Đề bài : Phân tích bài ca dao "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng"

OM
Xem chi tiết
TP
5 tháng 9 2018 lúc 17:47

Gợi ý:

- Chủ đề của ca dao : Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

- Đây là lời của cô thôn nữ hát về vẻ đẹp của cánh đồng, ngợi ca quê hương, đất nước, con người

- Hoặc cũng có thể hiểu đây là lời của chàng trai ca ngợi về vẻ đẹp của cánh đồng, vẻ đẹp của cô thôn nữ đi thăm đồng lúa -> bộc lộ tình cảm yêu quý, lời tỏ tình thầm kín của chàng trai

- Vẻ đẹp của cánh đồng:

+ '' Ngó '' - từ địa phương miền Trung thể hiện cách nói dân dã, mộc mạc -> tư thế ngắm nhìn 1 cách say sưa, thích thú

+ Nghệ thuật: thể thơ lục bát biến thể, đảo ngữ, điệp ngữ, cấu trúc câu dài

=> Vẻ đẹp bao la, rộng lớn, mênh mông, trù phú của cánh đồng quê hương

- Vẻ đẹp của con người:

+ Vẻ đẹp trẻ trung, duyên dáng, đầy sức sống, phơi phới, khoẻ khoắn, yêu đời gắn bó với thiên nhiên, đồng ruộng

+ Nghệ thuật : so sánh

=> Thể hiện cảm hứng ca ngợi thiên nhiên, đất nước, quê hương trong niềm vui, niềm tự hào kiêu hãnh của con người

Bình luận (0)
GY
Xem chi tiết
KM
6 tháng 10 2017 lúc 13:50

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

Thân em như chẹn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

Ca dao thường được viết bằng thể thơ lục bát. Nhưng ở bài ca dao này, nhà thơ dân gian đã viết bằng thơ lục bát biến thể, mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ. Cô thôn nữ không làm chuyện văn chương thơ phú như ai, mà cô chỉ nói lên những rung động, những cảm xúc tự nhiên, hồn nhiên của lòng mình khi ngắm nhìn cánh đồng lúa thân yêu của làng mình. Trước mắt là cánh đồng lúa “ bát ngát mênh mông… mênh mông bát ngát”, thắng cảnh cò bay, càng trông càng “ngó”, càng thích thú tự hào. Câu ca dài mãi ra cùng với chân trời, với sóng lúa:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

“Ngó” gần nghĩa với với nhìn, trông, ngắm nghía… Từ “ngó” rất dân dã trong văn cảnh này gợi tả một tư thế say sưa ngắm nhìn không chán mắt, một cách quan sát kỹ càng. Cô thôn nữ “đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” rồi lại “đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng”, dù ở vị trí nào, góc độ nào, cô cũng cảm thấy sung sướng tự hào trước sự “mênh mông bát ngát… bát ngat mênh mông” của cánh đồng thân thuộc. Hai tiếng “bên ni” và “bên tê” vốn là tiếng nói của bà con Thanh, Nghệ dùng để chỉ vị trí “bên này”, “bên kia”, được đưa vào bài ca thể hiện đức tính mộc mạc, chất phác của cô thôn nữ, của một miền quê. Nghệ thuật đảo từ ngữ: “mênh mông bát ngát // bát ngát mênh mông” góp phần đặc tả cánh đồng lúa rộng bao la, tưởng như không nhìn thấy bến bờ “lúa hai mùa cuộn sóng, đến chân trời”…Có yêu quê hương tha thiết mới có cái nhìn đẹp, cách nói hay như thế!

Bình luận (0)
TV
Xem chi tiết
TL
9 tháng 11 2017 lúc 21:28

bạn đợi mk chút mk làm cho nhabanhqua

Bình luận (1)
TL
9 tháng 11 2017 lúc 21:53

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Có ai đi xa quê hương mà không nhớ làng xóm không , nơi đã gắn bó máu thịt trong tâm hồn chúng ta . Lý Bạch , là một thi nhân suốt đời chống kiếm lãng du luôn nặng tình với quê hương , tình cảm mãnh liệt dâng chào bay bổng kì diệu . Tác giả đã lên giường đi ngủ nhưng ko ngủ được mà lại bắt gặp ánh trăng , không gian tràn ngập ánh sáng trải đều khắp mọi nơi yên tĩnh , giống như 1 lớp sương phủ lên mặt đất , không đơn thuần là tả cảnh mà là 1 tâm trạng khắc khoải hình dáng trắc trở của người li hương . Tác giả cử đầu là tất yếu để kiểm nhiệm sương hay là ánh trăng , lập tức có hành động đê đầu khi đã kiểm nhiệm xong đúng là ánh trăng . Quả thật , Lý Bạch có 1 tình yêu quê hương đất nước sâu nặng , mãnh liệt , tĩnh dạ tứ đã hâm nóng cảm súc trong ta , ta yêu quý trân trọng nhà thơ Lý Bạch chính là làm cho giá trị đích thực của thi ca chuyển tải của thế giới nội tâm của con người sống mãi với thời gian

Bình luận (0)
CA
Xem chi tiết
CA
5 tháng 10 2017 lúc 21:02

Trong hai dòng thơ đầu của bài ca dao trên có sự đặc biệt, hai dòng thơ đều có 12 tiếng, đây là sự biến thể của ca dao ( vì ca dao thường theo thể thơ lục bát ). Các điệp từ và đảo ngữ đc nhắc đi, nhắc lại (ni ; tê; bát ngát; mênh mông ). Việc sử dụng điệp từ kết hợp với đảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh vào sự mênh mông, rộng lớn của cánh đồng lúa đã tạo ra vẻ đẹp của quê hương. Người đọc còn hình dung nhân vật trữ tình đứng bên này nhìn bên kia, rồi lại đứng bên kia nhìn bên này với sự yêu mến vẻ đẹp tràn đầy sức sống của cánh đồng lúa.

Câu thơ " Thân em như chẽn lúa đòng đòng " sử dụng bpnt so sánh quen thuộc trong ca dao, dân ca. Tác giả dân gian dùng hình ảnh " thân em " mang giọng điệu tự hào, mãn nguyện để so sánh " chẽn lúa đòng đòng ", cách so sánh vừa cụ thể lại vừa gợi ra sự liên tưởng cao vì chẽn lúa đòng đòng, thể hiện sức sống căng tràn của cây lúa trong kỳ con gái. Tác giả đã so sánh để làm nổi bật vẻ đẹp tràn đầy so sánh, đặc điểm của người thiếu nữ. Người thiếu nữ ấy hằng ngày cần cù, tần tảo hàng ngày lao động để tạo ra vẻ đẹp cho cánh đồng lúa bằng việc sử dụng bpnt so sánh, tác giả như bộc lộ sự trầm trồ, ca ngợi vẻ đẹp của người thiếu nữ lao động trên cánh đồng lúa của quê hương.

Bình luận (1)
NG
Xem chi tiết
LT
21 tháng 11 2017 lúc 18:54

Trên cái nền xanh ngút mắt của lúa, hình ảnh thôn nữ đẹp vô cùng:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Phất phơ nghĩa là nhẹ nhàng đung đưa uốn lượn... Chẽn lúa đòng đòng nhẹ nhàng bay trước làn gió nhẹ trong ánh bình minh. Thiếu nữ như hân hoan vui sướng hướng về ngày mai tươi sáng. Rõ ràng ngọn nắng làm cho câu ca dao hay hơn thay vì dùng từ ánh nắng, tia nắng... Dưới ngọn nắng hồng ban mai thôn nữ trong vẻ đẹp căng tràn đang cùng quê hương đón đợi một mùa gặt hái.

Bài ca dao trên tuy chỉ có 2 câu nhưng nó cũng đủ để vẽ lên hình ảnh quê hương, tươi sáng, con người tin yêu vào cuộc sống, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Đặc biệt hình ảnh thôn nữ đã làm cho bức tranh quê thêm náo nức, vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của cánh đồng quê hương yêu dấu.

Đọc bài ca dao ta thấy như tâm hồn thêm gắn bó, thêm yêu cuộc sống, quê hương. Ta hãy biết trân trọng gìn giữ những truyền thống quê hương đồng thời phải biết ơn những người nông dân Việt Nam dầm mưa dãi nắng đem đến cho ta bát cơm ngày mùa dẻo hạt.

Bình luận (1)
DN
Xem chi tiết
DT
16 tháng 8 2017 lúc 21:44

Bên cạnh những câu ca dao trữ tình đằm thắm ca ngợi tình cảm gia đình, bè bạn còn có vô số những câu ca dao ca ngợi quê hương đất nước. Cánh cò bay lả bay la, nương dâu xanh ngắt một màu, Đồng Tháp mười cò bay thẳng cánh... Tất cả đã đem lại cho mọi người những giai điệu ngọt ngào về tình thương nỗi nhớ.

Bài ca dao như được cất lên từ chính cánh đồng lúa bát ngát mênh mông trong lời tự tình của cô thôn nữ đẹp xinh phơi phới sức xuân như chẽn lúa đòng đòng ngọt ngào hương quê:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,

mênh mông bát ngát

Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng

bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Thông thường ca dao làm theo thể thơ lục bát, nhịp thơ này gợi âm hưởng nhẹ nhàng êm đềm dễ đi vào lòng người. Tuy nhiên bài ca dao trên là sự biến thể mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ rất độc đáo.

Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là cô thôn nữ phơi phới như lúa chiêm đương thời con gái. Đứng trước khung cánh đồng quê bát ngát mênh mông lòng không khỏi dâng trào cảm hứng, say sưa trước cánh đồng thân thuộc quê mình.

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,

mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng

bát ngát mênh mông

Tác giả dân gian đã lựa chọn từ ngữ rất đắt để tạo lời, mở ý cho câu ca dao. Từ ngó cũng gần nghĩa với: nhìn, trông, ngắm... nhưng ngó thể hiện sự nhìn ngắm say sưa hơn quan sát kỹ hơn. Cô thôn nữ với chiếc nón như bông hoa trên đầu quần xắn ngang đôi chân thon thả, vai vác cuốc thăm đồng một hình ảnh lao động bình thường thân thuộc. Nhưng khi đọc câu ca dao ta thấy hình ảnh chủ thể trữ tình hiện ra đẹp lạ.

Cô thôn nữ đứng bên này ngó sang bên kia, rồi lại phóng tầm mắt từ phía bên kia sang bên này, dù quan sát ở vị trí nào, góc độ nào cũng thấy bát ngát mênh mông của cánh đồng quê hương. Hai từ bên ni, bên tê là ngôn ngữ địa phương (bên này, bên kia) được đưa vào bài ca dao gợi chất mộc mạc bình dị của một tình quê hồn hậu. Ngoài ra thủ pháp đảo ngữ được sử dụng thành công mênh mông bát ngát rồi lại bát ngát mênh mông gợi khung cảnh cánh đồng quê rộng lớn xanh ngắt một màu. Xanh mơn mởn của lúa chiêm đương độ làm đòng. Với cô thôn nữ đây không phải là lần đầu tiên cô nhìn ngắm cánh đồng từ các góc độ. Mà với cô, cánh đồng đã trở nên quá đỗi thân quen. Nó như một phần của linh hồn, máu thịt, nơi đây đã nuôi sống cô bằng hạt gạo thơm từng tháng từng ngày. Ấy vậy mà hôm nay sao trông nó vẫn lạ vậy, đẹp vậy! Dường như cánh đồng quê từng ngày từng giờ thay da đổi thịt, hay chính trong lòng cô gái đang dâng trào niềm tự hào yêu thương gắn bó với quê hương.

Hoàng Cầm phải say đắm với quê hương Kinh Bắc nơi có dòng sông Đuống mến yêu đến thế nào thì mới nhìn nó mềm mại diệu kỳ đến vậy.

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)

Phải gắn bó lắm, tha thiết lắm về quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, tổ tiên ông bà mới viết được những vần thơ trong sáng như những viên ngọc vậy.

Trở lại bài ca dao ta thấy cánh đồng quê bát ngát như không nhìn thấy bờ hiện lên lạ kì qua đôi mắt đầy tự hào lãng mạn của thôn nữ và giờ đây hình ảnh cô thôn nữ ấy hiện ra rõ hơn dưới ánh hồng ban mai long lanh sương sớm. Ca dao dũng thường thấy việc các cô gái tự ví mình như hạt mưa xa, tấm lụa đào chẳng qua đó là tiếng lòng, tiếng khóc than thân trách phận. Trái lại cô thôn nữ ở đây trẻ trung, xinh đẹp căng tràn nhựa sống như chẽn lúa đòng đòng. Hình ảnh đầy tự hào tin tưởng vào cuộc đời phơi phới tương lai, chẽn lúa đòng đòng như được tiếp thêm nhựa sống cho sự phát triển trưởng thành hứa hẹn mùa vàng bội thu. Đây là vẻ đẹp duyên dáng, sức lực căng tràn như chính quê hương và con người nơi đây vươn lên trong cuộc sống.

Trên cái nền xanh ngút mắt của lúa, hình ảnh thôn nữ đẹp vô cùng:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Phất phơ nghĩa là nhẹ nhàng đung đưa uốn lượn... Chẽn lúa đòng đòng nhẹ nhàng bay trước làn gió nhẹ trong ánh bình minh. Thiếu nữ như hân hoan vui sướng hướng về ngày mai tươi sáng. Rõ ràng ngọn nắng làm cho câu ca dao hay hơn thay vì dùng từ ánh nắng, tia nắng... Dưới ngọn nắng hồng ban mai thôn nữ trong vẻ đẹp căng tràn đang cùng quê hương đón đợi một mùa gặt hái.

Bài ca dao trên tuy chỉ có bốn câu nhưng nó cũng đủ để vẽ lên hình ảnh quê hương, tươi sáng, con người tin yêu vào cuộc sống, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Đặc biệt hình ảnh thôn nữ đã làm cho bức tranh quê thêm náo nức, vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của cánh đồng quê hương yêu dấu.

Đọc bài ca dao ta thấy như tâm hồn thêm gắn bó, thêm yêu cuộc sống, quê hương. Ta hãy biết trân trọng gìn giữ những truyền thống quê hương đồng thời phải biết ơn những người nông dân Việt Nam dầm mưa dãi nắng đem đến cho ta bát cơm ngày mùa dẻo hạt.

Bình luận (0)
MC
16 tháng 8 2017 lúc 21:49

Có câu hát nào đẹp như ca dao dân ca? Ca dao dân ca đã hoà nhập một cách hồn nhiên, kỳ diệu vào tâm hồn tuổi thơ của mỗi người. Ca dao dân ca Việt Nam giàu bản sắc, vô cùng đẹp đẽ và phong phú.

Nó là tiếng hát tâm tình nơi bờ xôi ruộng mặt, nơi bến cũ đò xưa… lưu luyến trong dân gian, phản ánh cuộc sống và ước mơ của nhân dân ta từ bao đời nay. Có những khúc hát ru ngọt ngào chứa chan tình nghĩa. Có những bài hát giao duyên say đắm lòng người. Có những bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh duyên say đắm lòng người. Có những bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh người dân quê một nắng hai sương, cần mẫn, hiền lành, đáng yêu. Cánh cò “bay lả bay la” đầm sen “lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”. Cô thôn nữ tát nước đêm trăng “múc ánh trăng vàng đổ đi”,… tất cả đều đem đến cho lòng ta biết bao niềm thương nỗi nhớ. Ấy là ca dao. Ấy là tuổi thơ của mỗi chúng ta.

Cánh đồng làng quê và hình ảnh cô thôn nữ được nói đến trong bài ca dao sau đây là hình ảnh thân thuộc đáng yêu đối với mỗi người Việt Nam từ ngàn xưa”

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

Thân em như chẹn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

Ca dao thường được viết bằng thể thơ lục bát. Nhưng ở bài ca dao này, nhà thơ dân gian đã viết bằng thơ lục bát biến thể, mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ. Cô thôn nữ không làm chuyện văn chương thơ phú như ai, mà cô chỉ nói lên những rung động, những cảm xúc tự nhiên, hồn nhiên của lòng mình khi ngắm nhìn cánh đồng lúa thân yêu của làng mình. Trước mắt là cánh đồng lúa “ bát ngát mênh mông… mênh mông bát ngát”, thắng cảnh cò bay, càng trông càng “ngó”, càng thích thú tự hào. Câu ca dài mãi ra cùng với chân trời, với sóng lúa:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

“Ngó” gần nghĩa với với nhìn, trông, ngắm nghía… Từ “ngó” rất dân dã trong văn cảnh này gợi tả một tư thế say sưa ngắm nhìn không chán mắt, một cách quan sát kỹ càng. Cô thôn nữ “đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” rồi lại “đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng”, dù ở vị trí nào, góc độ nào, cô cũng cảm thấy sung sướng tự hào trước sự “mênh mông bát ngát… bát ngat mênh mông” của cánh đồng thân thuộc. Hai tiếng “bên ni” và “bên tê” vốn là tiếng nói của bà con Thanh, Nghệ dùng để chỉ vị trí “bên này”, “bên kia”, được đưa vào bài ca thể hiện đức tính mộc mạc, chất phác của cô thôn nữ, của một miền quê. Nghệ thuật đảo từ ngữ: “mênh mông bát ngát // bát ngát mênh mông” góp phần đặc tả cánh đồng lúa rộng bao la, tưởng như không nhìn thấy bến bờ “lúa hai mùa cuộn sóng, đến chân trời”…Có yêu quê hương tha thiết mới có cái nhìn đẹp, cách nói hay như thế!

Tục ngữ có câu: “Ngắm núi, nhìn sông, trông đồng, trông chợ”. Nghĩa là ngắm nhìn sông núi để biết xứ lạ ít hay nhiều nhân tài; trông đồng, trông chợ mà biết miền quê giàu hay nghèo. Cánh đồng lúa là cảnh sắc của làng quê ta. Cánh đồng “mênh mông bát ngát… bát ngát mênh mông” nói lên sự giàu có của quê “em”. Bằng tấm lòng yêu mến, tự hào nơi chôn nhau cắt rốn của mình, mảnh đất đã thấm biết bao máu và mồ hôi của ông bà tổ tiên, của đồng bào từ bao đời nay thì nhà thơ dân gian mới có thể viết nên những lời ca mộc mạc mà đằm thắm nghĩa tình đọc lên làm xao xuyến lòng người như vậy. Câu ca không hề nói đén mà xanh và hương thơm của lúa, sắc trắng của cánh cò “chớp trắng” trên nền trời xanh bao la, mà ta vẫn cảm thấy cái ngào ngạt của “hương lúa nếp thơm nồng”, “mùa thu hương cốm mới”, nơi bờ ruộng mật quyện lấy tâm hồn ta. Nhờ thế, ta yêu thêm đất mẹ quê cha, với hoài niệm tuổi thơ:

“Đất hiền như tuổi thơ,

Cánh cò bay trong sắc trời lá mạ”

(Lê Anh Xuân)

Hai câu tiếp theo nói về cô thôn nữ ra thăm đồng. Niềm vui sướng trào dâng trong long. Nhìn lúa tốt tươi rồi cô nghĩ về mình. Cô không mặc cảm thân phận mình là “hạt mưa sa”, “là tấm lụa đào”, là “củ ấu gai”…như ai đó, thân phận vui ít buồn nhiều. Trái lại, cô đã so sánh mình với chẹn lúa đòng đòng trên cánh đồng quê hương. “Chẹn lúa” còn gọi là dảnh lúa, một bộ phận của khóm lúa. “Chẹn lúa đòng đòng” nói lên sự trưởng thành, sinh sôi nẩy nở, hứa hẹn một mùa sây hạt, trĩu bông. Hình ảnh so sánh “Thân em như chẹn lúa đòng đòng” gợi tả một vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi, một sức lực căng tràn hứa hẹn. Đây là một hình ảnh trẻ trung, khoẻ khoắn, hồn nhiên nói về cô gái Việt Nam trong ca dao, dân ca:

“Thân em như chẹn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

“Phất phơ” là nhẹ nhàng đung đưa, uốn lượn… “Chẹn lúa đòng đòng” phất phơ nhẹ bay trước làn gió trên đồng nội một buổi sớm mai hồng tuyệt đẹp. “Em” sung sướng hân hoan thấy hồn mình phơi phới niềm vui trước một bình minh đẹp. Có thể dùng hình ảnh “tia nắng”, “làn nắng” mà ý câu ca dao vẫn không thay đổi. Nhưng “ngọn nắng” hay hơn, sát nghĩa hơn, vì đó là làn nắng, tia nắng đầu tiên của một ngày nắng đẹp, ánh hồng rạng đông đang nhuốm hồng ngọn lúa đòng đòng xanh ngào ngạt.

Hai câu cuối bài ca hội tụ bao vẻ đẹp nói lên một tình quê vơi đầy. Vẻ đẹp màu xanh của lúa, mà hồng của nắng ban mai,… Vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi của cô thôn nữ và vẻ đẹp căng tràn nhựa sống của chẹn lúa đòng đòng trên cánh đồng bát ngát mênh mông. Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ chính xác, hình tượng và biểu cảm. Giá trị thẩm mĩ của bài ca là ở cách nói mộc mạc, bình dị mà hồn nhiên, đáng yêu. Hai tiếng “thân em” gợi ra trong lòng người thưởng thức ca dao, dân ca một trường liên tưởng về hình ảnh cô gái làng quê: trinh trắng, dịu dàng, cần mẫn, thuỷ chung… những nàng “môi cắn chỉ quết trầu”, rất đáng yêu, đáng nhớ? Đọc bài ca dao này có người tự hỏi: buổi sớm mai hồng của mùa xuân hay mùa thu? Mùa xuân mới có “ngọn nắng hồng ban mai” đẹp rực rỡ như thế. Vả lại đã có thiếu nữ thì phải có mùa xuân. Người đọc xưa nay vẫn cảm nhận là cô thôn nữ vác cuốc ra thăm đồng một sáng sớm mùa xuân đẹp.

Tóm lại, bài ca dao nói về mùa xuân, đồng xanh và thôn nữ. Cảnh và người rất thân thuộc, đáng yêu. Cảnh vừa có diện vừa có điểm, câu ca đồng hiện không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật “đơn sơ mà lộng lẫy”. Thơ lục bát biến thể sống động, lối so sánh ví von đậm đà, ý vị. “Thơ ca là sự chắt lọc tâm hồn, là tình yêu ta mơ ước…”. Đọc bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng…”, ta cảm thấy như thế, Hương quê và tình quê làm vương vấn tâm hồn ta, đem đến cho ta “tình yêu và mơ ước”…

Bình luận (0)
EJ
16 tháng 8 2017 lúc 23:07

Bên cạnh những câu ca dao trữ tình đằm thắm ca ngợi tình cảm gia đình, bè bạn còn có vô số những câu ca dao ca ngợi quê hương đất nước. Cánh cò bay lả bay la, nương dâu xanh ngắt một màu, Đồng Tháp mười cò bay thẳng cánh... Tất cả đã đem lại cho mọi người những giai điệu ngọt ngào về tình thương nỗi nhớ.

Bài ca dao như được cất lên từ chính cánh đồng lúa bát ngát mênh mông trong lời tự tình của cô thôn nữ đẹp xinh phơi phới sức xuân như chẽn lúa đòng đòng ngọt ngào hương quê:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,

mênh mông bát ngát

Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng

bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Thông thường ca dao làm theo thể thơ lục bát, nhịp thơ này gợi âm hưởng nhẹ nhàng êm đềm dễ đi vào lòng người. Tuy nhiên bài ca dao trên là sự biến thể mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ rất độc đáo.

Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là cô thôn nữ phơi phới như lúa chiêm đương thời con gái. Đứng trước khung cánh đồng quê bát ngát mênh mông lòng không khỏi dâng trào cảm hứng, say sưa trước cánh đồng thân thuộc quê mình.

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,

mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng

bát ngát mênh mông

Tác giả dân gian đã lựa chọn từ ngữ rất đắt để tạo lời, mở ý cho câu ca dao. Từ ngó cũng gần nghĩa với: nhìn, trông, ngắm... nhưng ngó thể hiện sự nhìn ngắm say sưa hơn quan sát kỹ hơn. Cô thôn nữ với chiếc nón như bông hoa trên đầu quần xắn ngang đôi chân thon thả, vai vác cuốc thăm đồng một hình ảnh lao động bình thường thân thuộc. Nhưng khi đọc câu ca dao ta thấy hình ảnh chủ thể trữ tình hiện ra đẹp lạ.

Cô thôn nữ đứng bên này ngó sang bên kia, rồi lại phóng tầm mắt từ phía bên kia sang bên này, dù quan sát ở vị trí nào, góc độ nào cũng thấy bát ngát mênh mông của cánh đồng quê hương. Hai từ bên ni, bên tê là ngôn ngữ địa phương (bên này, bên kia) được đưa vào bài ca dao gợi chất mộc mạc bình dị của một tình quê hồn hậu. Ngoài ra thủ pháp đảo ngữ được sử dụng thành công mênh mông bát ngát rồi lại bát ngát mênh mông gợi khung cảnh cánh đồng quê rộng lớn xanh ngắt một màu. Xanh mơn mởn của lúa chiêm đương độ làm đòng. Với cô thôn nữ đây không phải là lần đầu tiên cô nhìn ngắm cánh đồng từ các góc độ. Mà với cô, cánh đồng đã trở nên quá đỗi thân quen. Nó như một phần của linh hồn, máu thịt, nơi đây đã nuôi sống cô bằng hạt gạo thơm từng tháng từng ngày. Ấy vậy mà hôm nay sao trông nó vẫn lạ vậy, đẹp vậy! Dường như cánh đồng quê từng ngày từng giờ thay da đổi thịt, hay chính trong lòng cô gái đang dâng trào niềm tự hào yêu thương gắn bó với quê hương.

Hoàng Cầm phải say đắm với quê hương Kinh Bắc nơi có dòng sông Đuống mến yêu đến thế nào thì mới nhìn nó mềm mại diệu kỳ đến vậy.

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)

Phải gắn bó lắm, tha thiết lắm về quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, tổ tiên ông bà mới viết được những vần thơ trong sáng như những viên ngọc vậy.

Trở lại bài ca dao ta thấy cánh đồng quê bát ngát như không nhìn thấy bờ hiện lên lạ kì qua đôi mắt đầy tự hào lãng mạn của thôn nữ và giờ đây hình ảnh cô thôn nữ ấy hiện ra rõ hơn dưới ánh hồng ban mai long lanh sương sớm. Ca dao dũng thường thấy việc các cô gái tự ví mình như hạt mưa xa, tấm lụa đào chẳng qua đó là tiếng lòng, tiếng khóc than thân trách phận. Trái lại cô thôn nữ ở đây trẻ trung, xinh đẹp căng tràn nhựa sống như chẽn lúa đòng đòng. Hình ảnh đầy tự hào tin tưởng vào cuộc đời phơi phới tương lai, chẽn lúa đòng đòng như được tiếp thêm nhựa sống cho sự phát triển trưởng thành hứa hẹn mùa vàng bội thu. Đây là vẻ đẹp duyên dáng, sức lực căng tràn như chính quê hương và con người nơi đây vươn lên trong cuộc sống.

Trên cái nền xanh ngút mắt của lúa, hình ảnh thôn nữ đẹp vô cùng:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Phất phơ nghĩa là nhẹ nhàng đung đưa uốn lượn... Chẽn lúa đòng đòng nhẹ nhàng bay trước làn gió nhẹ trong ánh bình minh. Thiếu nữ như hân hoan vui sướng hướng về ngày mai tươi sáng. Rõ ràng ngọn nắng làm cho câu ca dao hay hơn thay vì dùng từ ánh nắng, tia nắng... Dưới ngọn nắng hồng ban mai thôn nữ trong vẻ đẹp căng tràn đang cùng quê hương đón đợi một mùa gặt hái.

Bài ca dao trên tuy chỉ có bốn câu nhưng nó cũng đủ để vẽ lên hình ảnh quê hương, tươi sáng, con người tin yêu vào cuộc sống, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Đặc biệt hình ảnh thôn nữ đã làm cho bức tranh quê thêm náo nức, vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của cánh đồng quê hương yêu dấu.

Đọc bài ca dao ta thấy như tâm hồn thêm gắn bó, thêm yêu cuộc sống, quê hương. Ta hãy biết trân trọng gìn giữ những truyền thống quê hương đồng thời phải biết ơn những người nông dân Việt Nam dầm mưa dãi nắng đem đến cho ta bát cơm ngày mùa dẻo hạt.



\

Bình luận (0)
HP
Xem chi tiết
NH
11 tháng 9 2017 lúc 13:54

bài ca dao là lời của anh nói với em. dựa vào chi tiết:'Thân em...'

tình cảm, cảm xúc nổi bật đk thể hiện qua bài ca dao la: tình yêu thương của anh vs ng e

để thể hiện n~ nd và cảm xúc ấy, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, điệp ngữ và đảo ngữ. tác dụng của chúng là: thể hiện rõ hơn tình yêu thw của ng a vs ng e

Bình luận (0)
NV
19 tháng 9 2017 lúc 5:40

Mỗi nhóm chọn một bài trong chùm ca dao trên và trả lời các câu hỏi sau:

a/ Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?

- Bài ca dao số 1 : Bài ca dao là lời của mẹ nói với con khi ru con ngủ .

- Bài ca dao số 2 : Bài ca dao là lời của người lớn nói với con cháu hoặc là lời của anh em nói với nhau. Dựa vào từ "anh em", "bác mẹ"

- Bài ca dao số 3 : Bài ca dao là lời đối đáp của chàng trai, cô gái. Dựa vào từ "chàng ơi", "Nàng ơi"

- Bài ca dao số 4 : Bài ca dao là lời của chàng trai nói vói cô gái . Dựa vào từ"thân em"

b/ Tình cảm, cảm xúc nổi bật được thể hiện qua bài ca dao là gì?

- Bài ca dao số 1 : Diễn tả công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở bổn phận làm con trước công lao ấy.

- Bài ca dao số 2 : Anh em phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng

- Bài ca dao số 3 : Tình cảm của người dân : thể hiện sự hiểu biết , niềm tự hào và tình yêu que hương đất nước.

- Bài ca dao số 4 : Chàng trai ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng để cô gái bày tỏ cảm xúc.

c/ Để thể hiện những nội dung và cảm xúc ấy, tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ ra tác dụng của chúng.

- Bài ca dao số 1 :

+ Biện pháp nghệ thuật : so sánh, ẩn dụ (núi cao ,biển rộng), từ láy (mênh mông) , Đối xứng (công cha- nghĩa mẹ), Thể thơ lục bát : ngọt ngào , sâu lắng đi vào lòng người.

=> Làm nổi bật công bưlao to lớn của cha mẹ.

- Bài ca dao số 2 :

+ Biện pháp nghệ thuật : so sánh

=> Biểu hiện sự yêu thương, gắn bó của anh em

- Bài ca dao số 3 :

+ biện pháp nghệ thuật : Hình thức đối đáp : người hỏi - người trả lời

=> Tác dụng : Sư am hiểu , làm nổi bật cảnh đẹp của quê hương , đất nước.

- Bài ca dao số 4 :

+ Biện pháp nghệ thuật :

* So sánh : thân em với chẽn lúa đòng đòng

* Thể thơ lục bát : có sự phá thể , câu 12; câu 7, 8 từ

* Từ láy : đòng đòng, phất phơ, mênh mông

* Từ ngữ địa phương : tê, ni

* Đảo ngữ : mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông

* Đối xứng :

+ Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng

+ Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng

=> Tác dụng : Sự tre trung và đầy sức sống giữa xánh đồng và cô gái

- Ca dao thể hiện tâm tư , tình cảm với gia đình, quê hương.

Bình luận (0)
KT
Xem chi tiết
H24
8 tháng 12 2016 lúc 13:20

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
Lần đầu nữ sĩ “bước tới Đèo Ngang”, đứng dưới chân con đèo “đệ nhất hùng quan” này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình, vào thời điểm “bóng xế tà”:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà”
Đó là lúc mặt trời đã nằm ngang sườn núi, ánh mặt trời đã “tà”, đã nghiêng, đã chênh chênh. Trời sắp tối. Âm “tà” cũng gợi buồn thấm thía.
Câu thơ thứ hai tả cảnh sắc ở đèo Ngang với cỏ cây, lá, hoa
“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

Hai vế tiểu đối, điệp ngữ “chen”, vần lưng: “đá” – “lá”, vần chân: “tà” – “hoa” làm cho câu thơ giàu âm điệu, réo rắt như một tiếng lòng, biểu lộ sự ngạc nhiên và xúc động về cảnh sắc hoang vắng nơi Đèo Ngang 200 năm về trước. Nơi ấy chỉ có hoa rừng, hoa dại, hoa sim, hoa mua. Cỏ cây, hoa lá phải “chen” với đá mới tồn tại được. Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đến nao lòng.

Hai câu thơ tiếp theo, nữ sĩ sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Âm điệu thơ trầm bổng du dương, đọc lên nghe rất thú vị:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.

Điểm nhìn của tác giả đã thay đổi: đứng cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiều phu, nhưng chỉ có “tiều vài chú”. Hoạt động là “lom khom” vất vả đang gánh củi xuống núi. Một nét vẽ ước lệ trong thơ cổ (ngư, tiều, canh, mục) nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác. Cũng là cảnh hoang vắng, heo hút, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà.

Tiếp theo nữ sĩ tả âm thanh tiếng chim rừng: chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn. Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái gia gia” tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người lữ khách. Lấy cái động (tiếng chim rừng) để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn, đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh trong thi pháp cổ. Phép đối và đảo ngữ vận dụng rất tài tình:

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.

Nghe tiếng chim rừng mà “nhớ nước đau lòng”, mà “thương nhà mỏi miệng”, nỗi buồn thấm thía vào chín tầng sâu cõi lòng, toả rộng trong không gian từ con đèo tới miền quê thân thương. Sắc điệu trữ tình dào dạt, thiết tha, trầm lắng. Trong lòng người lữ khách nỗi “nhớ nước”, nhí kinh kỳ Thăng Long, nhớ nhà, nhí chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc không thể nào kể xiết!

Hai câu thơ cuối bài tâm trang nhớ quê, nhớ nhà càng bộc lộ rõ:

“Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta”.

Bốn chữ “dừng chân đứng lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn mênh mang: “Trời non nước”; nhìn xa, nhìn gần, nhìn cao, nhìn sâu, nhìn bèn phía… rồi nữ sĩ thấy vô cùng buồn đau, như tan nát cả tâm hồn, chỉ còn lại “một mảnh tình riêng”. Lấy cái bao la, mênh mông, vô hạn của vũ trụ, của “trời non nước” tương phản với cái nhỏ bé của “mảnh tình riêng”, của “ta” với “ta” đã cực tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người lữ khác khi đứng trên cảnh Đèo Ngang lúc ngày tàn.
Có thể nói “Qua Đèo Ngang” là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt bút. Thế giới thiên nhiên kỳ thú của Đèo Ngang như hiển hiện qua từng dòng thơ. Cảnh sắc hữu tình thấm một nỗi buồn man mác. Giọng thơ du dương, réo rắt. Phép đối và đảo ngữ có giá trị thẩm mỹ trong nét vẽ tạo hình đầy khám phá. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hoà với tình yêu quê hương đất nước đậm đà qua một hồn thơ trang nhã. Vì thế bài thơ “Qua Đèo Ngang” là tiếng nói của một người mà trở thành khúc tâm tình của muôn triệu người, nó là bài thơ một thời mà mãi mãi.

Bình luận (0)
PT
8 tháng 12 2016 lúc 13:43

Đèo Ngang- địa danh gắn liền với sự ra đời của triều Nguyễn qua câu thơ “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Đèo Ngang còn tồn tại trong kí ức những người yêu thơ văn qua bài “Qua Đèo Ngang” được bà Huyện Thanh Quan - một phụ nữ Việt Nam giỏi chữ, sống vào thời cuối nhà Lê, đầu đời Nguyễn – sáng tác nhân dịp đi qua Đèo Ngang khi vào kinh đô Phú Xuân nhậm chức.
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Ngay từ đầu bài thơ , cảnh vật ở đèo Ngang đã hiện lên dưới ánh nắng chiều sắp tắt thật khoáng đạt, thật hữu tình nhưng cũng thật hoang vu và hiu hắt . Chỉ có “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” trông thật hoang sơ. Khung cảnh ấy bất giác gieo vào lòng người đọc một ấn tượng trống vắng, lạnh lẽo cả về không gian lẫn thời gian. Một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng đượm buồn.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Giữa không gian mênh mông, trống trải của đèo Ngang không phải không tồn tại sự sống. Vẫn có người, có chợ, nhưng thưa thớt quá, tiều tụy quá. “ Lom khom” vài chú tiều đang uể oải trở về nhà. “Lác đác” vài nhà chợ ở ven sông. Sự tồn tại đó không làm cho không gian trở nên ấm cúng hơn, mà trái lại càng làm tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật mà thôi. Tất cả như hòa quyện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà , nhớ quê.
Cảnh buồn, người buồn, thậm chí cả những âm thanh vang vọng trong chiều tà cũng làm tăng thêm nỗi buồn da diết trong lòng kẻ xa quê
“ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Tiếng chim kêu não nuột, nghẹn ngào hay tiếng lòng khắc khoải của nhà thơ ? Nỗi niềm vời vợi nhớ thương của nhà thơ bất chợt bùng lên trong giây lát, để rồi lại trở về với cái vẻ hoang vắng vốn có của đất trời và sự cô đơn đến tuyệt đỉnh của chính nhà thơ
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng , ta với ta”
Đứng giữa đất trời mênh mông, con người trở nên nhỏ bé . Nỗi buồn của con người cũng như cô đặc lại.Không người chia xẻ, nỗi buồn được chính nhà thơ gặm nhấm một mình, “ta với ta” nghe thật cô đơn biết bao.
Bằng cách dùng điệp ngữ, điệp từ, dùng những từ láy âm giàu sức gợi hình kết hợp với phép đảo ngữ, nhân hóa, Bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, đồng thời thể hiện nỗi cô đơn , nhớ nước thương nhà da diết của chính mình mà có lẽ chỉ có những người xa quê mới cảm nhận hết được.

Bình luận (0)
LP
8 tháng 12 2016 lúc 13:57

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.


Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà


Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.


Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.


Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

Bạn tham khảo nha!

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
KD
8 tháng 12 2016 lúc 21:02

đọc bài này của mình nhé

Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi. Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sở. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn báo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả. Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dể thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quí giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là 1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là "con lật đật". Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:" con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chựng lên rồi này". Thế là tôi nính khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắo sách tới trường , món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẽ cùng nó. Nhìn thấy nó tôi tháy như được mẹ ở bên, dang nhắc nhở , động viên tôi : " hãy cố gắng lên con, đừng nãn lòng , nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy nôi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con". Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.

hết

 

Bình luận (0)
PT
9 tháng 12 2016 lúc 17:46

Tuổi thơ đó là quãng kí ức đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Dù là kỉ niệm vui hay buồn, mỗi khi kể về kí ức tuổi thơ, trong lòng lại rộn lên niềm vui man mác, nụ cười mãn nguyện nở trên môi. Đối với tôi, niềm vui lớn nhất của tuổi thơ là ngày khai trường đầu tiên.

Với bất cứ ai đã là học sinh, chắc hẳn không thể quên được ngày trọng đại này – Ngày khai trường đầu tiên. Nó đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của con người, hé mở ra cánh cửa tri thức rộng lớn bao la.

Nhớ lẩm buổi sáng mùa thu năm đó, trời cao và trong xanh đến lạ. Nắng vàng ươm rót mật xuống vạn vật. Trên cành cây, chim ca ríu rít. Tối hôm trước, tôi soạn lại sách vở đồ dùng lần cuối, rồi lên giường đi ngủ thật sớm, không xem băng hoạt hình nữa. Nhưng vào giường, mẹ dỗ mãi tôi không chịu ngủ. Trong lòng tôi cảm thấy bồn chồn, háo hức khó tả. Tôi dậy sớm, ăn sáng, tự tay mẹ mặc đồng phục mới, chải đầu cho tôi. Mẹ vui miệng đọc:

Hôm nay bé đi thi
Bé dậy từ gà gáy
Ngồi trên xe bố lai
Bé tung tăng tới trường.

Tôi cười toét miệng: "Con đi học chứ”. Bố lai tôi đến trường, trên đường đi, bố mua một quả bóng bay buộc vào cổ tay tôi. Ngồi trên xe, tay tôi cứ vung vẩy, làm quả bóng bay giật giật, đến là thích thú. Bố dắt tôi vào trường. Tôi nhảy chân sáo đi bên bố, trong lòng vui sướng, rạo rực. Tôi nhìn ai cũng thấy yêu, ngắm cái gì cũng thấy thân thiết. Trường tiểu học trang hoàng thật đẹp. Cờ hoa, treo khắp các cành cây, khẩu hiệu to và đẹp treo chính giữa lễ đài. Bố dắt tôi vào xếp hàng cùng các bạn. Bố chỉnh lại quần áo, kiểm tra lại sách vở xoa đầu tôi rồi mới ra về. Bao giờ bố cũng chu đáo với tôi như thế. Tôi xếp hàng, có một chị học sinh tới dắt tôi. Tôi thấy hồi hộp quá, lo lắng, sợ nữa. Tôi toát mồ hôi, mắt nóng bừng, ngứa chân ghê gớm. Tôi cố gắng bình tĩnh lại. Tôi tự trấn an mình: "Mình không sợ, không khóc nhè, mình học lớp một rồi”. Tôi diễu hành qua lễ đài. Bao cánh tay đang vẫy chào tôi. Tiếng cô tổng phụ trách hồn hậu: "Chào mừng các em, từ nay các em đã là học sinh học dưới mái trường tiểu học, hãy cố gắng phấn đấu học tập, chăm ngoan, các em nhé". Tôi thấy vui biết bao, hạnh phúc biết bao, bước chân như sải rộng hơn, mình như cao hơn, bộ quần áo như chật đi, sách vở trên vai yêu mến biết chừng nào. Tôi còn vui đến nỗi muốn hét to lên: "Em đi học rồi, đi học cùng các anh các chị”. Tôi yêu cái cây, yêu dãy cờ đò bay phấp phới theo gió. Tôi yêu mái trường này biết mấy. Tôi cảm thấy tự hào, mình lớn rồi, chí ít là so với hồi học mẫu giáo. Đã qua rồi cái thời chơi đồ chơi và ăn bột trong nhà trẻ. Bây giờ, chỉ có sách vở bút thước sẽ luôn tiến bước cùng tôi. Bố mẹ ơi, con sẽ nhớ lời bố mẹ dặn, phải cố gắng học tập, con là niềm tin của bố mẹ. Ngày khai trường, ngày khai trường đầu tiên của tôi!

Với mỗi người, mỗi lần được điểm cao, một lần được tuyên dương hay đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi đều là niềm tự hào, niềm hạnh phúc đáng nhớ. Nhưng ngày khai trường đầu tiên còn có ý nghĩa đặc biệt, to lớn hơn nhiều. Nó mở ra kho tàng tri thức vô bờ, mở ra những thử thách, khó khăn buộc đứa trẻ phải quyết tâm vươn lên, nó là sợi dây gắn kết đứa trẻ với thế giới bao la, muôn sắc màu. Và trong đó, gia đình, nhà trường đóng vai trò thật quan trọng.

Ôi! Tôi trải qua bao lần vui sướng, bao lần hạnh phúc và tất cả đều khiến tôi toát mồ hôi, mặt nóng bừng, ngứa chân ghê gớm. Cảm giác lạ kì ấy phải chăng đã theo tôi từ ngày khai trường đầu tiên – ngày khai trường tôi không bao giờ quên.

Chúc bn hk tốt!hehe 
Bình luận (7)
TT
10 tháng 12 2016 lúc 20:23

mk tặng bn: kiet cao duong

Bình luận (0)
KT
Xem chi tiết
LL
8 tháng 12 2016 lúc 12:34

Bên cạnh những câu ca dao trữ tình đằm thắm ca ngợi tình cảm gia đình, bè bạn còn có vô số những câu ca dao ca ngợi quê hương đất nước. Cánh cò bay lả bay la, nương dâu xanh ngắt một màu, Đồng Tháp mười cò bay thẳng cánh... Tất cả đã đem lại cho mọi người những giai điệu ngọt ngào về tình thương nỗi nhớ.

Bài ca dao như được cất lên từ chính cánh đồng lúa bát ngát mênh mông trong lời tự tình của cô thôn nữ đẹp xinh phơi phới sức xuân như chẽn lúa đòng đòng ngọt ngào hương quê:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,

mênh mông bát ngát

Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng

bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Thông thường ca dao làm theo thể thơ lục bát, nhịp thơ này gợi âm hưởng nhẹ nhàng êm đềm dễ đi vào lòng người. Tuy nhiên bài ca dao trên là sự biến thể mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ rất độc đáo.

Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là cô thôn nữ phơi phới như lúa chiêm đương thời con gái. Đứng trước khung cánh đồng quê bát ngát mênh mông lòng không khỏi dâng trào cảm hứng, say sưa trước cánh đồng thân thuộc quê mình.

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,

mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng

bát ngát mênh mông

Tác giả dân gian đã lựa chọn từ ngữ rất đắt để tạo lời, mở ý cho câu ca dao. Từ ngó cũng gần nghĩa với: nhìn, trông, ngắm... nhưng ngó thể hiện sự nhìn ngắm say sưa hơn quan sát kỹ hơn. Cô thôn nữ với chiếc nón như bông hoa trên đầu quần xắn ngang đôi chân thon thả, vai vác cuốc thăm đồng một hình ảnh lao động bình thường thân thuộc. Nhưng khi đọc câu ca dao ta thấy hình ảnh chủ thể trữ tình hiện ra đẹp lạ.

Cô thôn nữ đứng bên này ngó sang bên kia, rồi lại phóng tầm mắt từ phía bên kia sang bên này, dù quan sát ở vị trí nào, góc độ nào cũng thấy bát ngát mênh mông của cánh đồng quê hương. Hai từ bên ni, bên tê là ngôn ngữ địa phương (bên này, bên kia) được đưa vào bài ca dao gợi chất mộc mạc bình dị của một tình quê hồn hậu. Ngoài ra thủ pháp đảo ngữ được sử dụng thành công mênh mông bát ngát rồi lại bát ngát mênh mông gợi khung cảnh cánh đồng quê rộng lớn xanh ngắt một màu. Xanh mơn mởn của lúa chiêm đương độ làm đòng. Với cô thôn nữ đây không phải là lần đầu tiên cô nhìn ngắm cánh đồng từ các góc độ. Mà với cô, cánh đồng đã trở nên quá đỗi thân quen. Nó như một phần của linh hồn, máu thịt, nơi đây đã nuôi sống cô bằng hạt gạo thơm từng tháng từng ngày. Ấy vậy mà hôm nay sao trông nó vẫn lạ vậy, đẹp vậy! Dường như cánh đồng quê từng ngày từng giờ thay da đổi thịt, hay chính trong lòng cô gái đang dâng trào niềm tự hào yêu thương gắn bó với quê hương.

Hoàng Cầm phải say đắm với quê hương Kinh Bắc nơi có dòng sông Đuống mến yêu đến thế nào thì mới nhìn nó mềm mại diệu kỳ đến vậy.

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

Phải gắn bó lắm, tha thiết lắm về quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, tổ tiên ông bà mới viết được những vần thơ trong sáng như những viên ngọc vậy.

Trở lại bài ca dao ta thấy cánh đồng quê bát ngát như không nhìn thấy bờ hiện lên lạ kì qua đôi mắt đầy tự hào lãng mạn của thôn nữ và giờ đây hình ảnh cô thôn nữ ấy hiện ra rõ hơn dưới ánh hồng ban mai long lanh sương sớm. Ca dao dũng thường thấy việc các cô gái tự ví mình như hạt mưa xa, tấm lụa đào chẳng qua đó là tiếng lòng, tiếng khóc than thân trách phận. Trái lại cô thôn nữ ở đây trẻ trung, xinh đẹp căng tràn nhựa sống như chẽn lúa đòng đòng. Hình ảnh đầy tự hào tin tưởng vào cuộc đời phơi phới tương lai, chẽn lúa đòng đòng như được tiếp thêm nhựa sống cho sự phát triển trưởng thành hứa hẹn mùa vàng bội thu. Đây là vẻ đẹp duyên dáng, sức lực căng tràn như chính quê hương và con người nơi đây vươn lên trong cuộc sống.

Trên cái nền xanh ngút mắt của lúa, hình ảnh thôn nữ đẹp vô cùng:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Phất phơ nghĩa là nhẹ nhàng đung đưa uốn lượn... Chẽn lúa đòng đòng nhẹ nhàng bay trước làn gió nhẹ trong ánh bình minh. Thiếu nữ như hân hoan vui sướng hướng về ngày mai tươi sáng. Rõ ràng ngọn nắng làm cho câu ca dao hay hơn thay vì dùng từ ánh nắng, tia nắng... Dưới ngọn nắng hồng ban mai thôn nữ trong vẻ đẹp căng tràn đang cùng quê hương đón đợi một mùa gặt hái.

Bài ca dao trên tuy chỉ có bốn câu nhưng nó cũng đủ để vẽ lên hình ảnh quê hương, tươi sáng, con người tin yêu vào cuộc sống, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Đặc biệt hình ảnh thôn nữ đã làm cho bức tranh quê thêm náo nức, vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của cánh đồng quê hương yêu dấu.

Đọc bài ca dao ta thấy như tâm hồn thêm gắn bó, thêm yêu cuộc sống, quê hương. Ta hãy biết trân trọng gìn giữ những truyền thống quê hương đồng thời phải biết ơn những người nông dân Việt Nam dầm mưa dãi nắng đem đến cho ta bát cơm ngày mùa dẻo hạt.

Bình luận (0)
DH
11 tháng 10 2019 lúc 12:24

Tham khảo:

1. Mở bài

Giới thiệu bài ca dao : Quê hương, đất nước con người luôn là đề tài không bao giờ tắt trong lòng mỗi nhà văn nhà thơ, những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó là bài ca dao đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng

2. Thân bài

-Ý nghĩa những câu ca dao dân ca: Giản dị, thiết tha, hình ảnh quen thuộc

-Hai câu đầu: Cánh đồng lúa

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

Không gian êm đềm, mát mẻ Hình ảnh lặp lại: đẩy cao sự mênh mông, rộng lớn Hình ảnh cô gái xuất hiện sâu xa trong câu

-Hai câu cuối: Hình ảnh cô gái

Thân em như chén lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Cô gái ví von với chén lúa, đầy sức sống, thơm mát, tươi trẻ Số phận không êm đềm, hồng nhan bạc phận 3. Kết bài

Cảm nghĩ về câu ca dao: Bài ca dao nhẹ nhàng, thiết tha mà đầy ý nghĩa nhân văn cao cả, vừa thể hiện vẻ đẹp bình dị của thôn quê, vừa bày tỏ thương thay cho thân phận những người con gái trong xã hội cũ, chịu nhiều tủi nhục, không có tiếng nói trong xã hội.

Bình luận (0)