cho a,b,c,d là các số thực dương thỏa mãn \(\log_ab \) =\(\dfrac{3}{2}\), \(\log_cd\) = \(\dfrac{5}{4}\) , nếu a-c=9 hì b-d bằng bao nhiêu ?
cho a,b,c,d là các số thực dương thỏa mãn \(\log_ab \) =\(\dfrac{3}{2}\), \(\log_cd\) = \(\dfrac{5}{4}\) , nếu a-c=9 hì b-d bằng bao nhiêu ?
ta có : \(\log_ab=\dfrac{3}{2}\Leftrightarrow a^{\dfrac{3}{2}}=b\Leftrightarrow\left(c+9\right)^{\dfrac{3}{2}}=b\)
ta có : \(\log_cd=\dfrac{5}{4}\Leftrightarrow c^{\dfrac{5}{4}}=d\)
\(\Rightarrow b-d=\left(c+9\right)^{\dfrac{3}{2}}-c^{\dfrac{5}{4}}\)
bài này dễ ***** bạn ơi
đàu tiên log a_b = 3/2 => log b_a = 2/3 => a= b^(2/3) =(\(\sqrt[3]{b}\))^2 nguyên dương
tương tự log c-d = 5/4 => log d_c = 4/5 => c= d^(4/5) =(\(\sqrt[5]{d}\))^4 nguyên dương .
<=> a-c = (\(\sqrt[3]{b}\))^2 - (\(\sqrt[5]{d}\))^4 = 9 <=> (\(\sqrt[3]{b}\) - (\(\sqrt[5]{d}\))^2 )( \(\sqrt[3]{b}\) + (\(\sqrt[5]{d}\))^2 ) = 9
do a,c nguyên dương nên 2 số trên nguyên dương và khác nhau, số bên phải ( nhác ghi lại ) lớn hơn vì có dấu cộng...
suy ra nghiệm là 1 và 9. suy ra \(\sqrt[3]{b}\) = 5 và (\(\sqrt[5]{d}\))^2 = 4
đến đây dệ ***** => b-d = 93
Câu 2.3 ạ. Cảm ơn 😊😍
Cho log\(a^2+1\) 27 = \(b^2+1\)
Hãy tính giá trị của biểu thức I = log\({ \sqrt {b}\ }\)\({ \sqrt[6]{b^2+1}\ }\) theo b
Tìm m để \(^{log}2^2x\) + log2x +m =0 có nghiệm xϵ (0;1)
Lời giải:
Đặt \(\log_2x=t\Rightarrow x=2^t\).
Để \(x\in (0;1)\Leftrightarrow 0< 2^t< 1\Leftrightarrow t< 0\)
PT trở thành:
\(t^2+t+m=0\) và ta cần tìm m để pt có nghiệm âm
Điều kiện để pt có nghiệm: \(\Delta=1-4m\geq 0\Leftrightarrow m\leq \frac{1}{4}\) (1)
Áp dụng hệ thức Viete, để PT có nghiệm âm thì:
\(\left\{\begin{matrix} t_1+t_2< 0\\ t_1t_2>0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} -1< 0\\ m> 0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow m> 0\) (2)
Từ (1)(2) suy ra \(0< m\leq \frac{1}{4}\)
một người gửi vào ngân hàng với số tiền ban đầu là 50 triệu đồng với lãi suất 0.65% một tháng. Biết rằng nếu không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi tháng số tiền lãi sẽ được nhập vào gốc để tính lãi cho tháng tiếp theo, chưa đầy 1 năm thì lãi suất tăng lên là 0.8% một tháng, người đó vẫn tiếp tục gửi thêm 1 tháng nữa. đến khi cần người này rút ra cả vốn lẫn lãi là 55486034.74 đồng( chưa làm tròn). hỏi người này đã tiết kiệm được bao nhiêu tháng
y=log3(m\(^2\)-x\(^2\)). Để hàm số xác định trên khoảng (-2;2) thì giá trị m phải là bao nhiêu?
Xét \(f\left(x\right)=m-x\) (m là tham số).
\(Min_{\left[-2;2\right]}f\left(x\right)=f\left(2\right)=m-2;Max_{\left[-2;2\right]}=f\left(-2\right)=m+2\).
Để làm số xác định trên khoảng (-2;2) thì \(m-x>0\) trên khoảng (-2;2).
Suy ra \(Mix_{\left[-2;2\right]}f\left(x\right)\ge0\Leftrightarrow\) \(m-2\ge0\Leftrightarrow m\ge2\).
Tìm tập nghiệm S của bất phương trình 5x-1 _1/5>0
Giải chi tiết
Lời giải:
Đặt \(2^{x^2}=t\). Khi đó \(t\geq 1\)
PT trở thành: \(t^2-4t+6=m\Leftrightarrow t^2-4t+(6-m)=0\) (*)
Tư duy:
Nếu (*) có 1 nghiệm duy nhất thì $x^2$ là duy nhất, do đó pt ban đầu chỉ có thể có nhiều nhất 2 nghiệm
Nếu (*) có 2 nghiệm đều khác 1, khi đó $x^2$ có hai giá trị đều khác $0$, kéo theo pt ban đầu có 4 nghiệm
Như vậy, để PT ban đâu có 3 nghiệm thì (*) phải có 2 nghiệm phân biệt , trong đó một nghiệm bằng $1$. Bởi vì khi đó, nghiệm $t$ khác 1 sẽ cho 2 giá trị của $x$, nghiệm $t=1$ cho giá trị $x=0$ duy nhất.
Vậy (*) có nghiệm là $1$, tức là
\(1^2-4.1+(6-m)=0\Leftrightarrow 3-m=0\Leftrightarrow m=3\)
Thử lại thấy thỏa mãn
Đáp án D
Cho x,y là số thực dương \(log_9x=log_6y=log_4\left(\dfrac{x+y}{6}\right)\).Tính \(\dfrac{x}{y}\)
Lời giải:
Đặt \(\log_9x=\log_6y=\log_4\left(\frac{x+y}{6}\right)=t\)
\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x=9^t\\ y=6^t\\ x+y=6.4^t\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow 9^t+6^t=6.4^t\)
\(\Leftrightarrow \left(\frac{9}{6}\right)^t+1=6.\left(\frac{4}{6}\right)^t\)
\(\Leftrightarrow \left(\frac{3}{2}\right)^t+1=6.\left(\frac{2}{3}\right)^t\)
Đặt \(\left(\frac{3}{2}\right)^t=a\Rightarrow a+1=6.\frac{1}{a}\)
\(\Leftrightarrow a^2+a-6=0\Leftrightarrow a=2\) hoặc $a=-3$
Mà \(a>0\Rightarrow a=2\)
Ta có: \(\frac{x}{y}=\frac{9^t}{6^t}=\left(\frac{9}{6}\right)^t=\left(\frac{3}{2}\right)^t=a=2\)
Vậy \(\frac{x}{y}=2\)
giúp mình chi tiết câu này với ạ
Lời giải:
\(f(x)=e^x(\sin x-2\cos x)\)
\(\Rightarrow f'(x)=-e^x\cos x+3e^x\sin x\)
\(f''(x)=4e^x\sin x+2e^x\cos x\)
Do đó:
\(m=\frac{f'(x)}{f''(x)+5e^x}=\frac{-e^x\cos x+3e^x\sin x}{4e^x\sin x+2e^x\cos x+5e^x}=\frac{3\sin x-\cos x}{4\sin x+2\cos +5}\)
\(\Leftrightarrow m(4\sin x+2\cos x+5)=3\sin x-\cos x\)
\(\Leftrightarrow 5m=\sin x(3-4m)+\cos x(-2m-1)\) (*)
Để pt có nghiệm thì \(5m\in [\min; \max]\) của
\(\sin x(3-4m)+\cos x(-2m-1)\) (1)
Áp dụng BĐT Bunhiacopxky:
\([\sin x(3-4m)+\cos x(-2m-1)]^2\leq (\sin^2x+\cos^2x)[(3-4m)^2+(-2m-1)^2](**)\)
\(\Leftrightarrow [\sin x(3-4m)+\cos x(-2m-1)]^2\leq 20m^2-20m+10\)
\(\Leftrightarrow -\sqrt{20m^2-20m+10}\leq \sin x(3-4m)+\cos x(-2m-1)\le \sqrt{20m^2-20m+10}\) (2)
Từ \((1);(2)\Rightarrow -\sqrt{20m^2-20m+10}\leq 5m\leq \sqrt{20m^2-20m+10}\)
\(\Leftrightarrow 25m^2\leq 20m^2-20m+10\) (***)
\(\Leftrightarrow m^2+4m-2\leq 0\Leftrightarrow -2-\sqrt{6}\leq m\leq \sqrt{6}-2\)
Do đó, \(a=-2-\sqrt{6};b=\sqrt{6}-2\)
\(\Leftrightarrow a+4b=-10+3\sqrt{6}\)
Đáp án B
Thực chất bạn có thể kết hợp từ dòng (*), (**), (***) luôn được nhưng để dễ hiểu hơn thì mình biến bài làm dài hơn 1 chút.