Bài 24. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945- 1946)

NN

Tại sao ta chọn Điện Biên Phủ làm trận chiến chiến lược?

H24
12 tháng 4 2020 lúc 19:39

* Vài nét về vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc và Điện Biên Phủ: - Vùng Tây Bắc:

+ Tây Bắc là một dải đất ở phía Tây Bắc bộ Việt Nam. Phần lớn đất đai là núi cao, rừng rậm; núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng mà đỉnh Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn là “nóc nhà” của Tây Bắc với độ cao 3.142m. Các con sông như: Sông Mã, sông Đà, sông Thao với dòng nước chảy xiết đã chia Tây Bắc thành nhiều khu vực. Đường vào Tây Bắc vừa ít lại phải qua nhiều sông, suối, núi cao hiểm trở nên đi lại cực kỳ khó khăn.

+ Tây Bắc là một địa bàn chiến lược quan trọng của Bắc bộ Việt Nam nói riêng, của Bắc Đông Dương nói chung. Phía Tây tiếp giáp với hai tỉnh Phông Xa Lì và Sầm Nưa của Lào, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Đông là căn cứ địa Việt Bắc. Phía Nam là tỉnh Hòa Bình, nối liền với các tỉnh thuộc Liên khu III và liên khu IV. Do vị trí địa lý của Tây Bắc có đặc thù như vậy đã khiến cả ta và Pháp đều rất chú trọng đến địa bàn chiến lược này.

+ Đối với ta, làm chủ được Tây Bắc không những bảo vệ được vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương kháng chiến rộng lớn, mà còn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt là tăng cường thêm tình đoàn kết Việt - Lào để chống kẻ thù chung.

+ Đối với thực dân Pháp, khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau lưng ta, chia cắt liên lạc và sự chi viện của ta (giữa Việt Bắc và Liên khu III, Liên khu IV), đồng thời từ đây có thể che chở cho Thượng Lào cùng cố đô Luông Pha Băng.

- Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn thuộc tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên), nằm ở giữa vùng núi rừng Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh (Mường Then - Mường Trời) dài gần 20km, rộng từ 6 đến 8 km, cách Hà Nội khoảng 300km, cách Luông Pha Băng (Lào) khoảng 200km đường chim bay, cách biên giới các nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan từ 150 đến 200 km, cách Việt Bắc, khu IV từ 300km đến 500km đường bộ. Thung lũng này nằm gần biên giới Việt - Lào, là một đầu mối giao thông quan trọng, có tuyến đường đi Lào, có con sông Nậm Rốm chảy theo hướng Bắc

- Nam đổ xuống sông Nậm Hu, có sân bay Mường Thanh được xây dựng từ năm 1889. Dân số Điện Biên Phủ lúc đó có khoảng 2 vạn người thuộc 11 dân tộc khác nhau: Kinh, Thái, H’Mông, Nùng, Mường, Tày, Lào, Xá, Puộc, Hoa, Pú Noi...

Đế quốc Pháp

- Mỹ đánh giá và coi Điện Biên Phủ ở vào “một vị trí chiến lược quan trọng, chẳng những đối với toàn bộ chiến trường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam Á” (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Tập V, Nxb Sự thật, H. 1992. Tr.70). Nó là “ngã tư chiến lược quan trọng”, nó như “cái bàn xoay và có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc” (Na Va. Đông Dương hấp hối. Nxb Plông, Pari, 1958 (tiếng Việt). Nó như “cái chìa khóa” bảo vệ Thượng Lào, từ đó có thể đánh chiếm lại các vùng đã bị mất ở Tây Bắc trong những năm 1950 - 1953 và tạo điều kiện để đánh tiêu diệt quân chủ lực của ta tại đây. Đồng thời là một căn cứ không quân - lục quân lợi hại, phục vụ cho chính sách xâm lược của Mỹ ở Đông Nam châu Á.

Kế hoạch tác chiến của Nava hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lại thế chủ động chiến lược, chuyển bại thành thắng... Ngày 3/12/1953 Nava ra huấn lệnh cho quân đội Pháp tập trung lực lượng phòng ngự ở Tây Bắc vào căn cứ không quân - lục quân ở Điện Biên Phủ và quyết giữ căn cứ này với bất cứ giá nào.

- Tây Bắc với địa hình phức tạp rất khó khăn cho hoạt động quân sự của địch nhưng lại rất thuận lợi cho chiến tranh nhân dân của ta. Bởi vậy sau ba chiến dịch, vùng Trung du và đồng bằng (chiến dịch Trung du, chiến dịch đường số 18 và chiến dịch Hà Nam Ninh), Đảng ta quyết định chọn hướng rừng núi Tây Bắc để tiến công. Tại Hội nghị Bộ Chính trị bàn về nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động thì có thể thay đổi. Phép dùng binh là phải thiên biến vạn hoá”.

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực tinh nhuệ của địch ở đây, giải phóng Tây Bắc và tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang của Lào giải phóng Bắc Lào, đồng thời tạo điều kiện để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường Đông Dương. Điện Biên Phủ trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Đông Xuân 1953 - 1954 của ta, là trận “quyết chiến chiến lược” lớn nhất giữa ta và Pháp.

Trong thư gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào ngày 22/12/1953, Hồ Chủ tịch nêu rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà còn cả đối với quốc tế. Vì vậy, toàn dân, toàn quân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.

Bình luận (0)
TP
12 tháng 4 2020 lúc 19:39

* Vài nét về vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc và Điện Biên Phủ: - Vùng Tây Bắc:

+ Tây Bắc là một dải đất ở phía Tây Bắc bộ Việt Nam. Phần lớn đất đai là núi cao, rừng rậm; núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng mà đỉnh Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn là “nóc nhà” của Tây Bắc với độ cao 3.142m. Các con sông như: Sông Mã, sông Đà, sông Thao với dòng nước chảy xiết đã chia Tây Bắc thành nhiều khu vực. Đường vào Tây Bắc vừa ít lại phải qua nhiều sông, suối, núi cao hiểm trở nên đi lại cực kỳ khó khăn.

+ Tây Bắc là một địa bàn chiến lược quan trọng của Bắc bộ Việt Nam nói riêng, của Bắc Đông Dương nói chung. Phía Tây tiếp giáp với hai tỉnh Phông Xa Lì và Sầm Nưa của Lào, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Đông là căn cứ địa Việt Bắc. Phía Nam là tỉnh Hòa Bình, nối liền với các tỉnh thuộc Liên khu III và liên khu IV. Do vị trí địa lý của Tây Bắc có đặc thù như vậy đã khiến cả ta và Pháp đều rất chú trọng đến địa bàn chiến lược này.

+ Đối với ta, làm chủ được Tây Bắc không những bảo vệ được vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương kháng chiến rộng lớn, mà còn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt là tăng cường thêm tình đoàn kết Việt - Lào để chống kẻ thù chung.

+ Đối với thực dân Pháp, khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau lưng ta, chia cắt liên lạc và sự chi viện của ta (giữa Việt Bắc và Liên khu III, Liên khu IV), đồng thời từ đây có thể che chở cho Thượng Lào cùng cố đô Luông Pha Băng.

- Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn thuộc tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên), nằm ở giữa vùng núi rừng Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh (Mường Then - Mường Trời) dài gần 20km, rộng từ 6 đến 8 km, cách Hà Nội khoảng 300km, cách Luông Pha Băng (Lào) khoảng 200km đường chim bay, cách biên giới các nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan từ 150 đến 200 km, cách Việt Bắc, khu IV từ 300km đến 500km đường bộ. Thung lũng này nằm gần biên giới Việt - Lào, là một đầu mối giao thông quan trọng, có tuyến đường đi Lào, có con sông Nậm Rốm chảy theo hướng Bắc- Nam đổ xuống sông Nậm Hu, có sân bay Mường Thanh được xây dựng từ năm 1889. Dân số Điện Biên Phủ lúc đó có khoảng 2 vạn người thuộc 11 dân tộc khác nhau: Kinh, Thái, H’Mông, Nùng, Mường, Tày, Lào, Xá, Puộc, Hoa, Pú Noi...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PN
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
HU
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết