Ý nghĩa văn chương

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

1. Tác giả:

- Hoài Thanh : ( 1909- 1982 ) là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta ở thế kỉ XX. Hoài Thanh là tác giả của tập Thi Nhân Việt Nam-  Một công trình nghiên cứu nổi tiếng về phong trào thơ mới.

2. Tác phẩm:

- Văn bản được in trong cuốn Văn chương và hành động.

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN :

1. Đọc – tìm hiểu từ khó :

- Thi sĩ: nhà thơ
- Thi ca: thơ ca
- Hoang đường: không có thật và không thể tin được do có nhiều yếu tố tưởng tượng và phóng đại quá đáng
- Văn chương: nghĩa rộng ba gồm cả triết học, chính trị học, sử học, văn học,... nghĩa hẹp là tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ; nghĩa hẹp nữa là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của lời văn, câu văn. Trong văn bản này, thuật ngữ vă chương được dùng theo nghĩa hẹp
 

- Hình dung: ở đây được dùng như là danh từ (chứ không phải là động từ) do đó có nghĩa là hình ảnh, bóng hình
- Vị tha: vì người khác ( vị: vì, tha: khác )
- Mãnh lực: sức mạnh ghê gớm về tinh thần
- Phù phiếm: viển vông, không thiết thực
- Thâm trầm: sắc sảo, kín đáo, không dễ dàng để lộ ra bên ngoài những tình cảm, ý nghĩ của mình
- Thi nhân: người làm thơ. Văn nhân: người có học thức, có thể làm văn, làm thơ
- Tâm linh: những gì thuộc về thế giới tâm hồn, thế giới bên trong của con người và có phần thiêng liêng, huyền bí, không dễ gì cắt nghĩa hết
- Bực: bậc hay thứ, xếp theo trình độ cao, thấp, trên, dưới

2. Tìm hiểu văn bản:

a. Bố cục: Chia làm ba phần.

+ Nguồn gốc – từ đầu cho đến muôn loài.

+ Nhiệm vụ – tiếp theo cho đến sự sống.

+ Công dụng của văn chương – phần còn lại

b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận văn chương

c. Phân tích :

c1. Nguồn gốc của văn chương:

- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài

c2. Nhiệm vụ của văn chương

- Văn chương hình dung ra cuộc sống muôn hình vạn trạng

Ví dụ:

+ Bài cảnh khuya ( tiếng suối trong …… hát xa )  ta đã hình dung ra được bức tranh phong cảnh Việt Bắc tuyệt đẹp

+ Sài Gòn tôi yêu tác giả đã giúp chúng ta hình dung ra cảnh và người, trên mảnh đất đáng yêu từ xưa đến nay

-  Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

c3. Công dụng của văn chương

+ Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình …. Hay sao

--> Văn chương khơi dậy những trạng thái cảm xúc cao thượng của con người

 

+ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện tình cảm ta sẵn có.
--> Làm giàu tình cảm con người

+ Có kẻ nói từ ….. mới hay .Nếu trong kho lịch sử ….. bực nào

  =>Văn chương làm đẹp, làm giàu cho sang cho lịch sử nhân loại.

III. TỔNG KẾT :

1. Nghệ thuật :

- Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy dức thuyết phục, Cóa cách dẫn chứng đa dạng : Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn.

- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc.

2. Nội dung:

- Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.

Khách