Đây là phiên bản do Tống Thị Quỳnh Anh
đóng góp và sửa đổi vào 5 tháng 8 2021 lúc 15:56. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Thạch Lam (1910-1942). Sinh tại Hà Nội, là nhà văn lãng mạn trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn, được biết với các truyện ngắn và bút kí trước Cách mạng. Sáng tác của Thạch Lam thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của ông đối với con người và cuộc sống.
- Thể loại: Tuỳ bút: Là một thể văn gần với bút kí, kí sự nhưng thiên về biểu cảm, thể hiện cảm xúc, suy nghi tình cảm của tác giả trước các hiện tượng, các vấn đề của cuộc sống, ngôn ngữ thường giàu hình ảnh và chất trữ tình.
- Xuất xứ : Rút tập “Hà Nội băm sáu phố phường “, năm 1943 –Tập tuỳ bút cuối cùng của ông.
- Vừng: từ chỉ đơn vị, dùng để gọi một cách trang trọng hay văn vẻ một vật thể có bề mặt được coi là rộng, hình tròn hoặc gần với hình tròn. Ví dụ: vầng dương, vầng trán
- Thanh nhã: thanh tao và nhã nhặn, có tính chất lịch sự mà giản dị
- Vòng: làng Vòng thuộc xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội. Làng Vòng từ lâu đã nổi tiếng về nghề làm cốm.
- An Nam: Tên gọi cũ của nước Việt Nam, dưới thời Bắc thuộc được dùng chính thức từ đời Đường và cũng còn dùng dưới thời thuộc Pháp.
- Sêu tết: nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái trong dịp lễ, tết, khi chưa cưới
- Tơ hồng: sợi chỉ đỏ biểu trưng cho tình duyên trời định. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông Nguyệt Lão dùng sợi chỉ này buộc vào chân đôi nam nữ nào thì họ sẽ thành vợ chồng
- Ngọc thạch: ngọc màu xanh nhạt, gần như trong suốt, dùng làm đồ trang sức, trang trí
- Ngọc lựu: ngọc màu đỏ tươi, hơi trong, giống màu hạt quả lựu
- Thanh đạm: ở đây chỉ món ăn, thức uống đơn giản, không cầu kì, không có những vị nồng, đậm gây cảm giác mạnh. Thanh đạm còn chỉ cuộc sống giản dị, trong sạch
- Ngọt sắc: vị ngọt đậm
- hào nhoáng: cỏ vẻ đẹp phô trương bên ngoài
- Nhũn nhặn: không phô trương, có vẻ khiêm tốn, nhún nhường
- Thảo mộc: chỉ chung các loại thực vật
- Chút chiu: nâng niu, nhẹ nhàng
- Tiềm tàng: giấu kín, chứa đựng ở bên trong không lộ ra
- Thần lúa: vị thần trông coi việc trồng lúa, theo truyền thuyết dân gian. Cũng có thể hiểu là việc tạo ra hạt lúa được xem như một điều kì diệu, bí ẩn của thần linh
- Trang nhã: lịch sự và tao nhã
a. Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu.... Như chiếc thuyền rồng => Cảm nghĩ về nguồn gốc Cốm
- Đoạn 2: Tiếp .....Cao quý, kín đáo và nhũn nhặn => Cảm nghĩ về giá trị của cốm.
- Đoạn 3: Còn lại => Cảm nghĩ về sự thưởng thức Cốm
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, trữ tình.
c. Phân tích :
C1. Cảm nghĩ về nguồn gốc Cốm
- Khi đi qua cánh đồng xanh mùi thơm mát của bông lúa non ….
- Trong cái vỏ xanh kia ….ngàn hoa cỏ - Dưới ánh nắng ….của trời .
- Một loạt cách chế biến ,cách làm cốm -> Cốm làng Vòng
-> Từ ngữ chọn lọc, tinh tế, giàu sức biểu cảm. Câu văn có nhịp điệu gần với thơ.
=> Cốm là thứ quà đặc biệt của bàn tay khéo léo.·
=> Yêu quí tôn trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hoá dân tộc của Cốm.
C2. Cảm nghĩ về giá trị của cốm.
- Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước thức dâng cánh đồng … hương vị mộc mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam,.
-> Cốm đặc sản của dân tộc.
- Hồng cốm là thứ quà sêu tết .’
=> Cốm bình dị, khiêm nhường, một sản phẩm chứa đựng giá trị văn hoá gắn liền với phong tục của dân tộc.
C3. Cảm nghĩ về sự thưởng thức Cốm
- Ăn: Thong thả từng chút, ngẫm nghĩ .
- Mua: Nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu, mà vuốt ve, kính trọng lộc của trời cho, người, thần lúa
-> Lời bàn bạc, khuyên răn hết sức biểu cảm .
=> Cái nhìn văn hoá với việc ẩm thực
* Cốm: Giá trị tinh thần đáng được chúng ta tôn trọn, giữ gìn.