Nội dung lý thuyết
Các phiên bản kháca. Đơn chất: A (đơn chất kim loại và một vài phi kim như: S, C...).
Ax (phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2).
b. Hợp chất: AxBy, AxByCz ...
Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất (trừ đơn chất A) và cho biết ba ý về chất.
Với hợp chất \(\overset{a}{A_x}\overset{b}{B_y}\) trong đó A, B có thể là nguyên tử hay nhóm nguyên tử; a,b là hóa trị của A,B.
Ta luôn có quy tắc hóa trị: x.a = y. b
Từ đó ta có thể vận dụng để:
a. Tính hóa trị chưa biết
Ví dụ:
b. Lập công thức hóa học
Công thức hóa học: CuO | |
Công thức hóa học: Fe(NO3)3 | |
Công thức hóa học: Al2(SO4)3 |
Bài 1. Viết công thức hoá học và tính phân tử khối của các hợp chất sau:
a) Canxi oxit (vôi sống), biết trong phân tử có 1Ca và 1O.
b) Amoniac, biết trong phân tử có 1N và 3H.
c) Đồng sunfat, biết trong phân tử có 1Cu, 1S và 4O.
Lời giải
Công thức hóa học | Phân tử khối (đvC) | |
a | CaO | 40 + 16 = 56 |
b | NH3 | 14 + 3.1 = 17 |
c | CuSO4 | 64 + 32 + 16.4 = 160 |
Bài 2. Viết CTHH trong các trường hợp sau:
a) Phân tử hợp chất A có phân tử khối là 64 và được tạo nên từ hai nguyên tố S và O.
b) Phân tử hợp chất B có phân tử khối gấp 1,125 lần phân tử khối của A và B được tạo nên từ hai nguyên tố C, H trong đó số nguyên tử H gấp 2,4 lần số nguyên tử C.
Lời giải
a)
Gọi công thức của hợp chất A cần tìm là SxOy.
Theo đề bài ta có: 32x + 16y = 64
Do x, y phải là các số nguyên dương, ta thử lần lượt các giá trị của x để tìm các giá trị tương ứng phù hợp của y. Kết quả:
x | 1 | 2 | 3 |
y | 2 (thỏa mãn) | 0 (loại) | -2 (loại) |
Vậy công thức hóa học của hợp chất A cần tìm là SO2.
b)
Phân tử khối của A là 64 đvC => Phân tử khối của B = 64.1,125 = 72 đvC
Gọi công thức hóa học của B là CxHy
Do số nguyên tử H gấp 2,4 nguyên tử C nên ta có:
x . 2,4 = y
<=> \(\dfrac{x}{y}\) = \(\dfrac{5}{12}\) => x = 5 và y = 12
Vậy công thức hóa học cần tìm của hợp chất B là C5H12.
Bài 3. Sắt kết hợp với Oxi tạo thành 3 hợp chất: FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hãy cho biết % sắt trong hợp chất nào cao nhất?
Lời giải
%Fe(FeO) = \(\dfrac{56}{56+16}.100\%\) = 77,78%.
%Fe(Fe2O3) = \(\dfrac{56.2}{56.2+16.3}.100\%\) = 70%.
%Fe(Fe3O4) = \(\dfrac{56.3}{56.3+16.4}.100\%\) = 72,4%
Từ các kết quả trên ta thấy oxit có chứa hàm lượng sắt cao nhất là FeO.
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!