Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt
đóng góp và sửa đổi vào 13 tháng 7 2021 lúc 11:50. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácChương III: CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Bài 21: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 – 1945
I/ Tình hình thế giới và Đông Dương
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phát xít Đức tấn công Pháp, tư bản phản động Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức
- Phát xít Nhật tiến sát biên giới Việt-Trung và tiến vào Đông Dương (9/1940).
- Nhật- Pháp câu kết với nhau cùng áp bức bóc lột nhân dân ta. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với Pháp- Nhật càng sâu sắc.
II / Những cuộc nổi dậy đầu tiên
1/ Khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940)
- Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân Pháp thua chạy qua châu Bắc Sơn.
- Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy tước vũ khí của tàn quân Pháp, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng( 27/9/1940).
- Khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đội du kích Bắc Sơn ra đời.
2/ Khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940)
- Thực dân Pháp bắt lính Việt Nam đi làm bia đỡ đạn chống lại quân phiệt Xiêm.
- Đêm ngày 22 rạng ngày 23/11/1940 Đảng bộ Nam Kì quyết định khởi nghĩa ở hầu hết các tỉnh Nam Kì, thành lập chính quyền nhân dân và tòa án cách mạng, cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện.
-> Pháp đàn áp, gây tổn thất nặng nề cho Đảng - Cách mạng.