Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácĐề bài : Phân tích bài ca dao " Tháng chạp là tháng trồng khoai"
Bài làm
“Tháng chạp là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Tháng ba cày vỡ ruộng ra,
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.
Ai ai cũng vợ cũng chồng,
Chồng cày vợ cấy, trong lòng vui thay
Tháng năm gặt hái đã xong,
Nhờ trời một mầu năm nong thóc đầy.
Năm nong đấy em xay em giã,
Trấu ủ phân, cám bã nuôi heo.
Sang năm lúa tốt tiền nhiều,
Em đem đóng thuế đóng sưu cho chồng.
Đói no có thiếp cố chàng,
Còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình”
Bài ca dao gồm có 14 câu viết theo thể thơ lục bát có xen vào một khổ thơ song thất lục bát. Hai lần tác giả chuyển đổi vần thơ (câu 6-7 và câu 12-13), nhưng người đọc vẫn cảm thấy giọng điệu liền mạch, tự nhiên và truyền cảm.
Hình ảnh người phụ nữ nông dân được nói đến trong bài ca dao rất dễ mến. Đó là một người vợ còn khá trẻ, rất đảm đang tháo vát, bàn tính công việc làm ăn với chồng, ước mơ được sống một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.
Sáu câu đầu của bài ca dao liệt kê một số công việc đồng áng theo thời vụ. Từ tháng chạp năm trước đến tháng 5 năm sau, mỗi tháng là một công việc đúng mùa vụ. Ta thấy người vợ trẻ này nắm chắc nông lịch và công việc ruộng đồng, thời tiết. Chị đang bàn với chồng về việc trồng khoai, trồng đậu, trồng cà. Các chữ “tháng”, chữ “trồng” được điệp lại ba, bốn lần đã làm cho vần điệu, âm điệu của bài ca phong phú, uyển chuyển, nhịp nhàng như giọng nói dịu dàng của người phụ nữ nhà quê hay lam hay làm:
“Tháng chạp là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà”
Công việc trồng trọt cứ diễn ra tuần tự theo ngày tháng. Một nếp sống dân dã cần cù. Cuối năm, đầu năm, công việc trồng hoa màu cứ nối tiếp diễn ra khắp mọi miền quê đất nước. Tháng chạp khô ráo thì trồng khoai; khoai vừa bén rễ; đón xuân về mà xanh mướt đồng làng, tốt tươi nhiều củ. Mùa xuân đã bao đời nay là mùa sản xuất, Là ngày hội xuống đồng của bà con dân cày Việt Nam. Giêng hai, thời tiết ấm áp, người nông dân đã đem công sức mồ hôi gieo trồng cày cấy, đem lại màu xanh biêng biếc, ngọt ngào cho đồng quê. Chứ không phải, không thể:
“Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè…”
(Ca dao)
Tiếp theo người vợ trẻ nhắc nhở, bàn bạc với chồng hai công việc quan trọng trong tháng 3, tháng 4 là cày vỡ và gieo mạ trước khi “mưa sa đầy đồng”.
Cày vỡ có nơi còn gọi là cày bở để xếp ải đón nắng mới đầu hè, một kinh nghiệm sản xuất quý báu lâu đời của nhà nông quê ta, để làm cho đất đai tơi xốp, màu mỡ. Gieo mạ phải đúng thời vụ, phải tránh mưa rào. Gieo mạ gặp mưa rào “mưa sa đẩy đồng” xem như mất trắng. Nắm chắc thời tiết, thời vụ để sản xuất, để gieo trồng, cấy hái’ là một kinh nghiệm quý báu được nhà nông đúc kết đã bao đời nay. Người vợ trẻ này thật giỏi giang:
“Tháng ba cậy vỡ ruộng ra,
Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng”
Niềm hạnh phúc gia đình là cảnh vợ chồng cùng làm ăn bên nhau “chồng cày vợ cây, con trâu đi bừa” trên đồng cạn dưới đồng sâu. Đây cũng là nhịp sống lao dông sản xuất tấp nập, vui vẻ, thuận hòa của xóm làng, của mỗi gia đình khắp chốn quẽ:
“Ai ai cũng vợ cũng chồng,
Chồng cày vợ cấy trong lòng vui thay !”
Cách dùng từ sóng đôi là một nét nghệ thuật đặc sắc thể hiện trong bài ca này. Các tír sóng đôi như: “cũng vợ cũng chồng”, "chồng cày vợ cấy” đã gợi tả một nhịp sống lao động hài hòa, quấn quýt của những cặp vợ chồng nhà quê đang sống trong niềm vui lao động, thuận hòa, hạnh phúc. Câu cảm thán với bốn tiếng “trong lòng vui thay ì” cất lên diễn tả bao vui sướng dào dạt. Hai câu ca dao này nói lên được ba niềm vui bình dị của người dân cày Việt Nam: niềm vui trong lao động sản xuất, niềm vui làm ăn của vợ chồng, niềm vui của môi gia đình khắp làng quê. Tấm lòng của người nhà quê mới hồn hậu biết bao ! Những con người chân lấm tay bùn làm ra hạt gạo dẻo thơm, củ khoai, hạt đậu ngọt bùi nuôi sống xã hội mới có niềm vui đẹp như vậy. Một văn bản khác ghi:
“Nhà nhà vợ vợ chồng chồng,
Đi làm ngoài đồng, sá kể sớm trưa”
Qua đó, ta dễ dàng cảm thấy sắc thái biểu cảm giữa "sá kể sớm trưa” và “trong lòng vui thay !".
Ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả. Vui sướng biết bao khi đón một vụ chiêm bội thu:
“Tháng năm gặt hái đã xong,
Nhờ trời một mẫu năm nong thóc đầy”
“Nhờ trời” hay “ơn trời” là cách nghĩ, cách cảm phác thực của người nhà quê xưa nay. “ơn trời mưa nắng phải thì” mà được mùa, xóm thôn no ấm. “Nhờ trời” mưa thuận gió hòa mà đồng điền tốt tươi:
“Nhờ trời hạ kế sang đông,
Làm nghê cày cấy, vun trồng tốt tươi”
“Một mẫu năm nong thóc đầy” cũng như “Một nong tằm là năm nong kén”i là cách tính, cách nói ước lệ của bà con nông dân ngày xưa khi được mùa lúa, mùa tằm.
Khổ thơ song thất lục bát xuất hiện làm cho giọng thơ thay đổi hẳn. Giọng ‘ thơ vui, điệu thơ hối hả đã thể hiện thật hay những lo toan về cách làm ăn, những niềm vui tỏa rộng trong lòng của một người vợ đảm đang, hiền thảo rất đáng quý trọng:
“Năm nong đầy / em xay em giã,
Trấu ủ phân / cám bã nuôi heo.
Sang năm / lúa tốt / tiên nhiều,
Em đem đóng thuế/ đóng sưu cho chồng”
Một cách làm ăn chu đáo siêng năng: “em xay em giã”. Một nếp sống căn cơ, cần kiệm: “Trấu ủ phân, cám bã nuôi heo”. Niềm tự hào của người đàn bà nhà quê ngày xưa là có cuộc sống dư dật “lúa tốt tiền nhiều” để trang trải công nợ, sưu thuế cho chồng. Như thế mới mát mặt, mới hãnh diện với chị em trong làng ngoài xã.
Câu “Em đem đóng thuế, đóng sưu cho chồng” là một tín hiệu cho biết bài ca dao này ra đời trên miền Bắc nước ta trước cách mạng tháng Tám. Sưu thuế dã man “món nợ nhà nước” ấy là nỗi lo đầy ám ảnh của hàng triệu người phụ nữ nhà quê (như chị Dậu) trong thời Pháp thuộc. Vì thế “lúa tốt tiền nhiều”, được mùa là ước mơ hạnh phúc bao đời của nhà nông quê ta.
Một nét đặc sắc về nghệ thuật trong khổ thơ song thất lục bát là sử dụng thành công nhiều từ ngữ sóng đôi như: “Em xay / em giã”, “lúa tốt í tiền nhiều”, ‘đóng thuê / đóng sưu”. Những từ ngữ sóng đôi ấy đã làm cho bài ca dao giàu nhạc điệu, vừa làm nổi bật đức tính tháo vát, đảm đang, đôn hậu của người vợ trẻ, người đàn bà nhà quê ngày xưa. Hai câu cuối là linh hồn, là điểm sáng của bài ca dao này:
Đói no cố thiếp có chàng,
Còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình”
Ngôn từ đã cách điệu hóa, trang trọng hóa: thiếp – chàng, chung đỉnh, giàu sang. Câu ca dao đã nói .lên thật ý vị ước mơ hạnh phúc của người phụ nữ ngày xưa là được sống và làm ăn trong cảnh vợ chồng yên ấm thủy chung. Chung đỉnh là hai vật dụng thời cổ tượng trưng cho sự giàu saiig phú quý. Nhà thơ dân gian đã có một cách nói tương phản, so sánh rất hay. Tương phản về hai cuộc sống vật chất: “đối no” với “chung đỉnh giàu sang”“. Tương phan về hai cảnh đời tinh thần: “Cố thiếp cổ chàng với “một mình” (cô đơn, lẻ loi). Một cách so sánh khẳng định “còn hơn”. Hai câu kết đã thể hiện một quan niệm về hạnh phúc gia đình mộc mạc, bình dị’ của nhân dân lao động xưa nay.
Ca dao dân ca là điệu tâm hồn của người dân cày Việt Nam từ bao đời nay. Bài ca dao “Tháng chạp là tháng trồng khoai” là điệu ru, tiếng hát đồng quê thể hiện ý vị đời sống lao động, đời sống tâm hồn phác thực, đôn hậu của người phụ nữ nông dân đảm đang, tháo vát, thủy chung trong tình yêu và hạnh phúc gia đình. Nó không phải là một bài ca về nông lịch.
Phép liệt kê và nghệ thuật dùng từ ngữ sóng đôi đã tạo nên vẻ đẹp riêng của bài ca dao này.