Chứng minh rằng:
Q = 1/22 + 1/32 + 1/42 + . . . . . . . + 1/20032 + . . . . . . . . . + 1/n2 < 1
Chứng minh rằng:
Q = 1/22 + 1/32 + 1/42 + . . . . . . . + 1/20032 + . . . . . . . . . + 1/n2 < 1
Vì \(\frac{1}{2^2}+\frac{1}{3^2}+...+\frac{1}{n^2}< \frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+...+\frac{1}{n\left(n+1\right)}=1-\frac{1}{n+1}< 1\)=> Q < 1 (đpcm)
B1: Cho góc xOy = 30*. Từ điểm A trong góc xOy vẽ đường thẳng cắt Oy sao cho góc ABy = 30*. Chứng minh rằng Ox // AB.
B2: Trên hình vẽ cho biết góc AMx = 110*, ABC = 70*, ACB = 65*
1, Chứng minh rằng Ax // BC
2, tính góc MAN
B3: Cho góc xOy = 60*, điểm A thuộc Ox, qua A dựng Ay" // Oy và nằm trong góc xOy. Gọi Ot và At" là phân giác góc xOy và xAy"
1, Tính xAy và góc OAy
2, tính xAt" và AOt
3, Chứng minh rằng Ot // At
B4: Cho góc xOy = 30* , điểm A thuộc Ox; qua A dựng Ay" // Oy và nằm trong góc xOy. Gọi Ot và At" lần lượt là tia phân giác góc xOy và xAy
1, Tính OAy
2, Chứng tỏ Ot // At"
B5: Cho tam giác ABC có góc ABC = 70* , góc ACB = 40*. Vẽ tia Cx là tia đối của tia CB. Vẽ tia Cy là tia phân giác của góc Acx
1, Tính ACx
2, Chứng minh rằng AB // Cy
có ai giúp tôi không
trả lời từng bài thôi cũng được
ai trar lời đc trong chiều nay mình sẽ tích thật nhiều l
Tìm một phân số dương tối giản nhỏ hơn 1 biết khi chia tử cho mẫu ta được một số thập phân vô hạn tuần hoàn đơn,chu kì có 3 chữ số mà phân số này bằng lập phương của 1 số khác
Theo bài ra khi chia tử cho mẫu ta được số 0, abc nên phân số cần tìm có dạng \(\frac{abc}{999}\)
Ta có : \(\frac{abc}{999}\) \(=\frac{abc}{3^3.37}=\frac{abc.37^2}{\left(3.37\right)^2}\)
Vì phân số này bằng lập phương của một phân số khác nên \(abc.37^2=\left(d.37\right)^3\Rightarrow abc=37d^3\)
Mặt khác 0 < abc < 999 => 37d3 < 999 => d3 < 27 <=> d = 3
Với d = 1 thì abc = 037 \(\Rightarrow\) phân số cần tìm là : \(\frac{037}{999}=\frac{1}{27}\)
Với d = 2 thì abc = 296 => phân số cần tìm là : \(\frac{296}{999}=\frac{8}{27}\)
tim goc x va y biet 2x=3y
Có các góc của tứ giác là 360o
Mà \(\widehat{A}=\widehat{B}=90^o\)
=> x + y = 360 - 90 - 90
=> x + y = 180 độ
Có: \(2x=3y\Rightarrow\frac{x}{2}=\frac{y}{3}\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau:
\(\frac{x}{2}=\frac{y}{3}=\frac{x+y}{2+3}=\frac{180^o}{5}=36\)
\(\frac{x}{2}=36\Rightarrow x=72^o\)
\(\frac{y}{3}=36\Rightarrow y=108^o\)
Cách 1:
Ta có: \(\begin{cases}a\perp c\left(gt\right)\\b\perp c\left(gt\right)\end{cases}\)
\(\Rightarrow a\) // \(b\)
Nên \(x+y=180^0\) ( hai góc trong cùng phía )
Mà \(2x=3y\Rightarrow x=\frac{3}{2}y\)
Nên \(x+y=180^0\)
\(\Rightarrow\frac{3}{2}y+y=180^0\)
\(\Rightarrow\frac{5}{2}y=180^0\)
\(\Rightarrow y=180^0.\frac{2}{5}=72^0\)
\(\Rightarrow x=\frac{3}{2}.72^0=108^0\)
Vậy : \(x=108^0;y=72^0\)
Các bạn giúp mk vs nha !.Gọi a,b,c là 3 cạnh tam giác thỏa mãn ( 1+ b/a)(1+ c/b)(1+ a/c)=8. CMR : Tam giác đó đều.
\(\left(1+\frac{b}{a}\right)\left(1+\frac{c}{b}\right)\left(1+\frac{a}{c}\right)=8\)
\(\Leftrightarrow\frac{\left(a+b\right)\left(b+c\right)\left(c+a\right)}{abc}=8\)
\(\Leftrightarrow\left(a+b\right)\left(b+c\right)\left(c+a\right)=8abc\)
Mặt khác :
Vì a ; b ; c là độ dài 3 cạnh của tam giác nên a ; b ; c > 0
Áp dụng BĐT Cauchy cho 2 số ta có : \(\begin{cases}a+b\ge2\sqrt{ab}\\b+c\ge2\sqrt{bc}\\c+a\ge2\sqrt{ac}\end{cases}\)
\(\Rightarrow\left(a+b\right)\left(b+c\right)\left(c+a\right)\ge2\sqrt{ab}.2\sqrt{bc}.2\sqrt{ac}\)
\(\Rightarrow\left(a+b\right)\left(b+c\right)\left(c+a\right)\ge8abc\)
Dấu " = " xảy ra khi \(\begin{cases}a=b\\b=c\\c=a\end{cases}\)\(\Leftrightarrow a=b=c\)
=> đpcm
tìm x:
a) |x| = 2,5 b) |x| = -1,2
c) |x| + 0,573 = 2 d) \(\left|x+\frac{1}{3}\right|\) - 4 = -1
a) |x| = 2,5
=>\(\left[\begin{array}{nghiempt}x=2,5\\x=-2,5\end{array}\right.\)
vậy x=2,5 hoặc x=-2,5
b)|x|=-1,2
=>x không có giá trị thỏa mãn |x|\(\ge\) 0
c)|x| + 0,573 = 2
|x| = 2 - 0,573
|x| = 1,427
=>\(\left[\begin{array}{nghiempt}x=1,427\\x=-1,427\end{array}\right.\)
Vậy x = 1,427 hoặc x = -1,427
d) ∣∣x+13∣∣ - 4 = -1
=>|x+\(\frac{1}{3}\)| =-1 + 4
|x+\(\frac{1}{3}\)| = 3
.....................
Vậy x = \(\frac{8}{3}\) hoặc x = \(\frac{-10}{3}\)
a ) \(\left|x\right|=2,5\Rightarrow x=2,5;x=-2,5\)
b ) \(\left|x\right|=-1,2\Rightarrow\left|x\right|\ge0\forall x\Rightarrow x\in\varnothing\)
c ) \(\left|x\right|+0,573=2\)
\(\Rightarrow\)\(\left[\begin{array}{nghiempt}x+0,573=2\\x+0,573=-2\end{array}\right.\) \(\Rightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}2-0,573\\\left(-2\right)-0,573\end{array}\right.\) \(\Rightarrow\)\(\left[\begin{array}{nghiempt}x=1,427\\x=-2,573\end{array}\right.\)
Vậy \(x\in1,427;-2,573\)
d ) \(\left|x+\frac{1}{3}\right|-4=-1\)
\(\Rightarrow\left|x+\frac{1}{3}\right|=3\)
\(\Rightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}x+\frac{1}{3}=3\\x+\frac{1}{3}=-3\end{array}\right.\) \(\Rightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}x=3-\frac{1}{3}\\x=\left(-3\right)-\frac{1}{3}\end{array}\right.\) \(\Rightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}x=\frac{8}{3}\\x=\frac{-10}{3}\end{array}\right.\)
Vậy \(x\in\frac{8}{3};\frac{-10}{3}\)
(Gíup mình với các thần đồng 's hoc24 ơi)
Cho tam giác ABC vuông tại C; góc A = 60 độ, tia phân giác của góc BAC cắt BC tại E, kẻ EK vuông góc với AB(K thuộc AB), kẻ BD vuông góc với tia AE (D thuộc tia AE). CM:
a) AC=AK
b) KA=KB
c) 3 đường thẳng AC, BD, KE cùng đi qua một điểm
Giải:
a)
Xét \(\Delta ACE\) và \(\Delta AKE\), có:
\(\widehat{ACE}=\widehat{AKE}=90^0\)
AE là cạnh chung
\(\widehat{CAE}=\widehat{KAE}\) (AE là tia phân giác của \(\widehat{CAB}\))
\(\Rightarrow\Delta ACE=\Delta AKE\) (cạnh huyền_góc nhọn)
\(\Rightarrow AC=AK\) (Hai cạnh tương ứng)
\(\Rightarrowđpcm\)
b)
Vì AE là tia phân giác của \(\widehat{CAB}\)
\(\Leftrightarrow\widehat{CAE}=\widehat{EAK}=\dfrac{1}{2}\widehat{CAB}=\dfrac{1}{2}.60^0=30^0\)
Có: \(\widehat{EAK}+\widehat{KEA}+\widehat{AKE}=180^0\) (Tổng ba góc của tam giác)
\(\Rightarrow\widehat{KEA}=180^0-\widehat{AKE}-\widehat{EAK}=180^0-90^0-30^0=60^0\) (1)
Mặt khác: \(\widehat{ABC}+\widehat{ACB}+\widehat{CAB}=180^0\) (Tổng ba góc của tam giác)
\(\Rightarrow\widehat{ABC}=180^0-\widehat{ACB}-\widehat{CAB}=180^0-90^0-60^0=30^0\)
Lại có: \(\widehat{KBE}+\widehat{EKB}+\widehat{KEB}=180^0\) (Tổng ba góc của tam giác)
\(\Rightarrow\widehat{KEB}=180^0-\widehat{EKB}-\widehat{KBE}=180^0-90^0-30^0=60^0\) (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\widehat{KEA}=\widehat{KEB}\left(=60^0\right)\)
Xét \(\Delta AKE\) và \(\Delta BKE\), có:
\(\widehat{AKE}=\widehat{BKE}=90^0\)
KE là cạnh chung
\(\widehat{KEA}=\widehat{KEB}\) (chứng minh trên)
\(\Rightarrow\Delta AKE=\Delta BKE\) (cạnh góc vuông_góc nhịn kề)
\(\Rightarrow KA=KB\) (Hai cạnh tương ứng)
\(\Rightarrowđpcm\)
c)
Có:
\(AC\perp EB\left(AC\perp CB\right)\)
\(BD\perp AE\)
\(KE\perp AB\)
\(\Leftrightarrow\) Ba đường thẳng AC, BD, KE cùng đi qua một điểm (Vì cùng là ba đường cao của tam giác AEB)
Chúc bạn học tốt!
Cho tam giác ABC cân tại A, vẽ trung tuyến AM.Từ M kẻ ME vuông góc với AB tại E,kẻ MF vuông góc với AC tại F
a) Chứng minh tam giác BEM = tam giác CFM
b) chứng minh AM là trung trực của EF
c) AD=BC
help me !
a)Vì tam giác ABC cân tại A=>góc ABC=góc ACB.
Xét tam giác BEM và tam giác CFM có:
*)góc ABC=góc ACB(cmt)
*)BM=MC(vì AM là đường trung tuyến của tam giác ABC)
*)góc BEM=góc CFM(gt)
=>tam giác BM=tam giác CFM(g.c.g)
Phần b dài nên mình không muốn làm
cho hàm số f(x) xác định với mọi x thuộc R. Biết rằng với mọi x ta đều có :
f(x) + 3f( \(\frac{1}{x}\) )=x2.Tính f(2)
Ta có: f(x)+3f(1/x)=x^2
với x=2 ta có:
\(f\left(3\right)+3f\left(\frac{1}{2}\right)=4\)(1)
với x=1/2 ta có:
\(f\left(\frac{1}{2}\right)+3f\left(2\right)=\frac{1}{4}\)(2)
=> \(f\left(\frac{1}{2}\right)=\frac{1}{4}-3f\left(2\right)\)
lấy (1) trừ 2 , ta được:
a\(\left[f\left(2\right)+3f\left(\frac{1}{2}\right)\right]-\left[f\left(\frac{1}{2}\right)+3f\left(2\right)\right]=4-\frac{1}{4}\)
=>\(f\left(2\right)+3f\left(\frac{1}{2}\right)-f\left(\frac{1}{2}\right)-3f\left(2\right)=\frac{15}{4}\)
=>\(2f\left(\frac{1}{2}\right)-2f\left(2\right)=\frac{15}{4}\)
=>\(2\left[f\left(\frac{1}{2}\right)-f\left(2\right)\right]=\frac{15}{4}\)
=> \(f\left(\frac{1}{2}\right)-f\left(2\right)=\frac{15}{8}\)
mà \(f\left(\frac{1}{2}\right)=\frac{1}{4}-3f\left(2\right)\)
=>\(\frac{1}{4}-3f\left(2\right)-f\left(2\right)=\frac{15}{8}\)
=>\(-4f\left(2\right)=-\frac{17}{8}\)
=> \(f\left(2\right)=-\frac{17}{32}\)
vậy...
Tìm x để biểu thức sau nhận giá trị dương: x2 + 2016x
Ta có:
\(x^2+2016x\)
\(=x.x+2016x\)
\(=x\left(x+2016\right)\)
Ta có bảng sau:
Vậy \(x^2+2016x>0\) khi \(\left[{}\begin{matrix}x< -2016\\x>0\end{matrix}\right.\)