Bài 1: Tứ giác.

DL

Cho \(\Delta ABC\) cân tại A. Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC.

a) Lấy O đối xứng vớ F qua E. Chứng minh tứ giác AFCO là hình chữ nhật

b)Gọi P là giao điểm của DO và AE, Q là giao điểm của DC và FE. Chứng minh\(PQ\perp DE\)

NT
4 tháng 11 2019 lúc 16:49

a) Ta có: ΔABC cân tại A(gt)

mà AF là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy BC(do F là trung điểm của BC)

nên AF cũng là đường cao của ΔABC(định lí tam giác cân)

Xét tứ giác AFCO có

E là trung điểm của đường chéo AC(gt)

E là trung điểm của đường chéo OF(do O và F đối xứng nhau qua E)

Do đó: AFCO là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Xét hình bình hành AFCO có \(\widehat{AFC}=90\)độ(do AF⊥BC)

nên AFCO là hình chữ nhật(dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

b)Xét ΔABC có
D là trung điểm của AB(gt)

E là trung điểm của AC(gt)

Do đó: DE là đường trung bình của ΔABC(định nghĩa đường trung bình của tam giác)

\(DE\)//BC và \(DE=\frac{BC}{2}\)(định lí 2 về đường trung bình của tam giác)

Ta có: AF⊥BC(do AF là đường cao của ΔABC)

mà DE//BC(cmt)

nên DE⊥AF(định lí 2 về quan hệ giữa vuông góc và song song)

Ta có: AO=FC(do AO và FC là hai cạnh đối của hình chữ nhật AOCF)

mà FC=BF(do F là trung điểm của BC)

nên AO=BF(1)

Ta có: \(DE=\frac{BC}{2}\)(cmt)

\(FC=BF=\frac{BC}{2}\)(do F là trung điểm của BC)

nên DE=BF=FC(2)

Từ (1) và (2) suy ra AO=DE

Ta có: AB=AC(do ΔABC cân tại A)

mà AC=FO(do AC và FO là hai đường chéo của hình chữ nhật AOFC)

nên AB=FO

\(\Rightarrow\frac{AB}{2}=\frac{FO}{2}\)(3)

\(AD=\frac{AB}{2}\)(do D la trung điểm của AB) (4)

\(OE=\frac{FO}{2}\)(do E là trung điểm của FO) (5)

nên từ (3),(4),(5)suy ra AD=OE

Xét tứ giác ADEO có AD=OE(cmt) và AO=DE(cmt)

nên ADEO là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

\(\Rightarrow AE\) và DO cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

\(AE\cap DE=\left\{P\right\}\)(gt)

nên P là trung điểm của AE

Ta có: DE//BC(cmt)

mà F∈BC(do F là trung điểm của BC)

nên DE//FC

Xét tứ giác DECF có

DE//FC(cmt) và DE=FC(cmt)

nên DECF là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

⇒2 đường chéo DC và FE cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường(định lí hình bình hành)

\(DC\cap FE=\left\{Q\right\}\)(gt)

nên Q là trung điểm của FE

Xét ΔEAF có

P là trung điểm của AE(cmt)

Q là trung điểm của FE(cmt)

Do đó: FQ là đường trung bình của ΔEAF(định nghĩa đường trung bình của tam giác)

⇒FQ//AF(định lí 2 về đường trung bình của tam giác)

Ta có: DE⊥AF(cmt)

FQ//AF(cmt)

Do đó: DE⊥FQ(định lí 2 về quan hệ giữa vuông góc và song song)(đpcm)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
PT
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
RN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết