Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácĐề bài : Phân tích bài ca dao " Cây khô chưa dễ mọc chồi"
Bài làm
"Cây khô chưa dễ mọc chồi
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu"
Từ hiện tượng "cây khô" mà suy nghĩ đến tuổi già của cha mẹ. Đó là quy luật của sự sống, quy luật của tự nhiên. Cây khô là cây chết thì không thể "mọc chồi" nảy mầm xanh. Cha mẹ cũng vậy, tuổi già là về cõi , là quy tiên. "Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta" vì đó là quy luật của sự sống.
Câu thứ ba là câu hỏi : "Non xanh bao tuổi mà già ?". Non xanh là núi mùa xuân, nghĩa rộng là đời người thời thanh xuân trẻ trung. Câu thứ tư nói rõ sự biến đổi của non xanh, của đời người : " Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu". Về mùa đông, núi non phủ đầy sương tuyết, nên "non xanh" ngày nào, nay đã trở thành "bạc đầu". "Sương tuyết" là một ẩn dụ gợi lên sự vất vả của cha mẹ trong những tháng ngày nuôi con. Cuộc đời vất vả, gieo neo, sức mỗi ngày một yếu, tuổi mỗi ngày một cao, nên ông bà, cha mẹ mới "hóa ra bạc đầu".
Bài ca dao sử dụng điệp ngữ " chưa dễ", ẩn dụ " non xanh" và "sương tuyết" để nói về cha mẹ già yếu. Đó là nghĩa thực. Nghĩa bóng của bài ca dao là khuyên con cháu trong gia đình phải hiếu thảo, hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, ông bà khi già yếu. "Trẻ trông cha, già trông con" đó là tình nghĩa.
Bài ca dao thể hiện một cách cảm động về tình cảm gia đình. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Bài học về đạo hiếu, đạo làm con được nên lên sâu sắc. Tình cảm gia đình là một tong những tình cảm đẹp nhất đối với mỗi chúng ta.