Cảnh khuya

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
1
2 coin

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

1. Tác giả:

Hồ Chí Minh (1890-1969) 

Là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, nhà thơ lớn của của Việt Nam.

2. Tác phẩm:

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

- Bài thơ Cảnh Khuya  được Hồ Chí Minh viết ở chiến khu Việt Bắc , trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc – tìm hiểu từ khó

- Cổ thụ: cây sống lâu năm

2. Phân tích :

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

-> So sánh,điệp ngữ,miêu tả

=> Vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng, lớp, đường nét, hình khối

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

-> Biểu cảm,giọng thơ mang nhiều tâm sự.

=> Tình yêu nước thường trực trong tâm hồn tác giả, tình yêu thiên nhiên. 

III. Tổng kết

1.Nghệ thuật:

Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Có nhiều hình ảnh lung linh kì ảo. Sử dụng các phép tu từ  so sánh , điệp ngữ ( Tiếng….tiếng…., lồng lồng…; chưa  ngủ ) có tác dụng miêu tả chân thực âm thanh, hình ảnh trong rừng đêm. Sáng tạo nhịp điệu ở câu 1 và câu 4.

2. Ý nghĩa:

Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh.; Sự gắn bó hoà hợp giữa thiên nhiên và con người.

Khách