Bài 20. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

Bài 20: CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ

TRONG NHỮNG NĂM 1936 -1939

I/ Tình hình thế giới và trong nước

1/ Thế giới:

- Chủ nghĩa phát xít được thiết lập và lên nắm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản trở thành mối nguy cơ đe doạ nền hoà bình thế giới.

- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản (7/1935) đề ra chủ trương: thành lập Mặt trận Nhân dân chống chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

- Năm 1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa, thả một số tù chính trị ở Việt Nam.

2/ Trong nước: Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế cùng với chính sách phản động của thực làm cho đời sống nhân dân đói khổ, ngột ngạt.

II/ Mặt trận Dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ

1/ Chủ trương của Đảng

- Xác định kẻ thù cụ thể trước mắt là bọn phản động Pháp và tay sai.

- Nhiệm vụ: chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình”.

- Chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

- Hình thức đấu tranh: hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa  công khai.

2/ Diễn biến:

- Phong trào Đông Dương Đại hội (8/1936)

- Phong trào “đón rước” phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới.

- Phong trào đấu tranh của quần chúng, tiêu biểu là cuộc mít tinh tại Khu Đấu xảo (Hà Nội) ngày 1/5/1938.

- Phong trào báo chí công khai .

III/ Ý nghĩa của phong trào

- Trình độ chính trị, công tác của cán bộ, đảng viên được nâng cao, uy tín, ảnh hưởng của Đảng được mở rộng.

- Quần chúng được tập dượt đấu tranh, một đội quân chính trị hùng hậu được hình thành.

- Là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám.

Khách