giữa chiều về nhà thì đã thấy bố gói bánh chưng sắp xong, đang chuẩn bị cho bánh vào nồi. “Bố ơi! Làm cho con cái bánh cóc, nhiều thịt, nhiều đỗ nha bố?”. Rôi quay sang dặn anh trai :“Lúc bánh chín anh không được ăn mất phần em đâu đấy???”. Tôi có 2 chị gái, 2 anh trai. 2 chị thì lấy chồng. Tôi là út trong nhà nên được cả nhà cưng chiều.
Tết năm nào cũng thế. Giữa hiên nhà tôi là cây đào hoặc cây quất. Trong nhà thì tôi và mẹ hay trang trí thêm 1 chậu hoa cúc, thêm 1 lọ hoa lay ơn nữa.
Tôi không chỉ rất thích Tết – vì tôi sinh ra vào mùa xuân, mà tôi còn rất thích không khí những ngày gần Tết. Nó thật khó tả. Trong lòng tôi luôn lâng lâng, vui vui, hồi hộp. Tôi rất thích được ngồi canh nồi bánh chưng với anh trai tôi (anh giáp tôi). Ngửi mùi thơm của bánh phả ra. Chao ôi! Thơm ơi là thơm… Ngồi ăn hạt dưa, nghe anh kể chuyện. Rồi cứ như thế cho đến lúc ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Chỉ biết khi tỉnh dậy thì bánh đã chín và đang được ép cho cứng bánh.
Rối tôi cũng rất thích không khí đêm 30 Tết… Cả nhà chuẩn bị đồ ăn. Bữa cơm ngày Tết thịnh soạn. Chắc chắn không thể thiếu món dưa hành- mấy hôm trước tôi đã phải chảy bao nhiêu là nước mắt khi bóc hành. Mọi người ngồi quây quần bên nhau. Bữa cơm Tất niên. Tôi thấy vui lắm vì có đầy đủ thành viên trong nhà.
Gia đình tôi theo Đạo nên hầu như năm nào cũng vậy. Khi gần đến thời khắc Giao thừa thì cả nhà tôi đến nhà thờ đọc kinh. Lúc này mọi người trong xóm đã tụ họp đông đủ, nhất là thanh niên xóm. Xem bắn pháo hoa. Rồi chuông nhà thờ được kéo trong hồi dài.Tôi rất thích ngắm pháo hoa, đủ sắc màu. Chúng tôi reo hò mỗi khi thấy pháo hoa đẹp rồi cùng hô to: “ Happy New Year!!” Hay “Chúc mừng năm mới”. Nói chung những câu đại loại như thế. Sau đó, chúng tôi vào nhà thờ cầu nguyện- cầu mong năm mới nhà nhà mạnh khỏe,an vui, hạnh phúc. Còn tôi? Tôi cầu mong cho gia đình tôi luôn yêu thương, đoàn kết, mong bố mẹ luôn mạnh khỏe, anh em tôi học hành giỏi giang…
Sau khi cầu nguyện xong thì thanh niên xóm chúng tôi tổ chức liên hoan, hát hò… Cú như thế đến 2 hoặc 3 giờ sáng mới xong. Ngày Tết của quê tôi thật vui.
Sáng ngày mùng 1, cả nhà tôi chuẩn bị quần áo thật đẹp đi chúc Tết ông bà. Tôi được mọi người mừng tuổi. Vui lắm. Đơn giản vì tôi thêm 1 tuổi.
Bây giờ, tôi đang là sinh viên. Mỗi năm về nhà 2 hoặc 3 lần. Có lẽ xã hội phát triển nên bây giờ muốn ăn bánh chưng lúc nào là có lúc đấy. Và có lẽ đi chợ Tết với 5 đến 10 nghìn như tôi ngày xưa thật hiếm. Thế nhưng, với gia đình thì tôi vẫn là cô út ngày nào, còn trẻ con, vẫn hay nũng nịu đòi bố gói cho cái bánh cóc, vẫn đòi anh cho được canh nồi bánh chưng cùng, vẫn cùng mẹ đi chợ mua hoa cúc. Và gia đình tôi vẫn cùng nhau chuẩn bị bữa cơm Tất niên ấm cúng như ngày xưa…
chưa đến tết nên mik k bit tả sao nữa lên mạng mà coi nhìu lém
" Tết Tết Tết đến rồi...", nghe những câu hát này lòng tôi xao xuyến đến lạ. Tôi thích ngắm cảnh quê hương tôi vào những ngày giáp Tết: thật đẹp và tràn trề những nỗi khát khao. Tất cả sẽ reo mừng chào đón mùa xuân như chào đón vị chúa nhân từ, đẹp đẽ.
Tôi đạp chiếc xe cũ kĩ dạo khắp làng để ngắm làng quê đã lột xác khi được vị chúa nhân từ ban cho một tấm áo mới. Một màu xanh non đầy mơ ước bao trùm khắp nơi nơi, màu xanh đem đến cho vạn vật một sức sống mới, tự nhiên và êm dịu. Tôi thật ngỡ ngàng trước ánh nắng nhạt hoà mưa xuân khẽ gọi những chồi non sinh ra từ mùa đông vẫn chưa dám chào bà con hàng xóm nay bừng tỉnh giấc. Tô điểm thêm cho khung cảnh thêm rực rỡ là bàn tay của con người. Những ngôi nhà được các bác thợ sơn khoác cho những manh áo đủ màu tươi mới. Trước nhà còn được trang trí những chiếc đèn lồng trông xa như những quả hồng chín mọng. Hoa cùng bạn bè của nó đang kiều diễm toả hương ngào ngạt làm say đắm lòng người. Trên con đường cũ kĩ chật ních người xe. Đông vui nhất là ở chợ, tôi choáng ngợp trước những bức tranh làng hồ kì diệu mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam mà nhà nhà thích treo trong dịp Tết. Tôi đắm mình trong vẻ đẹp của chợ hoa, những cây đào, cây mai như những nàng thiếu nữ vừa độ trăng tròn e lệ và trong mỗi nhà chắc cũng không thể thiếu những nàng thiếu nữ biểu tượng cho mùa xuân này, nó còn như một vị thần linh giúp cho mọi người sang năm mới gặp nhiều điều may mắn, tốt lành.
Hơi xuân ấm. Sắc xuân vàng. Ánh xuân lung linh huy hoàng. Và những cảm xúc về những ngày giáp Tết sẽ còn đọng mãi trong tâm hồn ta mãi không phai mờ.
tả cảnh nơi em ở trong những ngày đón xuân về
Ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc ta đã tới cùng với mùa xuân mang sức sống cho muôn loài. Ngày mùng một Tết, mọi vật đều như được nhân lên sức sống và niềm vui. Quang cảnh nơi em ở cũng tưng bừng, nhộn nhịp hoà vào không khí đón Tết của mọi miền.
Không khí ngày đầu xuân thật dễ chịu. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Trong không khí khắp nơi lan toả mùi hương hoa ngào ngạt và những loài hoa thi nhau phô sắc. Cả xóm em cũng tưng bừng trong không khí vui vẻ đó. Từng ngôi nhà với mái ngói đỏ tươi như được cởi bỏ cái áo cũ kỹ của những năm trước mà khoác trên mình chiếc áo đẹp của năm mới. Những cây ăn quả to cao, hay lắc lư cái đầu, ngày thường rất trầm tư thì hôm nay vui vẻ, luôn nở nụ cười giỡn đùa cùng nàng tiên mùa xuân vậy. Những cây hồng nhung trong vườn cũng rộn ràng khoe sắc. Cánh hồng mịn màng, đỏ thắm đầy vẻ kiêu hãnh và như rất biết ơn nàng tiên mùa xuân đã làm cho nó đẹp hơn. Con đường làng được khoác bộ áo mới sạch sẽ, mát mẻ. Ở trên cao ngang hai bên đường có chăng khẩu hiệu: "Chúc mừng năm mới".
Trong mỗi gia đình, ai nấy đều tất bật chuẩn bị bữa cơm đầu năm cúng tổ tiên. Thế rồi, mọi người quây quần bên mâm cơm ấm cúng với những lời chúc tốt đẹp. Gia đình em cũng vậy, cả nhà sum họp bên nhau hạnh phúc. Mọi người cười nói vui vẻ chúc nhau một năm mới có nhiều niềm vui, hạnh phúc và mọi điều may mắn. Tiếng cười vang khắp xóm, tràn ngâp niềm yêu thương. Rồi mọi người diện những hộ quần áo đẹp nhất để đi chúc Tết. Bác Tiếp là người sang xông đất nhà em. Bác chúc gia đình em năm mới sức khoẻ, làm ăn thuận lợi. Mấy đứa cháu bác dẫn theo ríu rít vui mừng vì được tiền mừng tuổi, chốc chốc chúng lại mang ra đếm. Những người trong xóm đã bắt đầu đi chúc Tết lẫn nhau, mong một năm mới "an khang – thịnh vượng"!
Ngày đầu xuân mới Kỷ Sửu 2009 đã diễn ra trong xóm em thật ấm cúng và vui vẻ. Em mong rằng mọi người sẽ sống chan hoà với nhau để cuộc sống mỗi ngày thêm tươi đẹp.
Xuân đến, bao nhiêu hoa lá đua nhau kheo sắc, góp phần làm cho mùa xuân thêm rực rỡ. Cây mai nhà em cũng đã bắt đầu nở rộ. Những bông hoa như những vầng thái dương nhỏ bé thắp sáng cho mùa xuân.
Cây mai này đã gần trăm tuổi, dáng thanh thoát, thuộc loại mai tứ quý nở suốt bốn mùa. Nhìn từ xa, nó trông như một tháp đèn khổng lồ cao trên hai mét. Cả cây đều bị bao phủ bởi màu vàng rực của cánh hoa, điểm thêm màu xanh mơn mởn của những chiếc lá làm nổi bật cả góc sân.
Gốc cây lớp bằng bắp chân của người trai tráng. Dấu vết thời gian in đậm trên thân cây màu nâu, loang lổ vết rêu xanh. Các cành vươn đều, xòe rộng như những cánh tay khẳng khiu cố vương cao để đón ánh mặt trời. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn.
Năm nào cũng vậy, khoảng rằm tháng chạp là ba em và ông ngoại phải bắc ghế, làm việc từ sáng đến chiều để tuốt là cho cây. Lá bị lặt hết, chỉ còn trơ cành trông đến tội nghiệp. Nhưng chỉ gần hai tuần sau, trên các cành cây ấy lại chi chít những nụ hoa xanh mơn mở chỉ vài ngày nữa là nở. Tạo hóa thật kì diệu đã bạn tặng cho họ hàng nhà mai cái sức sống vương lên thần kì ấy. Đến ngày hoa nở, từng cánh hoa tròn trịa, vàng tươi chen chúc nhau khoe sắc, phô ra chiếc nhụy màu cam nhạt. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lử vàng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lấp lánh, lung linh trong nắng. Những chú ong, chú bướm lũ lượt kéo về, nhẹ nhàng đậu trên từng bông hoa để thưởng thức hương vị ngọt ngào của mật. Cánh hoa mỏng mịn, xếp làm ba lớp. Lớp ngài cùng cứng hơn, đỏ tía như ức gà chọi. Chỉ gần tuần sau, cánh hoa đã bắt đầu rụng. Những cánh hoa bị gió cuốn đi chập chờn như những cánh bướm rong chơi. Lúc này lá đã chuyển sang mà sẫm. Một thời gian sau, cây đã bắt đầu kết trái. Trái kết mà xanh đậm như những hạt cườm long lanh đính trên tần tầng áo lá.
Hằng ngày, em đều tưới và chăm sóc cây. Mong cây xanh tốt, năm sau sẽ trổ thật nhiều hoa để chào đón một năm mới sung túc và an lành.
Cảm ơn nhà Giang.Tau chép rồi
“Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà cửa đón chờ con cháu. Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm theo bưu thiếp ghi: bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ i Tết. Năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang và lời chúc quen thuộc. Tết năm nay con cháu về, thấy nhà mình thiếu Tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Qua năm cũ còn nguyên, vương bụi. Thế là bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi.”
1. Tìm những yếu tố miêu tả trong đoạn trích.
2. Chỉ rõ và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn văn trên.
3. Vì sao con cháu “thấy nhà mình thiếu tết” mà bố mẹ lại nói “năm nay có tết rồi”?
a)“hăm hở dọn nhà”, “tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà”, “quà ngổn ngang”. Cây mái nguyên lá, mái nhà xanh rêu, quả năm cũ còn nguyên, vương bụi”, bố mẹ rưng rưng
Tết
Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu.
Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quả kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về
Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà, Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc.
Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá, Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi.
Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”.
(Trần Hoàng Trúc)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản.
Câu 3: Tìm lời dẫn trực tiếp cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp.
Câu 4: Cho biết một thông điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên (5 - 7 dòng)
II. Tạo lập văn bản:
Câu 1: Từ nội dung đoạn trích, viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của minh về tinh cảm gia đình.
Câu 2: Tưởng tượng sau 20 năm nữa em có dịp về thăm trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường xúc động đó
em hãy tả lại quang cảnh và quê em vào dịp chuẩn bị đón tết đến,xuân về
(có bạn nào có bài tự làm ko??)
kết bạn nha mn
Xóm làng hàng ngày yên lặng là thế. Nhưng cứ mỗi độ Tết đến, xuân về lại náo nhiệt đến lạ thường. Thanh niên trong làng ở đâu mà nhiều thế. Cứ đến 28 Tết là gọi nhau í ới đi chợ Tết.
Chợ- hàng ngày đã náo nhiệt rồi, Tết về có lẽ nó lại càng náo nhiệt hơn…
Hầu như năm nào tôi cũng đi chợ Tết. Hồi bé, mẹ cho năm đến mười nghìn, rồi mượn anh trai -đi học xa về , cái xe mini để đi chợ. Hồi đó, tiền chưa mất giá nên đi chợ mua được bao nhiêu thứ: mua bánh kẹo ăn, rồi mua nhiều bóng bay nữa chứ. Háo hức lắm vì được đi chợ với mấy đứa bạn, đi cả ngày mới về mà mẹ không mắng vì Tết mà.
Giữa chiều về nhà thì đã thấy bố gói bánh chưng sắp xong, đang chuẩn bị cho bánh vào nồi. “Bố ơi! Làm cho con cái bánh cóc, nhiều thịt, nhiều đỗ nha bố?”. Rôi quay sang dặn anh trai :“Lúc bánh chín anh không được ăn mất phần em đâu đấy???”. Tôi có 2 chị gái, 2 anh trai. 2 chị thì lấy chồng. Tôi là út trong nhà nên được cả nhà cưng chiều.
Tết năm nào cũng thế. Giữa hiên nhà tôi là cây đào hoặc cây quất. Trong nhà thì tôi và mẹ hay trang trí thêm 1 chậu hoa cúc, thêm 1 lọ hoa lay ơn nữa.
Tôi không chỉ rất thích Tết – vì tôi sinh ra vào mùa xuân, mà tôi còn rất thích không khí những ngày gần Tết. Nó thật khó tả. Trong lòng tôi luôn lâng lâng, vui vui, hồi hộp. Tôi rất thích được ngồi canh nồi bánh chưng với anh trai tôi (anh giáp tôi). Ngửi mùi thơm của bánh phả ra. Chao ôi! Thơm ơi là thơm… Ngồi ăn hạt dưa, nghe anh kể chuyện. Rồi cứ như thế cho đến lúc ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Chỉ biết khi tỉnh dậy thì bánh đã chín và đang được ép cho cứng bánh.
Rối tôi cũng rất thích không khí đêm 30 Tết… Cả nhà chuẩn bị đồ ăn. Bữa cơm ngày Tết thịnh soạn. Chắc chắn không thể thiếu món dưa hành- mấy hôm trước tôi đã phải chảy bao nhiêu là nước mắt khi bóc hành. Mọi người ngồi quây quần bên nhau. Bữa cơm Tất niên. Tôi thấy vui lắm vì có đầy đủ thành viên trong nhà.
Gia đình tôi theo Đạo nên hầu như năm nào cũng vậy. Khi gần đến thời khắc Giao thừa thì cả nhà tôi đến nhà thờ đọc kinh. Lúc này mọi người trong xóm đã tụ họp đông đủ, nhất là thanh niên xóm. Xem bắn pháo hoa. Rồi chuông nhà thờ được kéo trong hồi dài.Tôi rất thích ngắm pháo hoa, đủ sắc màu. Chúng tôi reo hò mỗi khi thấy pháo hoa đẹp rồi cùng hô to: “ Happy New Year!!” Hay “Chúc mừng năm mới”. Nói chung những câu đại loại như thế. Sau đó, chúng tôi vào nhà thờ cầu nguyện- cầu mong năm mới nhà nhà mạnh khỏe,an vui, hạnh phúc. Còn tôi? Tôi cầu mong cho gia đình tôi luôn yêu thương, đoàn kết, mong bố mẹ luôn mạnh khỏe, anh em tôi học hành giỏi giang…
Sau khi cầu nguyện xong thì thanh niên xóm chúng tôi tổ chức liên hoan, hát hò… Cú như thế đến 2 hoặc 3 giờ sáng mới xong. Ngày Tết của quê tôi thật vui.
Sáng ngày mùng 1, cả nhà tôi chuẩn bị quần áo thật đẹp đi chúc Tết ông bà. Tôi được mọi người mừng tuổi. Vui lắm. Đơn giản vì tôi thêm 1 tuổi.
Bây giờ, tôi đang là sinh viên. Mỗi năm về nhà 2 hoặc 3 lần. Có lẽ xã hội phát triển nên bây giờ muốn ăn bánh chưng lúc nào là có lúc đấy. Và có lẽ đi chợ Tết với 5 đến 10 nghìn như tôi ngày xưa thật hiếm. Thế nhưng, với gia đình thì tôi vẫn là cô út ngày nào, còn trẻ con, vẫn hay nũng nịu đòi bố gói cho cái bánh cóc, vẫn đòi anh cho được canh nồi bánh chưng cùng, vẫn cùng mẹ đi chợ mua hoa cúc. Và gia đình tôi vẫn cùng nhau chuẩn bị bữa cơm Tất niên ấm cúng như ngày xưa…
" Tết Tết Tết đến rồi...", nghe những câu hát này lòng tôi xao xuyến đến lạ. Tôi thích ngắm cảnh quê hương tôi vào những ngày giáp Tết: thật đẹp và tràn trề những nỗi khát khao. Tất cả sẽ reo mừng chào đón mùa xuân như chào đón vị chúa nhân từ, đẹp đẽ.
Tôi đạp chiếc xe cũ kĩ dạo khắp làng để ngắm làng quê đã lột xác khi được vị chúa nhân từ ban cho một tấm áo mới. Một màu xanh non đầy mơ ước bao trùm khắp nơi nơi, màu xanh đem đến cho vạn vật một sức sống mới, tự nhiên và êm dịu. Tôi thật ngỡ ngàng trước ánh nắng nhạt hoà mưa xuân khẽ gọi những chồi non sinh ra từ mùa đông vẫn chưa dám chào bà con hàng xóm nay bừng tỉnh giấc. Tô điểm thêm cho khung cảnh thêm rực rỡ là bàn tay của con người. Những ngôi nhà được các bác thợ sơn khoác cho những manh áo đủ màu tươi mới. Trước nhà còn được trang trí những chiếc đèn lồng trông xa như những quả hồng chín mọng. Hoa cùng bạn bè của nó đang kiều diễm toả hương ngào ngạt làm say đắm lòng người. Trên con đường cũ kĩ chật ních người xe. Đông vui nhất là ở chợ, tôi choáng ngợp trước những bức tranh làng hồ kì diệu mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam mà nhà nhà thích treo trong dịp Tết. Tôi đắm mình trong vẻ đẹp của chợ hoa, những cây đào, cây mai như những nàng thiếu nữ vừa độ trăng tròn e lệ và trong mỗi nhà chắc cũng không thể thiếu những nàng thiếu nữ biểu tượng cho mùa xuân này, nó còn như một vị thần linh giúp cho mọi người sang năm mới gặp nhiều điều may mắn, tốt lành.
Hơi xuân ấm. Sắc xuân vàng. Ánh xuân lung linh huy hoàng. Và những cảm xúc về những ngày giáp Tết sẽ còn đọng mãi trong tâm hồn ta mãi không phai mờ.
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.
Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.
Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.
Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
em hãy kể lại công việc dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa cùng gia đình để phòng chống dịch corona
Trả lời:
Công việc dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa cùng gia đình để phòng chống dịch corona:
+ Giặt giũ, làm sạch rèm cửa, thảm trải sàn 1 tháng/lần để giảm bớt virus, vi khuẩn bám vào.
+ Giặt khăn lau bếp với chất tẩy rửa và phơi khô.
+ Mở cửa sổ, giặt giũ chăn gối thường xuyên, loại bỏ các đồ vật cũ, bám bụi, không dùng đến.
+ Vệ sinh những vật dụng như: điều khiển TV, điều hoà, bàn phím máy tính.
+ Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.
+ Thường xuyên lau nền nhà, những nơi có nguy cơ là "ổ chứa" virus, vi khuẩn như nhà vệ sinh, bồn cầu, thang máy, tay nắm cửa... và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
+ Loại bỏ những vật dụng cũ, ẩm mốc, không còn sử dụng.
+ Thay bàn chải, khăn mặt, khăn tắm định kỳ 3 tháng/lần.
+ Tránh dùng chung ly, cốc uống nước để ngừa lây nhiễm virus corona.
Hok tốt!
Vuong Dong Yet