Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácĐề bài: Bình giảng bài ca dao "Núi truồi ai đắp mà cao Sông Hương ai bới ai đào mà sâu"
Bài làm 1
Trong bài thơ " Bài ca quê hương", thi sĩ Tố Hữu thiết tha ân cần :
"Ai đi qua đó miền Trung
Xin mời ghé lại vui cùng Huế tôi"
Huế là cố đô vương triều Nguyễn. Huế đẹp và thơ. Núi sông diễm lệ. Câu hò giã gạo, giọng hò mái đẩy mái nhì, khúc Nam ai, Nam bình dịu ngọt từng làm say lòng người gần xa gần 400 năm nay. Ai đã một lần ghé thăm Huế đã một lần cô gái Huế hát bài ca chắc chắn sẽ không bao giờ quên được vẻ đẹp vùng đất cố đô này :
"Núi Truồi ai đắp mà cao
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu ?
Nong tằm, ao cá, nương dâu
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò"
Núi Truồi và sông Hương là cảnh sắc vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế. Núi Truồi hùng vĩ và thiêng liêng đã để lại trong lòng người bao huyền tích, huyền thoại. Núi ở về phía tây kinh thành. Từ cửa biển Thuận An nhìn lên, núi Truồi xanh thẫm trong ánh tà dương. Núi trầm mặc uy nghiêm tưởng như đang lắng nghe tiếng chuông huyền diệu của chùa Thiên Mụ. Sông Hương (có văn khác ghi là sông Dinh, tên cũ của Hương Giang) là bài thơ tình của cố đô mộng mơ. Dòng sông nhẹ trôi uốn lượn như dải thắt lưng xanh của nàng tiên bỏ quên từ ngàn năm nằm vắt ngang Kinh thành xưa. Có một nhà thơ đã viết :
" Nếu không có điệu Nam ai
Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi ?"
(Hà Thúc Quảng)
Câu hỏi tu từ nối tiếp xuất hiện. Hỏi núi " ai đắp mà cao ?" Hỏi sông " ai bới, ai đào mà sâu ?". Câu hỏi của du khách hay của cô gái Huế ? Hỏi để bày tỏ ngạc nhiên, trầm trồ, niềm tự hào xúc động khi ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên tráng lệ.
"Núi Truồi ai đắp mà cao
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu ?
Ba chữ "ai" gợi lên bao nỗi niềm man mác bâng khuâng như dẫn hồn người ngược thời gian năm tháng khi ngắm nhìn sông núi thân thương. Con sông Hương với Hàn Mặc Tử đã trở thành con sông trăng có bến mơ, bến đợi :
" Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?"
Với Tố Hữu, quên sao được mầy xanh của dòng sông quê mẹ ? Nó đã gọi thương gợi nhớ trong lòng đứa con li hương suốt đêm ngày trong những năm dài máu lửa, đất nước chia cắt :
Hương Giang ơi, dòng sông êm
Quả tim ta, vẫn ngày đêm tự tình
(Bài ca quê hương)
Hai câu đầu bài ca dao đã gieo vào lòng ta bao bồi hồi xao xuyến, bao liên tưởng đẹp về sông núi xứ Huế yêu thương. Ai đó đã có lần hát :" Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ, tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt". Phải chăng " tình yêu dịu ngọt" ấy trước hết hướng về núi Truồi, sông Hương và nhiề thắng cảnh khác :
Đông ba, Gia hội hai cầu
Ngó lên Diệu Đế bốn lầu hai chuông
Và tiếng hò mái nhì, mái đẩy trên sông Hương những đêm trăng như đưa hồn du khách vào giấc mộng Thiên Thai :
Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá
Đò từ Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sinh
Lờ đờ bóng ngả trăng thanh
Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non
Trở lại hai câu cuối bài ca dao, ta thoáng gặp hình bóng cô gái Huế :
Nong tằm, ao cá, nương dâu
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò
Nong tằm, ao cá, nương dâu là những nét đẹp của một miền quê có đất đai màu mỡ, có ngành nghề thủ công lâu đời trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa. "Ngàn dâu xanh ngắt một mầu" trải dài, trải rộng vườn tược, bờ bãi, xóm thôn. "Vườn ai mướt qua xanh như ngọc" (Đây thôn Vĩ Dạ). Sau mầu xanh của lúa dâu là sân nhà, ngõ xóm vàng óng tằm tơ trong nắm mới. Thấp thoáng bên những "nong tằm, ao cá, nương dâu" là hình bóng cô gái Huế dịu hiền, khéo tay, hay lam hay làm và rất đa tình, từng làm si mê nhiều sĩ tử một thời :
Học trò trong Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế mà đi không đành
" Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò" là câu hay nhất, đậm đà nhất trong bài ca dao này. " Đò xưa bến cũ" là sắc mầu thời gian, là hình bóng quê hương yêu dấu. Là hoài niệm chất chứa trong lòng mang nặng tình người đi xa, kẻ ở lại.
" Nhớ câu hẹn hò" là nhớ lời thề nguyền giữ trọn một tình yêu son sắt thủy chung. Một chữ " nhớ" thiết tha đinh ninh lời thề. Dù xa cách, em vẫn nhớ mong đợi chờ :
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dã khăng khăng đợi thuyền
Câu tâm giao, câu hẹn hò thủa ấy của đôi lứa, của kẻ ở lại, người đi xa có bao giờ phai nhạt trong lòng :
Trăm năm dù lỗi hẹn hò
Cây đa, bến cũ, con đò vẫn đưa
Bi kịch tình yêu không phải là chuyện hiếm thấy xưa nay ? Với cô gái Huế vẫn đinh ninh "Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò". Cây đa, giếng nước sân đình cũng như " đò xưa bến cũ" không chỉ là "hồn xưa đất nước" mà còn là những nhân chứng cho bao mối tình đẹp thủy chung.
Bài ca dao từ âm điệu đến ngôn từ, hình tượng đều đẹp mượt mà như một bức tranh lụa tuyệt tác. Gam mầu sáng thanh tao. Có mầu xanh xanh của núi. Màu xanh trong của sông. Màu vàng óng của tơ tằm. Mầu xanh non của nương dâu. Màu thời gian bâng khuâng của " đò xưa bến cũ". Và mầu tím son sắt thủy chung của lời thề " nhớ câu hẹn hò"
" Núi Truồi ai đắp mà cao" là bài ca dao trữ tình đặc sắc nói lên tình yêu quê hương và vẻ đẹp tâm hồn của cô gái Huế. Bài ca dao đã để lại trong tâm hồn mỗi chúng ta một ấn tượng sâu sắc về thiên nhiên và con người xứ Huế.
Thi sĩ Thu Bồn từ đất Quảng ra thăm Huế trong bài thơ " Tạm biệt" có viết :
Xin chào Huế một lần anh đến
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ
Em rất thực mà nắng thì mờ ảo
Xin đừng lầm em với cố đô
Cùng với bài ca dao, mấy vần thơ trên đây, gọi là một chút quà lưu niệm gửi tới những ai gần xa chưa một lần đến thăm Huế quê em.
Bài làm 2
Trong kho tàng ca dao Việt Nam, có rất nhiều những câu ca dao hay thể hiện được những danh lam thắng cảnh và những vẻ đẹp dịu dàng của quê hương, những câu ca dao đó đã thể hiện được những ý nghĩa và tư tưởng của nhân dân qua câu nói đó, đó là những điều tốt đẹp nhất mà trong ca dao đã thể hiện.
Mở đầu bài ca dao đã đặt ra một câu hỏi đó là một câu hỏi mà không cần đến người trả lời “ núi truồi ai đắp mà cao, sông Hương ai bới ai đào mà sâu”, câu ca dao này vừa mang những âm điệu nhẹ nhàng và vô cùng thuần khiết và có ý nghĩa sâu sắc tới người đọc, đó là những câu thể hiện một niềm tin yêu sâu sắc vào vẻ đẹp dịu dàng của quê hương, đó là những vẻ đẹp được vun đắp nên nhờ những điều tốt đẹp và quan trọng nhất tới con người, mỗi chúng ta nên tạo dựng những niềm tin yêu vào cuốc sống này để từ đó vun đắp nên được cuốc sống trong quê hương của mình. Những hình ảnh đó đã vang vọng và mang nhiều những ý nghĩa cho người đọc, núi truồi đây là một địa danh của quê hương Việt Nam, nó được tạo nên do con người và điều đó đã góp phần nên cho quê hương của mình những điều tốt đẹp nhất, những điều đó không chỉ làm cho chúng ta thấu hiểu và nghĩ sâu sắc được về địa danh đẹp của quê hương mình, trong mỗi chúng ta những địa danh đó rất quen thuộc và nó đã đi sâu vào trong cao dao và đó là một niềm vui cho dân tộc của mình.
Ca dao thường là thể loại ghi dâu và lưu truyền lại những giá trị tốt đẹp của dân tộc chính vì vậy nó thật sâu sắc và có ý nghĩa khi đi sâu vào trong ca dao của quê hương mình, đó là một quê hương mang đậm nét quê hương và niềm yêu thương vào danh lam thắng cảnh của quê hương mình, nhân dân ta luôn biết gây dựng nên những tình yêu về quê hương đất nước vào trong những địa danh của quê hương và nó thực sự rất sâu sắc và đã trở thành những điều quan trọng và ý nghĩa nhất cho mỗi con người, những địa danh đó đã đi sâu vào trong ca dao Việt Nam, đó là một hình thức lưu truyền những giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, và đó là một niềm tin yêu vào vẻ đẹp của quê hương, quê hương của ta tràn ngập những điều tốt đẹp và những địa danh đó đã đi sâu vào trong cao dao Việt Nam. Hình ảnh núi Truổi và hình ảnh sông Hương đã đi sâu vài trong thơ ca của văn học Việt Nam, những điều đó đã tạo nên được những điều mang những ý nghĩa sâu sắc nhất nhân dân ta thương lưu truyền những giá trị của dân tộc mình bằng những niềm tin yêu quý giá và nó đã đi sâu sắc của dân tộc Việt Nam, những điều đó đã thể hiện được một giá trị của dân tộc Việt Nam, và một điều đó mang những giá trị tốt đẹp cho cả một dân tộc mình.
Hình ảnh đó mang những giá trị quê hương và những giá trị dân tộc và hình ảnh này đã mang nhiều giá trị cho dân tộc Viêt Nam, một trong những hình ảnh đó đã tạo nên những giá trị tốt và một niềm tin yêu vào trong cuộc sống của mình, hình ảnh của quê hương đất nước đã được vun đắp vào trong cuộc sống của mình, hình ảnh trên đã vang vọng và đi sâu vào trong giá trị của quê hương mình. Giá trị của dân tộc Việt Nam đã được khắc sâu vào trong ca dao và những câu ca dao đó như một lời du sâu sắc vào cuốc sống của mỗi chúng ta hình ảnh đó đi sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam và nó sâu sắc trong mỗi cuộc sống của mình.
Hình ảnh nong tầm, ao cá, đó là những hình ảnh quen thuộc của quê hương Việt Nam, mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng biết đến hình ảnh đó và nó đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu ở làng quê Việt Nam, hình ảnh đó ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi con người, mỗi chúng ta đều rất tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc và nó thực sự rất ý nghĩa và mang những tầm ảnh hưởng sâu sắc mạnh mẽ đến mỗi con người, mỗi chúng ta đều phải tạo dựng nên niềm yêu thương vô bờ bến đối với quê hương của mình, có như vậy mới tạo nên được những niềm yêu thương sâu sắc và vô bờ bến đối với mỗi vùng quê của chúng ta, hình ảnh trên đã mang những ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Nhân dân ta ai ai cũng phải nhớ đến những hình ảnh quen thuộc của dân tộc mình đó là những truyền thống quý báu và thực sự trở nên rất ý nghĩa, mỗi hình ảnh sẽ vang nhộn và trở nên sâu sắc khi hình ảnh của chúng ta đã khắc sâu và đi sâu vào trong hình ảnh tiềm thức của mỗi con người, những hình ảnh đó đã mang đậm những nét sâu sắc về hình ảnh của quê hương mình hình ảnh đó đậm đà và mang đậm phong vị của quê hương chúng ta, hình ảnh thấm đẫm nhiều giá trị và nó trở nên lớn lao và mang ý nghĩa sâu sắc tới mỗi con người, hình ảnh đó, trang trọng và thực sự trở nên ý nghĩa.
Những hình ảnh quen thuộc của quê hương đã đậm nét nhân văn và một vẻ đẹp nhẹ nhàng và tình tứ, hình ảnh đó khắc họ mạnh mẽ trong tâm hồn của mỗi con người, chúng ta nên tạo dựng những niềm tin yêu vào cuộc sống này để từ đó góp phần gây dựng nên những ý nghĩa nhất định và sâu sắc nhất, một trong những điều đó đã được nhân dân ta gây dựng và có tình yêu lớn lao đối với đất nước của chúng ta, một đất nước chứa tran bao niềm yêu thương và tình yêu đó sẽ thấm đẫm và mang những vẻ đẹp nhất định tới con người, mỗi người đều là một hành trang đáng quý đáng trân trọng và nó thực sự trở thành một bài học mang những giá trị giáo dục con người ta về hình ảnh của quê hương Việt Nam, hình ảnh những danh lam thắng cảnh hùng vĩ và thấm đẫm giá trị nhất đã được con người nhớ và khắc ghi.
Hình ảnh đã đi sâu vào trong cao dao Việt Nam thì dường như nó đã thấm đẫm và vang vọng trong tâm trí của mỗi con người, hình ảnh của quê hương đó là những danh lam thắng cảnh hùng vĩ và điều đó đã mang những giá trị nhân sinh sâu sắc, trong mỗi chúng ta biết tạo dựng nên mọi niềm tin vào cuộc sống và ý nghĩa của nó ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống và con người của chúng ta đó là một niềm vui có ý nghĩa và tầm ảnh hưởng quan trọng, một trong những hình ảnh đã khắc ghi được điều đó, đó là một lời nhắn nhủ và sự thầm nhớ về danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam, hình ảnh đó khắc họa sâu sắc trong con người Việt Nam, bởi tình yêu thương của chúng ta đối với những điều đó mang một ý nghĩa quan trọng và nó thấm thoát ảnh hưởng mạnh mẽ tới mỗi con người.
Trong xã hội cũ hình ảnh đò và bến đó là nơi hẹn hò của những người yêu nhau và hình ảnh đó cũng đi sâu vào trong ca dao Việt Nam và trở nên có ý nghĩa sâu sắc, sự yêu thương và đi sâu vô vọng sẽ tạo dựng nên những điều quan trọng nhất dành cho con người, một trong những điều đó đó là một niềm tin yêu vào cuộc sống này và biết yêu thương quý trọng những vẻ đẹp bình dị của đất nước.
Bài ca dao trên đã đi sâu vào trong tâm trí con người Việt Nam, nó trở thành một trong những bài có giá trị tới người đọc, mỗi chúng ta đều phải biết trân trọng và giữ gìn những vẻ đẹp của đất nước, đó là một đất nước anh hùng và có nhiều kì quan đẹp.