Bài 3. Tính chất hóa học của axit

NL

Nêu các tính chất hóa học của axit mà em đã được học ? Mỗi tính chất viết 2 PTHH minh họa ( nếu có) ?

TS
19 tháng 6 2018 lúc 10:32

Tính chất hóa học của axit
1.Axit làm đổi màu giấy quì tím:


- Ở điều kiện bình thường, giấy quỳ tím là giấy có màu tím, tuy nhiên màu của nó thay đổi khi cho vào các môi trường (axit, bazơ) khác nhau. Trong môi trường axit giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, trong môi trường kiềm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.

- Do đó dung dịch axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ
- Dựa vào tính chất này, giấy quì tím được dùng để nhận biết dung dịch axit.

2. Axit tác dụng với kim loại:

- Nguyên tắc: Axit + kim loại -> muối + H2

- Điều kiện phản ứng:

Axit: thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2) Kim loại: Đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại:

K ... Na .....Ca ....Mg ....Al ...Zn ... Fe ... Ni... Sn ... Pb ... H ... Cu ... Hg... Ag... Pt.... Au
Khi ... nào ..cần...may... áo... Záp ...sắt. ..nên...sang... phố ... hỏi.. cửa ...hàng... á.. phi.... âu

- Ví dụ:

2Na + 2HCl = 2NaCl + H2
Mg + H2SO4(loãng) = MgSO4 + H2
Fe + 2HCl = FeCl2 + H2

- Chú ý: Sắt khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt (II) chứ không tạo muối sắt (III)

3. Tác dụng với bazơ:

- Nguyên tắc: Axit + Bazơ -> muối + Nước

- Điều kiện: Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ. Phản ứng xảy ra mãnh liệt và được gọi là phản ứng trung hòa

- Ví dụ:

NaOH + HCl = NaCl + H2O
Mg(OH)2 + 2HCl = MgCl2+ 2H2O

4. Tác dụng với oxit bazơ:

- Nguyên tắc: Axit + oxit bazơ -> muối + Nước

- Điều liện: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.

- Ví dụ:

Na2O + 2HCl = 2NaCl + H2O
FeO + H2SO4(loãng) = FeSO4 + H2O
CuO + 2HCl = CuCl2 + H2O

5. Tác dụng với muối:

- Nguyên tắc: Muối (tan) + Axit (mạnh) -> Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).

- Điều kiện:

Muối tham gia tan, Axit mạnh, muối tạo thành không tan trong axit sinh ra Chất tạo thành có ít nhất 1 kết tủa hoặc một khí bay hơi Sau phản ứng, nếu muối mới là muối tan thì axit mới phải yếu, nếu muối mới là muối không tan thì axit mới phải là axit mạnh.

- Ví dụ:

H2SO4 + BaCl2 = BaSO4(r) + 2HCl
K2CO3 + 2HCl = 2KCl + H2O + CO2 (H2CO3 phân hủy ra H2O và CO2)

Bình luận (0)
TT
19 tháng 6 2018 lúc 10:32

Làm quỳ tím đổi màu thành màu đỏ

1.Tác dụng với KL:

2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2

2.tác dụng với oxit bazo:

BaO + 2Hcl -> BaCl2 + H2O

MgO + 2HCl -> mgCl2 + H2O

3.tác dụng với bazo:

NaOH + HCl -> Nacl + H2O

Fe(OH)2 + 2HCl -> FeCl2 + 2H2O

4.Tác dụng với muối:

CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 + H2O

AgNO3 + HCl -> AgCl + HNO

Bình luận (0)
TC
19 tháng 6 2018 lúc 13:38

1. Làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ

2. Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước

Ptr:

\(2HCl+CaO\rightarrow CaCl_2+H_2O\)\(4H_2SO_4+Fe_3O_4\rightarrow Fe_2\left(SO_4\right)_3+H_2O+FeSO_4\)

3.Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước

Ptr:

\(HCl+NaOH\rightarrow NaCl+H_2O\)

\(3H_2SO_4+2Fe\left(OH\right)_3\rightarrow Fe_2\left(SO_4\right)_3+6H_2O\)

4.Axit tác dụng với kim loại tạo thành muối và nước(trừ HNO3)

\(2HCl+Mg\rightarrow MgCl_2+H_2\uparrow\)

\(3H_2SO_4+2Al\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2\uparrow\)

5. Axit tác dụng với muối tạo thành muối mới và axit mới

\(HCl+AgCO_3\rightarrow AgCl\downarrow+HNO_3\)

\(H_2SO_4+BaCO_3\rightarrow BaSO_4\downarrow+H_2O+CO_2\uparrow\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết