Câu 1 em dùng SGK nhé, mình không giảng lại nữa đâu.
Câu 2: Em chú ý cách làm nhé!
- Bước 1 : Đặt tổng quát.
- Bước 2: Áp dụng quy tắc hoá trị.
- Bước 3: Tính toán & rút gọn.
* Ý đầu tiên:
- Đặt CT: \(Fe^a_2O^{II}_3\) (a: nguyên,dương; a là hoá trị của Fe)
- Áp dụng quy tắc hoá trị ta có: a.2=II.3
\(\Rightarrow a=\dfrac{II.3}{2}=III\)
Vậy: Fe có hoá trị III trong hợp chất Fe2O3
* Ý thứ hai:
- Đặt CT: \(Zn^bCl^I_2\) (b: nguyên,dương; b là hoá trị của Fe)
- Áp dụng quy tắc hoá trị ta có: b.1=I.2
\(\Rightarrow b=\dfrac{I.2}{1}=II\)
Vậy: Zn có hoá trị II trong hợp chất ZnCl2
Bây giờ POP POP ra thêm bài tập nhỏ cho em nha!
Em sẽ tính hoá trị của Mn trong hợp chất Mn2O7 (với O có hoá trị II).
POP POP chúc em học tốt!
Câu 4 thì bạn Hương Giang đã hỗ trợ.
Câu 3 em lật ngược vấn đề bài 2 thôi!
* Ý 1:
- Đặt CT: \(Cu^{II}_a\left(NO_3\right)_b^I\) (a,b: nguyên, dương)
- Theo quy tắc hoá trị, ta có:
\(a.II=b.I\\ \Rightarrow\dfrac{a}{b}=\dfrac{I}{II}=\dfrac{1}{2}\\ \Rightarrow a=1;=2\)
- Vậy CTHH của hợp chất cần tìm là Cu(NO3)2
* Ý 2:
- Đặt CT: \(Ba^{II}_m\left(PO_4\right)_n^{III}\) (m,n: nguyên, dương)
- Theo quy tắc hoá trị, ta có:
\(m.II=n.III\\ \Rightarrow\dfrac{m}{n}=\dfrac{III}{II}=\dfrac{3}{2}\Rightarrow m=3;n=2\)
- Vậy CTHH của hợp chất cần tìm là Ba3(PO4)2
Có gì không hiểu mình sẽ trao đổi lại nha em!