Ôn tập Tam giác

NM

Cho ∆ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm M, trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho BM=BC=CN. Kẻ BH vuông góc với AM (H€AM), kẻ CK vuông góc với AN (K€AN). Gọi O là giao điểm của HB và KC.

a, Chứng minh AM=AN

b, Chứng minh ∆OBC cân

c, Khi BÂC=60° thì ∆OBC là tam giác gì?

d, Chứng minh HK//MN

e, Gọi I là trung điểm của BC. Chứng minh 3 điểm A, I, O thẳng hàng

g, Khi BÂC=60° thì ∆AON là tam giác gì ?

GIÚP MÌNH VS Ạ! CÒN 2 NGÀY NỮA LÀ THI RỒI 😭😭😭 MONG MN GIÚP MÌNH 😊😊😊

NT
30 tháng 4 2020 lúc 18:56

a) Ta có: \(\widehat{ABC}+\widehat{ABM}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ACB}+\widehat{ACN}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

nên \(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)

Xét ΔABM và ΔACN có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)(cmt)

MB=NC(gt)

Do đó: ΔABM=ΔACN(c-g-c)

⇒AM=AN(hai cạnh tương ứng)

b) Xét ΔHMB vuông tại H và ΔKNC vuông tại K có

MB=NC(gt)

\(\widehat{M}=\widehat{N}\)(ΔABM=ΔACN)

Do đó: ΔHMB=ΔKNC(cạnh huyền-góc nhọn)

\(\widehat{HBM}=\widehat{KCN}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{HBM}=\widehat{OBC}\)(hai góc đối đỉnh)

\(\widehat{KCN}=\widehat{OCB}\)(hai góc đối đỉnh)

nên \(\widehat{OBC}=\widehat{OCB}\)

Xét ΔOBC có \(\widehat{OBC}=\widehat{OCB}\)(cmt)

nên ΔOBC cân tại O(định lí đảo của tam giác cân)

c) Xét ΔABC cân tại A có \(\widehat{BAC}=60^0\)(đkct)

nên ΔABC đều(dấu hiệu nhận biết tam giác đều)

\(\widehat{ABC}=60^0\)

Ta có: \(\widehat{ABC}+\widehat{ABM}=180^0\)(hai góc kề bù)

hay \(\widehat{ABM}=180^0-60^0=120^0\)

Ta có: ΔABC đều(cmt)

⇒AB=BC

mà BC=BM(gt)

nên AB=BM

Xét ΔABH vuông tại H và ΔMBH vuông tại H có

AB=BM(cmt)

BH là cạnh chung

Do đó: ΔABH=ΔMBH(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

\(\widehat{ABH}=\widehat{MBH}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{ABH}+\widehat{MBH}=\widehat{ABM}=120^0\)(tia BH nằm giữa hai tia BA,BM)

nên \(\widehat{HBM}=\frac{120^0}{2}=60^0\)

\(\widehat{HBM}=\widehat{OBC}\)(hai góc đối đỉnh)

nên \(\widehat{OBC}=60^0\)

Xét ΔOBC cân tại O có \(\widehat{OBC}=60^0\)(cmt)

nên ΔOBC đều(dấu hiệu nhận biết tam giác đều)

d) Ta có: ΔHBM=ΔKCN(cmt)

⇒HM=KN(hai cạnh tương ứng)

Ta có: HM+AH=AM(H nằm giữa A và M)

KN+AK=AN(K nằm giữa A và N)

mà AM=AN(cmt)

và HM=KN(cmt)

nên AH=AK

Xét ΔAHK có AH=AK(cmt)

nên ΔAHK cân tại A(định nghĩa tam giác cân)

hay \(\widehat{AHK}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔAHK cân tại A)(1)

Xét ΔAMN có AM=AN(cmt)

nên ΔAMN cân tại A(định nghĩa tam giác cân)

hay \(\widehat{AMN}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔAMN cân tại A)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{AHK}=\widehat{AMN}\)

\(\widehat{AHK}\)\(\widehat{AMN}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên HK//MN(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

e) Ta có: AB=AC(gt)

nên A nằm trên đường trung trực của BC(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(3)

Ta có: IB=IC(I là trung điểm của BC)

nên I nằm trên đường trung trực của BC(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(4)

Ta có: OB=OC(ΔOBC cân tại O)

nên O nằm trên đường trung trực của BC(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(5)

Từ (3), (4) và (5) suy ra A,I,O thẳng hàng(đpcm)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
AB
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
BL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
AA
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết