Đây là phiên bản do Ngô Hải Nam
đóng góp và sửa đổi vào 6 tháng 7 2021 lúc 16:27. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Phần 1 (2 câu đầu): Hình ảnh chiếc bánh trôi nước.
- Phần 2 (2 câu cuối): Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước
Câu 1 (trang 95 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bánh trôi nước thuộc thể loại thất ngôn tứ tuyệt
+ Bốn câu, mỗi câu 7 chữ, ngắt nhịp 4/3
+ Gieo vần: vần được gieo cuối câu 1, câu 2 và câu 4
Câu 2 (Trang 95 sgk ngữ văn 7 tập 1)
a, Nghĩa đen: Hồ Xuân Hương tả chiếc bánh trôi nước trong trạng thái được luộc chín:
- Vừa trắng lại vừa tròn
- Bảy nổi ba chìm
- Tùy sự khéo léo của người nặn bánh
- Lòng son: nhân đường bên trong chiếc bánh
b, Tác giả thể hiện tài tình phẩm chất và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ
- Từ “thân em” – cách nói phổ biến trong dân gian- gợi lên hình ảnh thân phận bảy nổi ba chìm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp về phẩm chất của người phụ nữ
- Tình thương, sự thông cảm, thái độ khẳng định, ngợi ca
⇒ Hình ảnh bánh trôi nước tượng trưng cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến dù bị xô đẩy vẫn trong trắng, chung thủy, son sắt
c, Hồ Xuân Hương có những bài thơ tả cảnh, tả vật khác như Cái quạt, Qủa mít, mời trầu
- Điểm chung: Mượn hình ảnh của sự vật để cất lên tiếng nói thương cảm, bênh vực và nâng đỡ người phụ nữ
- Nghĩa bóng, tả người con gái mới quyết định giá trị của bài thơ.
Các bài ca dao có từ “Thân em”
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
- Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
⇒ Đều là những bài ca dao nói về thân phận bếp bênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội cũ