Đây là phiên bản do Tống Thị Quỳnh Anh
đóng góp và sửa đổi vào 5 tháng 8 2021 lúc 15:14. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung dại.
- Tên thật là Nguyễn Thị Hinh. Sống thế kỷ XIX, quê Hà Nội.
- Phong cách thơ trang nhã, buồn, hoài cổ
- Bài thơ sáng tác trên đường vào Nam giữ chức cung trung giáo tập.
- Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, có niêm luật chặt chẽ, hai cặp câu giữa có sử dụng phép đối.
- Đèo Ngang: thuộc dãy Hoành Sơn, một nhánh của dãy Trường Sơn, chạy thẳng ra biển. Đèo Ngang được xem như ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình
- Tiều: Người chuyên nghề đốn củi
- con cuốc cuốc: chim đỗ quyên ( chim cuốc )
- Cái da da: chim đa đa. Còn gọi là gà gô
a. Bố cục:
Chia làm bốn phần:
- Đề: hai câu thơ đầu tiên ( giới thiệu và mô tả thiên nhiên đèo Ngang )
- Thực: hai câu tiếp theo ( mô tả chân thật về cảnh con người ở đèo Ngang )
- Luận: hai câu 5,6 ( suy nghĩ của tác giả về thời cục đất nước )
- Kết: hai câu cuối cùng ( Cảm nghĩ của tác giả )
b. Phương thức biểu đạt: Trữ tình.
c. Phân tích :
* Hai câu đề :
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá ,lá chen hoa
-> Điệp từ ,điệp âm liên tiếp.
=> Cảnh hoang vu buồn vắng lúc chiều tà
* Hai câu thực :
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
-> Phép đối, đảo ngữ, từ láy gợi hình
=> Giữa cảnh hoang vu heo hút thấp thoáng có sự sống của con người.
* Hai câu luận :
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
-> Phép đối, chơi chữ
=> Sự tiếc nuối thời vàng son, tâm trạng nặng trĩu nỗi niềm thương nhớ, buồn, đau.
* Hai câu kết
Dừng chân đứng giữa trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
-> Tương phản
=> Nỗi niềm cô quạnh, thầm lặng.
a. Nghệ thuật :
- Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện.
- Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Sáng tạo việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa, gợi hình gợi cảm.
- Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảng, tả tình.
b. Ý nghĩa văn bản:
- Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.