Phân tích mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của lipid.
Phân tích mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của lipid.
Phát biểu sau đây sai về dạng tồn tại của lipid trong cơ thể động vật?
A. Các loại mỡ động vật, hormone sinh dục (như testosterone, estrogen, dầu thực vật, phospholipid).
B. Một số sắc tố, sáp và một số loại vitamin.
C. Phospholipid có vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc màng của các loại tế bào
D. Chitin được cấu tạo nhiều phân tử galactose.
Biết năng lượng của một phân tử gam glucôzơ là 674 kcal/mol; năng lượng của một phân tử ATP là 7,3 kcal/mol; một phân tử gam ATP tương đương với 507,181g/mol. Tính hiệu suất năng lượng có ích ở giai đoạn glucôzơ biến đổi thành axit piruvic (giai đoạn đường phân) và hiệu suất năng lượng toàn bộ quá trình hô hấp hiếu khí từ một phân tử glucôzơ.
b. Một người bình thường (nặng khoảng 55kg) cần mức năng lượng trong khẩu phần là 2100 kcal/ngày (chỉ lấy từ glucôzơ). Khối lượng ATP phân giải tương ứng với mức năng lượng trên trong một ngày là bao nhiêu gam?
Câu hỏi: Tại sao cùng được cấu tạo từ glucose nhưng tinh bột và cellulose lại có các đặc tính vật lí, hoá học khác nhau?
Tham khảo
* Tinh bột:
- Phân tử gồm nhiều gốc α-glucose liên kết với nhau.
- Các loại tinh bột có cấu trúc mạch ít phân nhánh.
* Cellulose:
- Phân tử gồm nhiều gốc β-glucose liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng, không phân nhánh. Nhiều phân tử cellulose liên kết với nhau tạo thành bó sợi dài nằm song song có cấu trúc vững chắc.
Tinh bột và cellulose đều là các polymer, cùng được cấu tạo từ các monomer (đơn phân) là glucose nhưng chúng lại có các tính chất lý hoá khác nhau là vì sự liên kết giữa các monomer khác nhau, nên cấu trúc polymer của chúng khác nhau.
Với tinh bột, các gốc alpha-glucose liên kết với nhau bằng các liên kết alpha-1,4-glycosidic để có mạch thẳng và các liên kết alpha-1,4-glycosidic và alpha-1,6-glycosidic để tạo ra mạnh phân nhánh.
Với cellulose, các gốc beta-glucose mang liên kết beta-1,4-glycosidic để thành mạch thẳng. Cellulose không tạo ra mạch nhánh, mạch vòng.
⇒ Chúng đều là các đồng phân cấu tạo, nên các đặc tính vật lý và hoá học khác nhau.
Cùng được cấu tạo từ các phân tử đường glucose nhưng tinh bột và cellulose lại có đặc tính vật lí và chức năng sinh học khác nhau là do cách thức liên kết các đơn phân khác nhau tạo nên cấu trúc phân tử khác nhau.
Câu hỏi: Ở hươu Bắc Cực, màng của các tế bào nằm gần phần móng chân chứa nhiều acid béo chưa no và nhiều cholesterol hơn so với màng tế bào ở các bộ phận khác. Hãy giải thích sự khác nhau đó.
Nếu em nhớ khong nhầm thì là do:
-Phần móng tiếp xúc với mặt băng nên cần độ linh hoạt
- Colesteron ngăn cản các đuôi axit béo liên kết chặt với nhau khi gặp nhiệt độ thấp,giúp màng linh động hơn
Câu hỏi: Trong khẩu phần ăn cho người béo phì, chúng ta có nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid không? Tại sao?
Tham khảo:
- Giải thích: Chất béo (lipid) là một đại phân tử có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Ngoài vai trò cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể, lipid còn có nhiều chức năng quan trọng khác như cấu trúc nên tế bào và cơ thể, ổn định thân nhiệt, hỗ trợ hấp thụ vitamin tan trong dầu,… Do đó, nếu cắt giảm hoàn toàn lipid sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lipid, khiến cơ thể không thể hoạt động bình thường. Cụ thể, cơ thể sẽ gặp các triệu chứng: dễ cảm thấy lạnh, da khô, thiếu hụt vitamin, đường huyết không ổn định, thần kinh ảnh hưởng, bệnh tim mạch,… Bởi vậy, trong khẩu phần ăn của người béo phì vẫn nên sử dụng lipid nhưng với lượng nhất định
tham khảo
- Chúng ta không nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid trong khẩu phần ăn của người béo phì.
- Giải thích: Chất béo (lipid) là một đại phân tử có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Ngoài vai trò cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể, lipid còn có nhiều chức năng quan trọng khác như cấu trúc nên tế bào và cơ thể, ổn định thân nhiệt, hỗ trợ hấp thụ vitamin tan trong dầu,… Do đó, nếu cắt giảm hoàn toàn lipid sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lipid, khiến cơ thể không thể hoạt động bình thường. Cụ thể, cơ thể sẽ gặp các triệu chứng: dễ cảm thấy lạnh, da khô, thiếu hụt vitamin, đường huyết không ổn định, thần kinh ảnh hưởng, bệnh tim mạch,… Bởi vậy, trong khẩu phần ăn của người béo phì vẫn nên sử dụng lipid nhưng với lượng nhất định.
Tham khảo
- Chất béo (lipid) là một đại phân tử có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Ngoài vai trò cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể, lipid còn có nhiều chức năng quan trọng khác như cấu trúc nên tế bào và cơ thể, ổn định thân nhiệt, hỗ trợ hấp thụ vitamin tan trong dầu,… Bởi vậy, trong khẩu phần ăn của người béo phì vẫn nên sử dụng lipid nhưng với lượng nhất định nếu ko sẽ bị bệnh.
Câu hỏi: Tại sao khi nhai cơm kĩ lại thấy có vị ngọt?
Tham khảo ạ
Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.
Biến đổi hóa học : Dưới hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt, nó đã biến đổi một phần tinh bột chín (cơm) thành đường mantozo.
$(C_6H_{10}O_5)_n + nH_2O \xrightarrow{enzim\ amilaza} nC_6H_{12}O_6$
Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến nước bọt làm tăng cơ hội chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ gây ngọt theo sơ đồ :
\(\left(C_6H_{10}O_5\right)_n\rightarrow C_{12}H_{22}O_{11}\rightarrow C_6H_{12}O_6\)
\(\left(Tinh.bột\right)\rightarrow\left(Mantozơ\right)\rightarrow\left(Glucozơ\right)\)
Câu hỏi: Tại sao thức ăn nhanh và nước ngọt chế biến sẵn lại có hại cho sức khoẻ?
Tham khảo ạ
thức ăn nhanh có xu hướng chứa nhiều chất khác nhau thường không có lợi cho sức khỏe. Thức ăn nhanh chứa nhiều đường, muối, và chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa, cũng như nhiều chất bảo quản và thành phần đã qua chế biến.
Thức ăn nhanh còn hay gọi là fastfood, thông thường các món ăn này được chế biến vs các thành phần được lm nóng hoặc đã đc nấu trước và phục vụ khách hàng theo hình thức gói mang đi.
Thức ăn nhanh có xu hướng chứa nhiều chất khác nhau ko cs lợi cho sức khỏe. Thức ăn nhanh thường chứa nhiều đường, muối và chất béo, và có nhiều chất bảo quản và thành phần đã qua chế biến
Tham khảo
- Thức ăn nhanh chứa nhiều đường, muối, và chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa, cũng như nhiều chất bảo quản và thành phần đã qua chế biến.
- Nước ngọt không có chút giá trị dinh dưỡng nào, nó còn chứa chất tạo ngọt nhân tạo như aspartame, saccharin và sucralose cũng như liên quan tới chứng đau đầu, trầm cảm và tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.
Câu hỏi: Ở bề mặt của một số loài cây như khoai nước, chuối có phủ một lớp chất hữu cơ. Lớp chất hữu cơ này có bản chất là gì?
- Bản chất của lớp chất hữu cơ này là sáp
Lớp chất hữu cơ này là sáp có bản chất là lipid. Do sáp không thấm nước nên có vai trò làm hạn chế quá trình thoát hơi nước ở lá, giúp cây không bị mất nước.
Câu hỏi: Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng?
Theo em, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng để hoà tan 4 loại vitamin A, D, E, K và các dưỡng chất khác và làm cho hệ tiêu hoá dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.