Đây là phiên bản do Trịnh Long
đóng góp và sửa đổi vào 24 tháng 6 2021 lúc 12:56. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác* Bánh trôi nước
I, Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả: Hồ Xuân Hương (?-?)
- Quê: Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
- Đã từng sống ở Hà Nội
- Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm
2. Tác phẩm:
- Nằm trong trùm bài thơ vịnh vật
3. Đọc, giải nghĩa từ ngữ: thất ngôn tứ tuyệt
II, Đọc, tìm hiểu chung
1. Hai câu đầu: vừa trắng lại vừa tròn tả thực chiếc bánh màu trắng của bột nặn thành hình tròn
- " Bảy nổi ba chìm..." Cách luộc bánh chín thì nổi lên, chìm là chưa chín
- " Thân em" thường gặp trong các bài ca dao, thân em chính là người con gái
1. Hình thức: xinh đẹp (trắng, tròn)
2. Thân phận: chìm nổi bấp bênh trong cuộc đời
2. Hai câu sau:
3. Chiếc bánh cứng hay nát là do sự khéo, vụng của người làm bánh
- Muốn nói về người phụ nữ phải sống phụ thuộc, không có quyền quyết định cuộc đời của mình
4. Hai từ " mà em" và "mặc dầu" thể hiện sự cố gắng vươn lên để tự khẳng định mình chiến thắng hoàn cảnh
- Tấm lòng son: thủy chung, son sắc, tình nghĩa
Nghệ thuật: Ẩn dụ, sử dụng thành ngữ, đối lập
III, Luyện tập
Các bài ca dao có từ “Thân em”
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
- Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
⇒ Đều là những bài ca dao nói về thân phận bếp bênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội cũ