Câu 1 em dùng SGK nhé, mình không giảng lại nữa đâu.
Câu 2: Em chú ý cách làm nhé!
- Bước 1 : Đặt tổng quát.
- Bước 2: Áp dụng quy tắc hoá trị.
- Bước 3: Tính toán & rút gọn.
* Ý đầu tiên:
- Đặt CT: \(Fe^a_2O^{II}_3\) (a: nguyên,dương; a là hoá trị của Fe)
- Áp dụng quy tắc hoá trị ta có: a.2=II.3
\(\Rightarrow a=\dfrac{II.3}{2}=III\)
Vậy: Fe có hoá trị III trong hợp chất Fe2O3
* Ý thứ hai:
- Đặt CT: \(Zn^bCl^I_2\) (b: nguyên,dương; b là hoá trị của Fe)
- Áp dụng quy tắc hoá trị ta có: b.1=I.2
\(\Rightarrow b=\dfrac{I.2}{1}=II\)
Vậy: Zn có hoá trị II trong hợp chất ZnCl2
Bây giờ POP POP ra thêm bài tập nhỏ cho em nha!
Em sẽ tính hoá trị của Mn trong hợp chất Mn2O7 (với O có hoá trị II).
POP POP chúc em học tốt!
Câu 4 thì bạn Hương Giang đã hỗ trợ.
Câu 3 em lật ngược vấn đề bài 2 thôi!
* Ý 1:
- Đặt CT: \(Cu^{II}_a\left(NO_3\right)_b^I\) (a,b: nguyên, dương)
- Theo quy tắc hoá trị, ta có:
\(a.II=b.I\\ \Rightarrow\dfrac{a}{b}=\dfrac{I}{II}=\dfrac{1}{2}\\ \Rightarrow a=1;=2\)
- Vậy CTHH của hợp chất cần tìm là Cu(NO3)2
* Ý 2:
- Đặt CT: \(Ba^{II}_m\left(PO_4\right)_n^{III}\) (m,n: nguyên, dương)
- Theo quy tắc hoá trị, ta có:
\(m.II=n.III\\ \Rightarrow\dfrac{m}{n}=\dfrac{III}{II}=\dfrac{3}{2}\Rightarrow m=3;n=2\)
- Vậy CTHH của hợp chất cần tìm là Ba3(PO4)2
Có gì không hiểu mình sẽ trao đổi lại nha em!
a) Hãy lập công thức hoá học của các nguyên tố sau với oxi:
Na(I) Mg(II) Al(III) S(IV) P(V) O(II)
b) Tìm hoá trị các nguyên tố trong các hợp chất sau :
CTHH Hóa trị CTHH Hóa trị K2O K( ) Al2O3 Al ( ) FeO Fe ( ) NaOH Na ( ) SO2 S ( ) Fe2(SO4)2 Fe ( ) NO N ( ) MgCl2 Mg ( )
Kim loại M tạo ra oxit MSO4 có phân tử khối của oxit là 233. Nguyên tử khối của M là ?
Ta có: \(PTK_{MSO_4}=NTK_M+32+16.4=233\left(đvC\right)\)
\(\Leftrightarrow NTK_M=137\left(đvC\right)\)
Nguyên tử khối của M là
MSO4=32+16.4=96
Mà nguyên tử khối của MSO4= 233
=> M=233-96=137
=> M là nguyên tử Bari
SO4 là gốc axit mà bạn muốn tạo ra oxit với kim loại M thì phải cho M phản ứng với Oxi mới thu được oxit.
Còn nếu cho phản ứng với gốc axit (như là SO4) thì sẽ thu được muối.
Hiện nay người dân Việt nam tiêu thụ rượu bia ở bậc cao so với các quốc gia trong khu vực, đứng thứ 3 châu Á, đứng đầu Đông Nam Á. Ảnh hưởng của rượu (C₂H₅OH) lên hệ thần kinh trung ương phụ thuộc vào nồng độ rượu trong máu. Ở nồng độ thấp rượu có tác dụng an thần, làm giảm stress. Tuy nhiên, với nồng độ cao hơn khoảng > 5g/100ml, rượu gây rối loạn thần kinh, khiến không kiểm soát được hành động và có thể dẫn đến hôn mê, gây tử vong nếu nồng độ rượu trong máu vượt quá 35g/100ml. Uống rượu bia thường xuyên làm suy giảm sự trao đổi chất, gia tăng axit uric dẫn đến bệnh gout, xơ gan...
1. Cho công thức hóa học của rượu etylic là C₂H₅OH. Hãy nêu những gì biết được về chất trên
2. Rượu etylic là đơn chất hay hợp chất? Vì sao?
3. Phân tử khối của rượu etylic nặng hơn phân tử khối của chất A là 2,875 lần. Biết trong phân tử A có một nguyên tử nguyên tố X và 4 nguyên tử hidro. Hãy xác định nguyên tử khối của X và cho biết tên nguyên tố đó?
4. Tính khối lượng bằng gam của rượu etylic.
5. Làm thế nào để tác nước ra khỏi rượu etylic 40 độ (Biết nhiệt độ sôi của rượu là
78,3 ⁰C)
1. \(C_2H_5OH\)
+ do 3 NTHH tạo nên là C, H và O
+ trong phân tử có 2C, 6H và 1O
+ \(2.12+5.1+16+1=46\left(đvC\right)\)
2. Rượu etylic là hợp chất vì phân tử gồm những nguyên tử không cùng loại liên kết với nhau
3. biết \(PTK_{C_2H_5OH}=46\left(đvC\right)\)
vậy \(PTK_A=46.2,875=132,25\left(đvC\right)\)
gọi CTHH của A là \(XH_4\), ta có:
\(X+4H=132,25\)
\(X+4.1=132,25\)
\(X=132,25-4=128,25\left(đvC\right)\)
\(\Rightarrow\) bạn kiểm tra lại đề giúp mình được ko?
4. \(M_{C_2H_5OH}=0,166.10^{-23}.46=7,636.10^{-23}\)\(\left(g\right)\)
5. ta dùng phương pháp chưng cất vì nhiệt độ sôi của rượu etylic (78,3oC) thấp hơn nhiệt độ sôi của nước (100oC)
Giúp mình với
1. bạn tự làm nhé! đây là phần khái niệm thôi
2.
a. \(Zn\left(NO_3\right)_2\) b. \(Al_2O_3\)
3.
gọi hoá trị của các nguyên tố cần tìm là \(x\)
a. \(\rightarrow Ca^{II}_1\left(SO_3\right)_1^x\rightarrow II.1=x.1\rightarrow x=II\)
vậy \(SO_3\) hoá trị II
b. \(\rightarrow Fe_1^xCl^I_2\rightarrow x.1=I.2\rightarrow x=II\)
vậy \(Fe\) hoá trị II
4.
a. \(H_2SO_4\)
+ do 3 NTHH tạo nên là H, S và O
+ trong phân tử có 2H, 1S và 4O
+ \(PTK=2.1+32+4.16=98\left(đvC\right)\)
b. \(Ca\left(OH\right)_2\)
+ do 3 NTHH tạo nên là Ca, O và H
+ trong phân tử có 1Ca, 2O và 2H
+ \(PTK=40+\left(16+1\right).2=74\left(đvC\right)\)
5.
\(KO\rightarrow K_2O\)
\(H\left(SO_4\right)_2\rightarrow H_2SO_4\)
\(AlCl_2\rightarrow AlCl_3\)
Phân tử khối của hợp chất H2SO4 là (biết H = 56, S =32, O =16)
A. 68. B. 78. C. 88. D. 98.
\(PTK_{H_2SO_4}=2\cdot1+32\cdot1+16\cdot4=98\left(đvC\right)\)
Chọn D.
Thành phần chính của giấm ăn là dung dịch axit axetic (CH3COOH) có nồng độ từ 2% - 5%, phân tử khối của axit axetic là: (C=12, H=1, O=16)
A. 60
B. 61
C. 62
D. 63
\(PTK_{CH_3COOH}=12+1.3+12+16+16+1=60\left(đvC\right)\)
Chọn A
Trong một nguyên tử A có 8 hạt proton trong hạt nhân, số hạt electron có trong nguyên tử này là:
A. 8
B. 4
C. 16
D. 2
a. Viết công thức dạng chung của đơn chất kim loại, đơn chất phi kim. Chú thích từng kí hiệu có trong công thức. Mỗi loại cho 4 ví dụ minh họa.
b. Viết công thức dạng chung của hợp chất (2 nguyên tố hoặc 3 nguyên tố). Chú thích từng kí hiệu có trong công thức. Cho 3 ví dụ minh họa.
a. Xác định hóa trị của nguyên tố Fe trong hợp chất sau: FeCl2? Biết Cl có hóa trị I
b. Lập công thức hóa học của các hợp chất sau: Cu (II) và O ; Al ( III) và SO4 (II).
\(a.Đặt:Fe^xCl^I_2\left(x:nguyên,dương\right)\\ \Rightarrow x.1=I.2\\ \Leftrightarrow x=\dfrac{I.2}{1}=II\\ \Rightarrow Fe\left(II\right)\\ b.Đặt:Cu_a^{II}O^{II}_b\left(a,b:nguyên,dương\right)\\ \Rightarrow a.II=b.II\\ \Leftrightarrow\dfrac{a}{b}=\dfrac{2}{2}=\dfrac{1}{1}\\ \Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=1\\b=1\end{matrix}\right.\\ \Rightarrow CTHH:CuO\\Đặt:Al^{III}_x\left(SO_4\right)^{II}_y\left(a,b:nguyên,dương\right)\\ \Rightarrow x.III=y.II\\ \Leftrightarrow\dfrac{x}{y}=\dfrac{II}{III}=\dfrac{2}{3}\\ \Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=2\\y=3\end{matrix}\right.\\ \Rightarrow CTHH:Al_2\left(SO_4\right)_3\)
a) Gọi hóa trị của Fe là: x.
Theo quy tắc hóa trị ta có:
x*1=1*2
x=2
Vậy hóa trị của Fe: 2
b) Cu(II) và O(II) => CuO
Al(III) và SO4(II) => Al2(SO4)3