Bài 8: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

HL

bài 1:cho tam giác ABC cân tại A,kẻ ah vuông góc BC.Cho bh=2cm và AB=4 cm

a)tính Ah

b)tính chu vi tam giác ABC

bài 2:cho tam giác MNP vuông tại M và NP=15cm.Tính chu vi tam giác MNP biết rằng MN:MP=3:4

bài 3:cho tam giác ABC vuông tại A có AC=1cm và AB=căn bậc hai của 3cm.CMR:góc B=30 độ

NT
2 tháng 2 2020 lúc 10:43

bài 1:

a) Áp dụng định lí pytago vào ΔABH vuông tại H, ta được

\(AB^2=AH^2+BH^2\)

hay \(AH^2=AB^2-BH^2=4^2-2^2=12\)

\(AH=\sqrt{12}=2\sqrt{3}cm\)

Vậy: \(AH=2\sqrt{3}cm\)

b) Ta có: AH là đường cao ứng với cạnh đáy BC của ΔABC cân tại A(gt)

⇒AH cũng là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy BC(định lí tam giác cân)

hay H là trung điểm của BC

\(\Rightarrow BC=2\cdot BH=2\cdot2=4cm\)

Vậy: chu vi của tam giác ABC là: \(P_{ABC}=4+4+4=12cm\)

Bài 2:

Ta có: \(\frac{MN}{MP}=\frac{3}{4}\)

\(\Rightarrow MN=\frac{3MP}{4}\)

Áp dụng định lí pytago vào ΔMNP vuông tại M, ta được

\(NP^2=MN^2+MP^2\)

hay \(15^2=\left(\frac{3MP}{4}\right)^2+MP^2=\frac{9}{16}MP^2+MP^2=MP^2\left(\frac{9}{16}+1\right)=MP^2\cdot\frac{25}{16}\)

\(\Rightarrow MP^2=\frac{15^2}{\frac{25}{16}}=225\cdot\frac{16}{25}=144\)

\(\Rightarrow MP=\sqrt{144}=12cm\)

Áp dụng định lí pytago vào ΔMNP vuông tại M, ta được

\(MN^2+MP^2=NP^2\)

hay \(MN^2=NP^2-MP^2=15^2-12^2=81\)

\(\Rightarrow MN=\sqrt{81}=9cm\)

Vậy: chu vi của tam giác MNP là: \(P_{MNP}=9+12+15=36cm\)

Bài 3:

Áp dụng định lí pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được

\(BC^2=AB^2+AC^2\)

hay \(BC^2=\left(\sqrt{3}\right)^2+1^2=4\)

\(BC=\sqrt{4}=2cm\)

Xét ΔABC vuông tại A có AC là cạnh đối diện với góc B

mà độ dài của cạnh góc vuông AC bằng một nửa của cạnh huyền BC

nên \(\widehat{B}=30^0\)(Trong tam giác vuông có một cạnh góc vuông bằng nửa cạnh huyền thì góc đối diện với cạnh đó bằng \(30^0\))(đpcm)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
PL
Xem chi tiết
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
PM
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết