Cho tam giác ABC có góc B và góc C là các góc nhọn, AC > AB. Kẻ đường cao AH.
Chứng minh rằng :
\(\widehat{HAB}< \widehat{HAC}\)
Cho tam giác ABC có góc B và góc C là các góc nhọn, AC > AB. Kẻ đường cao AH.
Chứng minh rằng :
\(\widehat{HAB}< \widehat{HAC}\)
Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao CH cắt tia phân giác của góc A tại D. Chứng minh rằng BD vuông góc với AC ?
Vì ΔABC cân tại A nên đường phân giác của góc ở đỉnh A cũng là đường cao từ A.
Suy ra: AD ⊥ BC
Ta có: CH ⊥ AB (gt)
Tam giác ABC có hai đường cao AD và CH cắt nhau tại D nên D là trực tâm của ∆ABC
Suy ra BD là đường cao xuất phát từ đỉnh B đến cạnh AC.
Vậy BD ⊥ AC.
Trả lời bởi Thảo PhươngCho H là trực tâm của tam giác ABC không vuông. Tìm trực tâm của các tam giác HAB, HAC, HBC ?
Giải
Trong ∆ABC ta có H là trực tâm nên
\(\text{ AH⊥BC,BH⊥AC,CH⊥AB}\)
Trong ∆AHB ta có:
\(\text{AC⊥BH }\)
\(\text{BC⊥AH}\)
Hai đường cao kẻ từ A và B cắt nhau tại C.
Vậy C là trực tâm của ∆AHB.
Trong ∆HAC ta có:
\(\text{BA⊥CH}\)
\(\text{CB⊥BH}\)
Hai đường cao kẻ từ A và C cắt nhau tại B, Vậy B là trực tâm của ∆HAC.
Trong ∆HBC ta có:
\(\text{BA⊥HC}\)
\(\text{CA⊥BH}\)
Hai đường cao kẻ từ B và C cắt nhau tại A. Vậy A là trực tâm của ∆HBC.
Trả lời bởi Thảo Phương
Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau :
(A) Trực tâm của một tam giác bao giờ cũng nằm trong tam giác
(B) Trực tâm của một tam giác bao giờ cũng nằm ngoài tam giác
(C) Trực tâm của một tam giác bao giờ cũng trùng với một đỉnh của tam giác
(D) Cả ba khẳng định trên đều sai
Cho tam giác ABC không vuông. Gọi H là trực tâm của nó
a) Hãy chỉ ra các đường cao của tam giác HBC. Từ đó hãy chỉ ra trực tâm của tam giác đó
b) Tương tự, hãy lần lượt chỉ ra trực tâm của các tam giác HAB và HAC
Các đường thẳng HA, HB, HC lần lượt cắt cạnh đối BC, AC, AB tại N, M, E
a) ∆HBC có:
HN ⊥ BC nên HN là đường cao
BE ⊥ HC nên BE là đường cao
CM ⊥ BH nên CM là đường cao
Vậy A là trực tâm của ∆HBC
b) Tương tự trực tâm của ∆AHB là C, ∆AHC là B
Trả lời bởi Trần Nguyễn Bảo QuyênTam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Tìm trực tâm của các tam giác ABC, AHB, AHC ?
Trực tâm của ΔABC là đỉnh A
Trực tâm của ΔAHB là đỉnh H
Trực tâm của ΔAHC là đỉnh H
Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước ThịnhHãy giải thích vì sao trực tâm của tam giác vuông trùng với đỉnh góc vuông và trực tâm của tam giác tù nằm ở bên ngoài tam giác ?
Trực tâm của tam giác vuông trùng với đỉnh góc vuông là vì mỗi cạnh góc vuông của tam giác chính là đường cao cua tam giác nên 2 cạnh góc vuông và đường cao ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông cắt nhau tại đỉnh góc vuông.
+ Nếu tam giác ABC có góc A tù => BC là cạnh lớn nhất
=> BC > BA
Kẻ đường cao BL thì LA; LC là hai hình chiếu của BA, BC => LA < LC
=> A nằm giữa L và C tức đường cao BL nằm ngoài tam giác ABC
Tương tự đường cao CK nằm ngoài tam giác ABC
Nên điểm cắt nhau của ba đường cao nằm ngoài tam giác
Trả lời bởi Trần Nguyễn Bảo QuyênTrên đường thẳng d, lấy 3 điểm phân biệt I, J, K (J ở giữa I và K)
Kẻ đường thẳng l vuông góc với d tại J. Trên l lấy điểm M khác điểm J. Đường thẳng qua I vuông góc với MK cắt l tại N
Chứng minh \(KM\perp IM\) ?
Giải tương tự như bài tập 59
∆MKI có JM là đường cao (l ⊥ d), đường thẳng KN cũng là đường cao ( giả thiết KN ⊥ MI). Hai đường cao cắt nhau tại N nên N là trực tâm ∆MKI. Vậy NI ⊥ MK
Trả lời bởi Trần Nguyễn Bảo QuyênCho hình 15 :
a) Chứng minh : \(CI\perp AB\) ?
b) Cho \(\widehat{ACB}=40^0\) . Tính \(\widehat{BID},\widehat{DIE}\) ?
a) △ABC có : Hai đường cao BE và AD mà 2 đường này cùng cắt nhau tại điểm I ⇒ I là trực tâm
⇒ CI là đường cao còn lại ⇒ CI ⊥ AB
b) Xét △BEC có : góc EBC + gócBEC + góc BCE = \(180^0\)( định lí tổng ba góc )
⇒ góc EBC = \(180^0\) - góc BEC - góc BCE = \(180^0\)- \(90^0\)-\(40^0\)= \(50^0\)
Lại xét △BID có : góc BID + góc IBD + góc BDI = \(180^0\)
⇒ góc BID = \(180^0\) - \(90^0\) - \(50^0\) = \(40^0\)
Có góc BID + góc DIE = \(180^0\)( 2 góc kề bù )
⇒ góc DIE = \(180^0\) - góc BID = \(180^0-40^0\)= \(140^0\)
Trả lời bởi Cuc PhamTam giác ABC có AB = AC = 13cm, BC = 10 cm. Tính độ dài đường trung tuyến AM ?
Tam giác ABC có AC=AB=13cm nên tam giác ABC cân tại A
=>đường trung tuyến của AM cũng là đường cao
=>AM \(\perp BC\)
Ta có MB=MC=1/2BC=1/2.10=5(cm)
Trong tam giác vuông AMB có góc vuông AMB=\(90^0\)
Áp dụng định lý Pitago ta có:
\(AB^2=AM^2+MB^2\)
=>\(AM^2=ÂB^2-MB^2\)
=\(13^2-5^2=169-25=144\)
Vậy AM=12 (cm)
Trả lời bởi Nguyễn Quế Đức
Trong ΔABC ta có ∠AC > ∠AB (gt)
Suy ra: ∠B > ∠C (đối diện cạnh lớn hơn là góc lớn hơn)
Trong ΔAHB có ∠(AHB) = 90o
Suy ra: ∠B + ∠(HAB) = 90o (tính chất tam giác vuông) (1)
Trong ΔAHC có ∠(AHC) = 90o
Suy ra: ∠C + ∠(HAC) = 90o (tính chất tam giác vuông) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: ∠B + ∠(HAB) = ∠C + ∠(HAC)
Mà ∠B > ∠C nên ∠(HAB) < ∠(HAC) .