Viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu trong đó có ít nhất 1 từ láy và một từ ghép giúp mink vs mink cần gấp
Viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu trong đó có ít nhất 1 từ láy và một từ ghép giúp mink vs mink cần gấp
THAM KHAO:
Sáng đó, em thức dậy rất sớm để ngắm cảnh mặt trời mọc - một cảnh tượng tuyệt đẹp trên quê hương . Từ sân nhà nhìn về hướng đông , em thấy bầu trời đang dần chuyển sang màu hồng nhạt . Ông Mặt trời vẫn giấu mình sau những đám mây dày nhưng những tia sáng hình rẻ quạt báo hiệu ông đã thức giấc . Gió thổi nhè nhẹ . Một lát sau ông mặt trời nhỏ một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang t từ nhỏ lên bầu trời cao . Nhuộm chân trời một màu hồng rực , quét sạch tàn dư của bóng đêm . Vạn vật như bừng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài , hân hoan chào đón nắng mai .Sương đêm đọng trên những chiếc lá cây , lấp lánh giữa ánh nắng mà trời . Tạo thành bức tranh vẽ khung cảnh thiên nhiên của buổi sáng mai tuyệt vời .
* Từ láy: nhè nhẹ, hân hoan, lấp lánh.
- Từ ghép: thức hồng nhạt, hồng nhạt.
Thiên nhiên "cây cỏ( từ ghép )" trên trái đất này là một bức tranh đầy màu sắc. Muôn màu muôn vẻ bởi hoa chính là những gam màu để tô điểm cho bức tranh đó. Đối với những người yêu hoa thì nó như ( so sánh ) một đứa con tinh thần của họ. Sớm mai thức dậy khi giọt sương " long lanh ( từ láy) " còn đọng trên những cánh hoa, cùng với ánh nắng mặt trời chiếu rọi làm cho hoa trở nên "lấp lánh ( từ láy ) " như ( so sánh )một báu vật ở đời. Bản thân em cũng là một người yêu thích hoa nên lúc ngắm nhìn nó tinh thần trở nên lạc quan và yêu đời hơn cả.
giải thích câu tục ngữ
viết thành văn
vàng thì thử lửa thử than
chuông kêu thử tiếng
người ngoan thử lời
vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
Đây là một kinh nghiệm sống. Trong cuộc sống, có nhiều tiêu chuẩn được đưa ra để đánh giá một con người. Một trong những tiêu chí ấy là lời ăn tiếng nói. Người “ngoan” là người biết ăn nói khiêm nhường, nhã nhặn, biết “kính trên nhường dưới”
- Giải thích
+ Vàng thì thử lửa thử than: Vàng là kim loại quý hiếm, không bị đốt cháy bởi lửa than bình thường, khi muốn kiểm chứng độ thật giả của vàng có thể đem qua lửa, than. Nếu bị cháy đen thì không phải vàng thật
+ Chuông kêu thử tiếng: chuông ở đây là chuông ở các ngôi chùa tại Việt Nam, lấy từ việc thử chuông ở các chùa, ông cha ta đã chỉ ra cách nhận biết chuông tốt hay không, đó là nhờ vào tiếng kêu
+ Người ngoan thử lời: Từ hai dẫn chứng trên, ông cha ta liên hệ tới việc thử lòng người. Chỉ bằng lời nói thốt ra nhưng lại chính là đặc điểm để biết thêm về con người ấy.
giải thích câu tục ngữ ai ơi giữ chí cho bề
dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
TK#
Ở đời, thường làm công việc gì muốn thành công ta phải bền lòng vững chí. Không vì những lời bàn ra tán vào mà bỏ cuộc hay thay đổi ý kiến của mình. Khi gặp phải khó khăn, ta nên chủ động, bình tĩnh sáng suốt để giải quyết. Để khuyên chúng ta cần phải có nghị lực, giữ vững lập trường trong mọi công việc, ca dao có câu:
“Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”
Đầy là lời kêu gọi, nhắc nhỡ chân thành: Phải luôn giữ vững ý chí, giữ vững lập trường, không thay đổi; dù cho nhưng người xung quanh có “xoay lưng”, “đổi nền ” thì việc ta, ta cứ làm. Như vậy mới mong công việc ta làm có kết quả. Khi hắt tay vào công việc, ai cũng muốn đạt được thắng lợi. Như vậy ta phải có bản lĩnh, quyết tâm hành động để đạt được mục đích mà mình đề ra. Bất cứ từ việc nhỏ đến việc lớn, từ việc học tập cho đến việc đấu tranh chống giặc, lúc nào và bao giờ cùng gặp phải khó khăn. Những khó khăn ấy có thể do khách quan hoặc chủ quan đưa đến. Lúc này, khi ta có ý chí vững vàng, có bản lĩnh chắc chắn sẽ vượt qua, hoàn thành thắng lợi công việc. Có quyết tâm, có lập trường vững vàng thì ta không phải phân vân, không bị lung lay trước sự hàn tán, sự tác động của môi trường xung quanh. Dầu cho mọi người có “xoay hướng " hay “đổi nền ” ta cũng mặc. Ta cứ theo hướng mình đã vạch ra mà đi tới. "Xoay hướng, đổi nền " ở đây là muốn nói đến việc xoay chiều đổi hướng đi theo ngả khác, con đường khác - đối cái nền móng mà mình đã xây dựng. Rõ ràng, nếu hướng đã chọn, nền đã xây đắp rồi mà lại thay đổi thì làm sao xây cất cho hoàn thành được ngôi nhà? Cho nên nếu ai cứ mỗi lần làm việc gì cũng bị tác động bởi những lời hàn tán xung quanh và lại "đổi nền", “xoay hướng” thì những con người đó chẳng bao giờ thành đạt cả. Ta hãy nhìn lại những trang sử vàng của dân tộc, có biết bao người anh hùng hào kiệt đã thể hiện ý chí kiên cường, giữ vững lập trường, kiên định đến cùng và đã tao nên chiến thắng. Rõ nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ vừa qua, dân tộc ta luôn thể hiện rõ ý chí của mình, quyết tâm chiến đấu đến cùng vì độc lập tự do cho đất nước. Có những lúc tình hình cách mạng lâm vào thế nguy nan tưởng chừng như không thể gượng dậy nổi, nhưng nhân dân ta vẫn không nản chí ngã lòng, quyết theo Đảng, theo Bác đến cùng và đã giành được thắng lợi vẻ vang. Nếu những lúc lâm nguy như vậy mà cách mạng ta lại "xoay hướng”, “đổi nền ” thì không biết đất nước này sẽ đi đâu, về đâu?
Càng suy ngẫm ta càng thấy được giá trị thiết thực của bài học kinh nghiệm này: Phải giữ vững ý chí, phải có lập trường kiên định thì mới đi đến thành công. Và nên nhớ rằng, mọi lời “bàn ra tán vào” của dư luận đôi khi không dựa vào cơ sở khoa học nào, không sát với hoàn cảnh thực tế của ta, nên dễ gây ra rối rắm, làm ta hoang mang, có khi hỏng việc. Điều này ta rất dẽ dàng thấy trong quá trình học tập của mình. Biết bao lần làm bài đúng, nghe lời bàn tán sửa lại thành sai. Biết bao lần ta lên kế hoạch học tập cho mình, rồi nghe lời bạn này nói ra, bạn kia nói vào cuối cùng ta không làm được chuyện gì cả.
Tóm lại, bài học về lòng kiên định, ý chí vững bền là một bài học quý, một kinh nghiệm sống rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Cho nên câu ca dao trên luôn có tác dụng tốt, nó nhắc nhở ta không được dao động trưđc những hoàn cảnh khách quan. Hãy luôn nhớ:
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
TK#
Trong mọi công việc của một cá nhân, tác động từ phía khách quan không phải là nhỏ mà có khi nó làm đảo ngược ý định ban đầu, đẩy con người vào tình thế lúng túng, bị động và kết quả là hỏng việc. Để rèn luyện bản lĩnh, nhân dân lao động thuở xưa đã khuyên nhau:
Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Nghĩa đen: Nói về chuyện làm nhà, chủ nhà đã định thế nào thì cứ làm như thế, không nên dao động bởi sự can thiệp của người khác.
Nghĩa bóng: Trong cuộc sống, ta phải giữ vững chủ ý. Tức là có ý chí, lập trường và quyết tâm hoàn thành công việc sau khi đã xác định mục đích đúng đắn. Không nên dao động trước dư luận vì điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt đối với quá trình thực hiện công việc.
Ý nghĩa câu ca dao trên là hoàn toàn đúng đắn. Trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta thường đặt ra mục đích và mong muốn đạt được mục đích. Trong quá trình thực hiện công việc, tiến tới mục tiêu cuối cùng, có thể có nhiều thay đổi nhưng phải suy đoán cẩn trọng, giữ vững ý định, hướng đến kết quả cao nhất.
Trong khi làm việc, khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy muốn đạt được mục đích thì phải có ý chí và quyết tâm cao. Giữ vững ý chí và quyết tâm là điều kiện cơ bản để quyết định thắng lợi của công việc, là đức tính cần thiết hàng đầu của người lao động. Không có ý chí, không có lập trường vững vàng, dễ dao động không những khiến kế hoạch bị thay đổi so với dự định ban đầu mà con đường tiến đến thành công trở nên khó khăn hơn nhiều. Thậm chí nó có thể làm thay đổi hoàn toàn mục tiêu.
Như câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường đã cho ta một bài học sâu sắc rằng nếu không có lập trường, không tin tưởng bản thân thì nhất định sẽ thất bại. Chuyện kể rằng có một người nông mang một khúc gỗ ra giữa đường để đẽo cày. Lúc bao đầu, ông ta làm việc rất hăng say. Nhưng, đến tầm giữa trưa, khi cái cày sắp được làm xong, có một người đi ngang che rằng chỗ này, chỗ kia chưa được. Người nông dân vội vàng sữa chữa như lời nhận xét kia. Cứ thế, nhiều người khác đi qua lại góp ý khiến ông sữa không ngừng. Đến chiều, cái cày vẫn chưa đẽo xong. Giờ đây, người nông dân nhìn lại nó đã bị biến dạng quá nhiều đến nỗi không thể sửa chữa được nữa.
Chỉ vì không tin ở bản thân, không có lập trường vững vàng, một người nông dân có nhiều kinh nghiệm trong việc đẽo cày đã tự mình chuốc lấy thất bại đắng cay.
Ý nghĩa lời khuyên trên chỉ hoàn toàn đúng khi mục đích đúng đắn, phương pháp làm việc phù hợp với thực tế khách quan. Nếu dư luận tác động vào công việc là dư luận xấu thì nhất thiết ta không nên nghe theo, làm theo vì sẽ dẫn đến kết quả xấu. Nên tham khảo và tiếp thu có sáng tạo cái mới, cái đúng, vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, nhằm đạt được mục đích ban đầu đã đặt ra. Ý chí kiên định, quyết tâm cao cần đi đôi với biện pháp linh hoạt trong khi làm việc.
Câu ca dao “Ai ơi giữ chí cho bền” là một lời khuyên đúng đắn, chân tình, rất phù hợp với con người và hoàn cảnh Việt Nam. Việc rèn luyện ý chí, quyết tâm là điều hết sức cần thiết đối với mỗi người. Ý chí lớn, quyết tâm cao kết hợp với trí tuệ sắc sảo là những yếu tố quan trọng dẫn đến thắng lợi trong mọi công việc và trong sự nghiệp.
giải thích giúp em nghĩa của câu "kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn" trong bài văn Lão Hạc
Em hãy nêu những điểm nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao
tìm hệ thống luận điểm ,luận cứ,lập luận trong văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta
giúp mk nha mk cần gấp
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc Việt Nam. Bác Hồ là một con người tài năng, kiệt suất, vì vậy Bác đã được UNESSSCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Tuy nhiên, điều mà ta cần lưu ý ở đây là sự công nhận của UNESSCO đối với Hồ Chí Minh không chỉ ở khía cạnh tài năng, bản lĩnh phi thường của một vị lãnh tụ, mà đáng quý hơn nữa đó chính là con người, lối sống giản dị, thanh bạch của Người trong cuộc sống đời thường.
Trong lịch sử của nhân loại, ta thật khó có thể tìm kiếm hay bắt gặp bất cứ một vị lãnh tụ, một nguyên thủ quốc gia nào có lối sống giản dị, thanh bạch, gần gũi với tự nhiên như Bác Hồ vĩ đại của chúng ra. Sự giản dị của Bác Hồ thể hiện trước hết ở nơi ở của Bác. Bác không ở những tòa nhà cao tầng, không sống cuộc sống xa hoa như rất nhiều những vị lãnh tụ khác, nơi bác ở chỉ là một căn nhà sàn nhỏ. Ta có thể thấy nhà sàn là một loại nhà rất thông dụng của người dân Việt Nam, tuy nhiên, với Bác lại khác, lối sống giản dị của Bác thật khiến mọi người đều bất ngờ, cảm phục. Ta có thể thấy nhà sàn là một loại nhà rất thông dụng của người dân Việt Nam, tuy nhiên, với Bác lại khác, lối sống giản dị của Bác thật khiến mọi người đều bất ngờ, cảm phục.
Vì vậy ta có thể nói, chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người tài giỏi, có tài năng xuất chúng. Nhờ sự tài ba, kiệt suất ấy mà đã đưa dân tộc Việt Nam ra khỏi bóng đen của áp bức bóc lột. Bước đến ánh sáng của hòa bình, của tự do, độc lập. Tuy nhiên, điều đáng quý ở Bác không phải chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại, kiệt xuất mà còn bởi chính nhân cách cao đẹp, ở lối sống giản dị, thanh bạch của Người.
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT.
Hay thì tick nhé!!!!!!!!
Bìa 2: Cho đoạn thơ sau
Đất nước đẹp vô cùng
Nhưng Người phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới chân tàu để đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bóng phía nhìn không một bóng hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên ai lỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương
a) Đoạn thơ đã nhắc lại sự kiện nào trong hoạt động của Bác. Lúc đó , Bác có tên là gi
b) Đoạn thơ có 3 từ đồng nghĩa. Hãy chỉ ra những từ đó và có thể dùng 1 trong 3 từ đó được ko.Vì sao
c) Viết 1 đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên
Mình trả lời câu a, b nha, câu c mình ko biết
a) Đoạn thơ trên viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Lúc đó Bác tên là Văn Ba.
b) Đoạn thơ trên sử dụng ba từ đồng nghĩa: quê hương, xứ sở, nước. Không thể dùng một trong ba từ đó được vì sắc thái ý nghĩa của ba từ khác nhau:
- nước: chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường
- quê hương: chỉ sắc thái gần gũi, thân mật
- xứ sở: là đối với một mảnh đất mình đã xa cách.
Cái này mình ko chép mạng nha bạn, đây là cô mình giảng cho tại lớp rồi tụi mình tự làm. Dù sao cũng chúc bạn học tập tốt
Mình trả lời câu a, b nha, câu c mình ko biết
a) Đoạn thơ trên viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Lúc đó Bác tên là Văn Ba.
b) Đoạn thơ trên sử dụng ba từ đồng nghĩa: quê hương, xứ sở, nước. Không thể dùng một trong ba từ đó được vì sắc thái ý nghĩa của ba từ khác nhau:
- nước: chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường
- quê hương: chỉ sắc thái gần gũi, thân mật
- xứ sở: là đối với một mảnh đất mình đã xa cách.
Cái này mình ko chép mạng nha bạn, đây là cô mình giảng cho tại lớp rồi tụi mình tự làm. Dù sao cũng chúc bạn học tập tốt
"Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn lão Hạc của Nam Cao khoảng 10 dòng"
Trả lời
Lão Hạc là 1 người nông dân nghèo . Vợ lão mất sớm để lại 1 đứa con trai và mảnh vườn nhỏ cùng ***** Vàng. Con trai lão lớn lên không có tiền cưới vợ bèn đi đồn điền cao su. Chỉ còn cậu Vàng với lão nên lão dành hết tình thương nhớ con vào cậu. Nhưng thật đáng thương vì lão phải bán cậu vàng đi rồi đem số tiền dành dụm cho con mình sang gửi Ông Giáo - 1 người bạn hàng xóm thân của lão. Rồi sau đó lão sang nhà Binh Tư xin 1 ít bả chó. Khi nghe Binh Tư kể lại chuyện đó thì ông Giáo rất buồn và nghĩ ngợi tại sao 1 người như lão Hạc lại như vậy. Nhưng sau đó lão Hạc lại chết , chết một cách rất đau đớn. Chỉ có Binh Tư và ông Giáo mới hiểu rõ cái chết của lão
Chúc bn hok tốt!
Mình làm lại nhé
Lão Hạc là 1 người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có 1 con cún mà lão gọi là cậu Vàng để làm bạn, Con trai lão do k có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Lão phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Sau 1 trận ốm dai dẳng lão k còn đủ sức để di làm thuê. cùng đường lão phải bán con cún mà lão rất mực yêu thương. Rồi lão mang số tiền dành dụm được và mảnh vườn sang gửi ông giáo. Sau đó mấy hôm liên lão chị ăn khoai, sung luộc, rau má...Một hôm lão sao nhà Binh tư xin ít bả chó nói là đánh bả con cún nhà nào đó để giết thịt nhưng thực ra lão dùng bả chó để kiết liễu đời mình. Cái chết của lão rất dữ dội,chẳng ai hiểu vì sao lão chết trừ O Giáo và Binh Tư
Bạn tham khảo nhé
Lão Hạc là 1 người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có 1 ***** mà lão gọi là cậu Vàng để làm bạn, Con trai lão do k có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Laox phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Sau 1 trận ốm dai dẳng lão k còn đủ sức để di làm thuê. cùng đường lão phải bán ***** mà lão rất mực yêu thương. Rồi lão mang số tiền dành dụm được và mảnh vườn sang gửi ông giáo. Sau đó mấy hôm liên lão chj ăn khoai, sung luộc, râu má...Một hôm lão sao nhà Binh tư xin ít bả chó nói là đánh bả ***** nhà nào đó để giết thịt nhưng thuwcj ra lão dùng bả chó để kiết liễu đời mình. Cái chết của lão rất dữ dội,chẳng ai hiểu vì sao lão chết trừ O Giáo và Binh Tư
Hãy sắp xếp các từ dưới vào các nhóm từ đồng nghĩa:
Chăm chỉ, giáo viên, nhanh, nhà giáo, mau lẹ , bỏ mạng, chồng , siêng năng , hi sinh , chịu khó, thường, chóng.
- chăm chỉ , siêng năng , chịu khó , thường .
- nhanh , mau lẹ , chóng .
- giáo viên , nhà giáo ,.
- bỏ mạng , hi sinh .
1: chăm chỉ, siêng năng, chịu khó
2: giáo viên, nhà giáo
3: mau lẹ, chong , nhanh
4: hi sinh, bỏ mạng, hi sinh
5: chồng, thường
( câu 5 chưa chắc đúng đâu
Giúp mình với
Đề bài: viết 1 đoạn văn ngắn từ 10 đến 12 câu nêu suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ, trong đó có sử dụng 2 trạng ngữ ( chú thích )
Mình đang gấp, cảm ơn ạ
Bác Hồ là một vị lãnh tụ kính yêu của toàn Đảng và toàn dân tộc.Là một người cha già của đất nước Viết Nam. Một người cha mà có rất nhiều đức tính tốt ta cần học tập và đức tính quý báu chính là sự giản dị.Trong đời sống hàng ngày , tác phong sinh hoạt . Bác không đòi hỏi gì nhiều. Một căn nhà sàn ấm cúng. Bên trong đó, mọi thứ đề sạch sẽ ngăn nắp, một mảnh vườn nhỏ, rồi một bể cá. Trong tác phong sinh hoạt, Bác ăn mặc chất phác giản đơn gần gũi. Trong giao tiếp, từng lời Bác ấm cúng dễ hiểu dễ nghe dễ gần . Đó- đức tính giản dị của Người luôn được mọi người yêu mến kính trọng và đức tính đó ta cần phải học hỏi và làm theo.
Trạng ngữ :
1) Trong đời sống hàng ngày
2)Trong tác phong sinh hoạt
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác Hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Đức tính giản dị của Bác thể hiện ở mọi mặt trong đời sống hàng ngày. Giản dị trong đời sống: bữa cơm đơn giản chỉ có vài ba món, khi ăn xong Bác thu dọn tươm tất gọn gàng. Giản dị trong sinh hoạt: cái nhà sàn đơn giản chỉ có vài ba phòng, từ việc nước đên việc nhà Bác tự làm lấy không cần người giúp việc. Giản dị trong sinh hoạt: Bác hòa đồng với tất cả mọi người. Lời nói của Bác lúc nào cũng ngắn gọn , dễ hiểu nhưng luôn ấm áp. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vì sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
Mấy dòng mình in đậm là trạng ngữ ! Bạn xem nếu thấy không đúng thì có thể chỉnh lại! Chúc bạn học thật tốt!