Em hãy trình bày cuộc tiến quân của Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu 1789.
Em hãy trình bày cuộc tiến quân của Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu 1789.
Hãy nêu những cống hiến lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 - 1789.
- Trong 17 năm liên tục chiến đấu phong trào tây sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê .
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của tổ quốc
Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.
Thời gian |
Sự kiện |
1771 |
Khời nghĩa Tây Sơn bùng nổ |
9 - 1773 |
Chiếm phủ thành Quy Nhơn |
1774 |
Mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát từ Quảng Nam " Bình Thuận |
1776 - 1783 |
Tây Sơn 4 lần đánh vào Gia Định |
1777 |
Lật đổ được chính quyền phong kiến họ Nguyễn |
1785 |
Đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược |
1786 - 1788 |
Lật đổ được phong kiến Trịnh – Lê |
1789 |
Đại phá 29 vạn quân Thanh Xâm lược |
Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác?
Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn đã dẫn tới hậu quả:
- Đối với nông dân: cuộc sống của nông dân nghèo ngày càng cơ cực, mất hết ruộng đất, phải nộp nhiều thứ thuế,…
- Đối với tầng lớp khác: Thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số miền núi cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn. Họ phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong…
=> Sự oán hận của các tầng lớp bị trị ngày một chồng chất, dẫn đến những cuộc nổi dậy.
Trả lời bởi Phạm Trần Hoàng Anh
Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII.
TK
Tình hình xã hội ở Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII:
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần.
- Việc mua quan, bán tước phổ biến, số quan lại ngày càng tăng. Quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó” và khét tiếng tham nhũng.
- Nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân phải nộp nhiều thứ thuế.
- Thương nhân, thợ thủ công, đặc biệt là các dân tộc thiểu số miền núi cũng bất bình sâu sắc với chính quyền họ Nguyễn. Họ phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong…
=> Cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực, nên đứng dậy đấu tranh.
Trả lời bởi Minh NhânTại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?
TK
- Do sự mục nát của chính quyền Đàng Trong làm cho đời sống của nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khác trở nên cùng cực. Những mâu thuẫn xã hội ở Đàng Trong ngày càng dâng cao.
- Trước khởi nghĩa Tây Sơn đã có nhiều phong trào khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra và huy động được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia.
- Do các hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn như: xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế và chủ trương "lấy của người giàu chia cho người nghèo" rất hợp lòng dân.
=> Vì vậy, nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu.
Trả lời bởi Minh NhânTại sao Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh?
Tham khảo:
Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.
\(\Rightarrow\) Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh quân Nguyễn, dồn sức tấn công vào Gia Định
Trả lời bởi 𝓓𝓾𝔂 𝓐𝓷𝓱
Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến?
Tham khảo :
Sở dĩ Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì:
- Vị trí hiểm yếu: Đoạn Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6km, rộng hơn 1km, có chỗ gần 2km. Có nhiều cồn, cù lao, hai bên bờ sông cây cối rậm rạp. Địa hình này thuận lợi để dấu quân phục kích dành thế chủ động, bất ngờ tấn công tiêu diệt quân giặc.
Trả lời bởi Minh Nhân
Em hãy trình bày diễn biến trận Rạch Gầm - Xoài Mút.
Diễn biến trận Rạch Gầm - Xoài Mút:
- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.
- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.
- Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.
=> Kết quả: kết thúc thắng lợi.
Trả lời bởi NLT MInhTheo em, chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Múi có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
* Ý nghĩa chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút:
- Là một trong những trận thuỷ chiến lớn và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
- Chiến thắng chống quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/chien-thang-rach-gam-xoai-mut-co-y-nghia-quan-trong-nhu-the-nao-c82a14027.html#ixzz6o3uRWvlZ
Trả lời bởi ひまわり(In my personal...
*) Cuộc tiến quân của vua Quang Trung vào tất kỷ Dậu 1789.
- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lập tức tiến quân ra Bắc.
- Đến Nghệ An tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn.
- Tới Thanh Hoá làm lễ tuyên thề.
- Ra đến Tam Điệp Quang Trung mở tiệc khao quân.
- Từ Tam Điệp Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Thăng Long.
- Đêm 30 Tết quân ta vượt sông Gián khẩu tiêu diệt đồn tiền tiêu.
- Đêm mồng 3 Tết quân ta vây đồn Hà Hồi – quân địch hạ khí giới.
- Mờ sáng ngày mồng 5 Tết quân ta đánh đồn Ngọc Hồi “Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết....thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối. Quân Thanh đại bại....”
- Cùng lúc đó đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa, ta giáp chiến . Tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử
- Nghe tin đại bại Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng mất vía, vượt sông Nhị sang Gia Lâm.
- Trưa mồng 5 Tết kỉ Dậu vua Quang Trung trong bộ chiến bào xạm đen, cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long.
Trả lời bởi Nguyễn Bảo Trung