Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Trần Quang Khải (1241 - 1294), con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông.
- Ông là một võ tướng kiệt xuất, được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên (1284 - 1285; 1287 - 1288), đặc biệt là trong hai trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương.
- Ông là người có nhiều vần thơ “sâu lí xa thú” (Phan Huy Chú).
a. Hoàn cảnh ra đời
Bài thơ Phò giá về kinh được làm khi ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.
b. Thể loại
Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
c. Bố cục
- Phần 1: (Hai câu thơ đầu): Hào khí chiến thắng của quân ta.
- Phần 2: (Hai câu còn lại): Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập.
- Hai câu đầu nói về chiến thắng quan trọng của quân và dân ta, trong đó có sự góp sức của tác giả, mang tính thời sự nóng hổi.
- Dùng phép liệt kê và phép đối để làm nổi bật hai chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử.
- Các động từ mạnh “đoạt”, “cầm” với nhịp điệu ngắn, nhanh diễn tả diễn tả sức mạnh hào hùng và không khí chiến thắng của dân ta.
-> Hai câu thơ đầu ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống quân Mông - Nguyên xâm lược, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc.
- Lời động viên, xây dựng và phát triển đất nước trong cảnh thái bình: “thái bình tu trí lực”.
- Khẳng định sự bền vững, thịnh trị của đất nước: “vạn cổ thử giang san”.
- Đó không chỉ là khát vọng của một người mà là mong ước, khát khao của toàn dân tộc.
1. Nghệ thuật
- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc.
- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.
- Hình thức diến đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.
2. Nội dung
Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.