Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácĐề bài : Hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương
Bài tham khảo 1 :
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.
Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.
Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.
Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:
Bảy nổi ba chìm với nước non
Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.
Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.
Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.
Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt
Mà em vẫn giữ tâm lòng son
Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.
Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.
Bài tham khảo 2 :
Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc,một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm cổ hữu sai trái ”trọng nam khinh nữ”. Sống trong hoàn cảnh đó ,cũng mang trong mình số phận người phụ nữ Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm “Bánh trôi nước”.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.
Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước – một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.
Bài tham khảo 3 :
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.
Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:
Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.
Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.
Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.
Bảy nổi ba chìm với nước non
Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi
Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.
Bài tham khảo 4 :
Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.
Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.
Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp (trắng, tròn) có tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm, nổỉ, lênh đênh (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời), không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:
Bảy nổi ba chìm ưới nước non.
Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, sô phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:
Rắn nát mặc dầu tay kể nặn
Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
ơ đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm cua chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em. Câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ vừa… lại vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.
Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc (ba chìm bảy nổi), nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Cụm từ với nước non đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ như vậy?
Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn người phụ nữ không làm chủ được cuộc dời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại Mà em vẫn giữ tấm lòng son. ơ đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù… mà em vẫn giữ… chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ mà là một "nhãn từ" (chữ hay nhất trong câu thơ) nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.
Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.
Bài tham khảo 5 :
Đọc bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, ta thấy quả không sai khi người đời mệnh danh bà là Bà chúa thơ Nôm. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, vẻn vẹn hai bốn chữ mà cuộc đời, bóng dáng một con người cứ hiện lên, lung linh, lung linh... Đẹp đẽ, trong sáng và mãnh liệt, phải chăng đó là hiện thân nữ sĩ Hồ Xuân Hương?
Vịnh vật, đa nghĩa, đó là một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Xuân Hương, vì thế tiếp cận Bánh trôi nước, tìm hiểu bài thơ ở tầng nghĩa thứ hai để thấy được ý đồ nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm. Từ bánh trôi nước, một món ăn dân giã, truyền thống của người Việt, để thể hiện một nội dung tương đồng, mang nghĩa ẩn dụ- hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nhưng lại có tính cá biệt, đủ thấy tài năng của Hồ Xuân Hương đến mức nào!
Bài thơ nôm với hình thức nghệ thuật đặc sắc qua cách thể hiện kết cấu đầu cuối tương ứng đã làm nên vẻ đẹp bài thơ. Mở đầu bài thơ là vẻ đẹp hình thức: Thân em vừa trắng lại vừa tròn, kết thúc bài thơ là vẻ đẹp phẩm giá: Em vẫn giữ tấm lòng son, trọn vẹn và hoàn hảo!
Bài thơ hiểu theo nghĩa ẩn dụ, mượn hình ảnh bánh trôi để nói về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nhưng có phải người phụ nữ nói chung hay mang tính cá biệt?
Một hình tượng nghệ thuật có sức sống khi nó mang tính khái quát, điển hình cho những hình mẫu phổ biến nhất định trong xã hội. Nhưng với bài thơ này lại đặc biệt hơn, bởi nhân vật trữ tình sống trong xã hội này mà lại đang cố vượt ra nơi khác bằng một sức sống tiềm tàng, như thể cái xã hội ấy không trói buộc nổi một tâm hồn với khát khao sống mãnh liệt để gìn giữ, vươn tới cái đẹp. Bản lĩnh ấy, trong xã hội phong kiến với những luật lệ khắt khe, liệu ai có được như thế? Phải chăng điều đó đã làm cho bài thơ trong cổ điển đã thể hiện tính hiện đại, đưa lại giá trị cách tân cho một thời kỳ văn học?
Khám phá bài thơ trong hình thức kết cấu của nó, mở đầu là niềm tự hào khi giới thiệu vẻ đẹp hình thể:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Ca dao, khi nói về người phụ nữ, đã dùng cụm từ thân em rất quen thuộc, vì thế khi tìm hiểu bài thơ, hầu như bạn đọc đều liên tưởng sự vận dụng của Hồ Xuân Hương trong việc sử dụng cụm từ này. Với cách nhìn nhận cụm từ thân em như thế, nên sách giáo khoa đã có bài tập luyện tập: Hãy ghi lại những câu hát than thân đã học ở Bài 4 (kể cả phần Đọc thêm) bắt đầu bằng hai từ “Thân em”. Từ đó, tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca dao, dân ca (Sách Ngữ văn 7- tập 1). Điều đó hoàn toàn dễ hiểu khi người tiếp nhận đã coi hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ mang bi kịch thân phận. Qua nghệ thuật ẩn dụ tài tình trong phạm vi một bài thơ tứ tuyệt cô đọng, hàm súc, học sinh hiểu được thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ( SáchThiết kế dạy học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp- Nhà xuất bản Giáo dục của tác giả Trương Dĩnh ). Hay Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ vừa trân trọng đối với vẻ xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt, thủy chung, vừa cảm thương cho thân phận chìm nổi, bấp bênh, bị lệ thuộc vào xã hội của người phụ nữa xưa (Sách giáo viên Ngữ văn 7- tập 1).
Ở góc nhìn khác, tiếp nhận, khám phá bài thơ theo hướng vừa mang tính kế thừa: Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ vừa trân trọng đối với vẻ xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt, thủy chung, đồng thời đưa ra một cách lí giải mới, đó là hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ không mang tính bi kịch, mà tác giả lấy bi kịch để minh chứng cho sức sống tiềm tàng của người phụ nữ trong việc bảo vệ phẩm giá. Trong ca dao, dù thân em chịu như trái bần trôi hay được như tấm lụa đào đi chăng nữa thì cũng là biết tấp vào đâu hay biết vào tay ai, luôn nằm trong sự định đoạt số phận, không làm chủ nổi bản thân. Còn thân em trong bài thơ Bánh trôi nước có chấp nhận một bề hay đang vùng vẫy?
Với cách hiểu cụm từ thân em theo kiểu than thân như ca dao, coi vấn đề đặt ra trong tác phẩm mang tính bi kịch, thì như thế bài thơ đã được tìm hiểu theo mạch tự sự bởi người tiếp nhận đã theo trật tự thứ tự các câu thơ bằng cách giới thiệu vẻ đẹp hình thức, nói đến bi kịch cuộc đời, và tiếp đến là vẻ đẹp phẩm giá của em như một sự liệt kê. Chỉ bốn câu thơ thôi mà xem ra sắp xếp “lộn xộn”, không rành mạch theo chủ đề, cách biểu ý thiếu tính liên kết? Như thế bài thơ đâu còn vẻ đẹp hình thức, đâu còn cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương! Vì thế, theo hướng tiếp nhận mới, tìm hiểu bài thơ theo mạch cảm xúc trữ tình trong hình thức kết cấu đầu cuối tương ứng để thấy em đang trong niềm tự hào về vẻ đẹp trọn vẹn, một vẻ đẹp hình thức được tạo hóa ban tặng đầy tính khách quan và một vẻ đẹp tâm hồn đầy ý thức chủ quan trong sự đấu tranh bảo vệ phẩm giá của mình.
Một sự “khoe mình” đấy chứ! Tính từ miêu tả đầy gợi cảm “trắng”, “tròn” cùng cách điệp phó từ vừa, vế sau sử dụng hai phó từ liên tiếp “lại”, “vừa” tạo nên nốt nhấn để khẳng định vẻ đẹp bất biến về ngoại hình của em. Bài thơ có đề cập đến bi kịch trong sự gian nan vất vả, lận đận và sự trói buộc, định đoạt của chế độ nam quyền lộng hành:
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Đó chỉ là cái cớ để em bộc lộ thái độ sống một cách rõ ràng nhất. Dù chịu bi kịch, nhưng em đã quẫy đạp để thoát vượt ra ngoài bằng nghị lực bản thân cốt sao giữ tấm lòng son. Như thế bi kịch đối với em đã trở nên vô nghĩa. Chuỗi quan hệ từ “mặc dầu”, “mà”, “vẫn” liên tiếp, em hiển hiện một cách cứng cỏi, rắn rỏi, quyết đoán đến thế, xem ra tương phản với vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, thuần khiết của em? Trong xã hội ấy, nếu không mạnh mẽ, quyết liệt thì đâu bảo vệ được phẩm giá của mình. Chính sự cứng cỏi ấy đã làm nên vẻ đẹp tâm hồn của em. Bài thơ khép lại nhưng vẻ đẹp trắng trong, son sắt mãi mãi lan tỏa giữa cuộc đời để mỗi khi soi mình, ai cũng khao khát vươn tới.
Qua cách sử dụng hình thức kết cấu đầu cuối tương ứng cùng chuỗi quan hệ từ, đến đây, người đọc cảm nhận được bi kịch đang bị chìm xuống trước một bản lĩnh sống phi thường, quyết liệt và có phần liều lĩnh để tấm lòng son đọng mãi vào thời gian trong niềm kiêu hãnh! Phải chăng cá tính mạnh mẽ của em mới đủ sức chống chọi với cay nghiệt cuộc đời? Cái nghiệt ngã đó, người phụ nữ trong xã hội phong kiến cam chịu, còn em thì không, dám đối mặt, dám thách thức để thoát ra khỏi sự định đoạt của số phận. Vậy thân em, chẳng phải là chủ thể, là cái tôi trữ tình, một bản ngã sống cá nhân đang trỗi dậy mãnh liệt hay sao? Một cái tôi khác xa cái cái ta được nói đến trong văn học đương thời. Như thế, cách lí giải cụm từ thân em không còn mang nét nghĩa trong ca dao, mà đó là chủ thể trữ tình, cái tôi cá nhân tác giả, điều hiếm thấy trong thơ trung đại. Vì thế, vấn đề chính đặt ra trong bài thơ là ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến với sức sống mạnh mẽ như để thoát ra mọi sự ràng buộc hiện tại. Sao em “vùng vẫy” đến thế? Phải chăng là sự phản ứng quyết liệt với một xã hội bất công, ngang trái Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn mà em là hiện thân của bi kịch?
Với Hồ Xuân Hương, một cá tính mạnh mẽ, cái tôi không phải ẩn dấu, duy nhất mà có khi tự xưng, rất rõ trong Mời trầu:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Một người con gái mảnh mai, đứng trước xã hội quyền lực phong kiến ngự trị, trong một bài thơ của mình đã dùng quạt để Mát mặt anh hùng khi tắt gió/ Che đầu quân tử lúc sa mưa. Dám nhấn cả các đấng mày râu rạp xuống dưới câu thơ: Chành ra ba góc da còn thiếu ấy thì sao phải ẩn mình?
Bài thơ bốn câu, hai câu nói về vẻ đẹp, hai câu nói đến bi kịch, nhìn qua có vẻ cân đối trong biểu đạt nội dung, nhưng bi kịch đã chìm lặn xuống để cho vẻ đẹp ngời lên, tỏa sáng . Nằm trong đặc điểm chung của thơ Hồ Xuân Hương, nhìn nhận một cách khách quan hình thức thể hiện tác phẩm, ta có thể khẳng định trong bài thơ Bánh trôi nước, thân em không phải cụm từ chỉ thân phận, mà đó là sự tự hào về những người phụ nữ kiên trung, dám thách thức ngoại cảnh để giữ lấy vẻ đẹp chính mình. Phải chăng bóng dáng Hồ Xuân Hương hiện lên trong bài thơ rất rõ nét?
Nét độc đáo trong nghệ thuật bài thơ qua cách sử dụng hình thức kết cấu đầu cuối tương ứng và chuỗi quan hệ từ liên tiếp đã khắc họa rõ nét hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến mang vẻ đẹp trọn vẹn, một vẻ đẹp vượt ra ngoài giới hạn, luật lệ của nó để sống bằng ý thức cá nhân, bằng bản ngã của mình!
Mượn thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật cổ điển, nghiêm trang, khuôn phép để bộc lộ một thái độ sống mạnh mẽ, một sự bứt phá dữ dội đầy tính hiện đại cũng đủ thấy khát khao sống mãnh liệt, dâng hiến tận cùng cái đẹp cho cuộc đời mà không một rào cản nào ngăn nổi. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn Hồ Xuân Hương luôn mang hơi thở mới cho cuộc đời. Người đời luôn trân trọng và ngưỡng mộ khi mà Hồ Xuân Hương, trong rất nhiều bài thơ của mình, đã bắc được nhịp cầu nối hai thời đại thi ca!
Bài tham khảo 7 :
“Phụ nữ Việt Nam trung trinh tiết hạnh
Trang điểm cuộc đời muôn cánh hoa
Ra đời giúp nước giúp non
Về nhà tận tụy chồng con một lòng.”
Trong lịch sử hào hùng của dân tộc, phụ nữ đã oanh liệt làm nên trang sử vàng của dân tộc. Đã có biết bao nhà thơ nữ nổi tiếng như: Đoàn Thị Điểm, Huyện Thanh Quan,... Nhưng ta cũng phải kể đến cuộc sống thầm lặng của những người phụ nữ miền quê nông thôn. Sự bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn được đề cập trong ca dao, văn thơ... Thấu hiểu và cảm thông điều đó, Bà Hồ Xuân Hương đã viết lên những phẩm chất đáng quý, tấm lòng đức hạnh của người phụ nữ thông qua bài thơ “Bánh trôi nước”:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.” Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã làm hiện lên được tấm lòng son sắt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thời xưa.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn” Người phụ nữ hóa thân bánh trôi nước hàm chứa nhũng ý nghĩa về vẻ đẹp của họ. Họ là những người phụ nữ trong trắng, tiết hạnh, là những người làm đẹp cho cuộc sống.
“Bảy nổi ba chìm với nước non” Với nghệ thuật sử dụng thành ngữ “bảy nổi ba chìm” đã nêu lên số phận lênh đênh, chìm nổi của cuộc đời người phụ nữ, không biết sẽ đi đâu về đâu, cũng giống như thân phận của Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Với biện pháp đảo ngữ nói lên rằng người phụ nữ phải sống lệ thuộc. Sống trong thời đại xã hội phong kiến, với quan niệm sai trái “trọng nam khinh nữ”, phụ nữ luôn bị khinh rẻ, vì vậy luôn sống phụ thuộc vào người đàn ông.
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thân em như thể cánh bèo Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi” Người phụ nữ luôn sống cam chịu, cực khổ, nhưng vẫn luôn chung thủy, giữ tấm lòng son sắt, thủy chung, trong trắng.
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Đây là một bài thơ hay, mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để nói lên thân phận của người phụ nữ, tấm lòng son sắt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời lên án, tố cáo một thế lực bất công tàn bạo của xã hội phong kiến thời xa xưa, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã làm mất đi quyền sống tốt đẹp, độc lập của người phụ nữ.