Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácLũy thừa bậc n của a, kí hiệu là an, là tích của n thừa số a.
- a1 = a;
- a0 = 1;
- 1a = 1.
- a2 đọc là bình phương của \(\text{a}\) hay \(\text{a}\) bình phương.
- a3 đọc là lập phương của \(\text{a}\) hay \(\text{a}\) lập phương.
Ví dụ: a) 2.2.2.2.2.2 = 26 đọc là hai mũ sáu;
b) 10.10.10.10.10 = 105 đọc là mười mũ năm.
Với n là số tự nhiên khác 0, ta có:
Ví dụ:
a) Viết 32 dưới dạng lũy thừa của 2;
b) Viết 1 000 000 dưới dạng lũy thừa của 10.
a) 32 = 2.2.2.2.2 = 25;
b) 1 000 000 = 106.
Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ:
\(a^m.a^n=a^{m+n}\)
Lưu ý:
- \(a^m.b^m=\left(a.b\right)^m.\)
- \(\dfrac{a^m}{b^m}=\left(\dfrac{a}{b}\right)^m.\)
- \(\left(a^m\right)^n=a^{m.n}.\)
Ví dụ: Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng một lũy thừa:
a) 53.54;
b) 1002.104.
Giải:
a) 53.54 = 53+4 = 57.
b) 1002.104 = (102)2.104 = 104.104 = 104+4 = 108.
Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số khác 0, ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ:
am : an = am-n (a ≠ 0, m ≥ n).
Ví dụ: Viết kết quả của mỗi phép tính sau dưới dạng một lũy thừa:
a) \(7^6:7^2;\)
b) \(16^2:4^3.\)
Giải:
a) \(7^6:7^2=7^{6-2}=7^4.\)
b) \(16^2:4^3=\left(2^4\right)^2:\left(2^2\right)^3=2^8:2^6=2^{8-2}=2^2.\)
Vương Duy Quang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (11 tháng 5 2022 lúc 20:53) | 0 lượt thích |