Bài 19. Phong trào Cách mạng trong những năm 1930 - 1935

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
1 coin

Bài 19: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG

TRONG NHỮNG NĂM 1930- 1935

I/ Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)

- Kinh tế: phải chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới: nông nghiệp, công nghiệp đều bị suy sụp, xuất nhập khẩu  đình đốn, hàng hóa khan hiếm,…

- Xã hội: đời sống mọi giai cấp, tầng lớp đều bị ảnh hưởng.

- Pháp còn đẩy mạnh khủng bố, đàn áp

→ Tinh thần cách mạng của nhân dân ta ngày càng lên cao.

 II/ Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh
1. Diễn biến:

- Từ tháng 2 đến tháng 5, diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.

- Phong trào nổ ra mạnh mẽ từ tháng 5. Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5/1930, lần đầu tiên công nhân và nông dân Đông Dương tỏ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới.

- Nghệ- Tĩnh là nơi có phong trào phát triển mạnh nhất. Tháng 9/1930 phong trào công- nông phát triển đến đỉnh cao với những cuộc đấu tranh quyết liệt: tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang, tấn công cơ quan chính quyền địch.

2. Kết quả:

- Chính quyền của thực dân, phong kiến ở nhiều huyện bị tê liệt, nhiều xã tan rã.

- Chính quyền Xô viết được thành lập

3. Chính quyền Xô Viết:

- Chính trị: kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, thực hiện các quyền tự do dân chủ

- Kinh tế: bãi bỏ các thứ thuế, xoá nợ, chia ruộng đất cho nông dân

- Văn hoá: khuyến khích học chữ Quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan, truyền bá sách báo tiến bộ…

- Quân sự: lập đội tự vệ vũ trang

→Là chính quyền cách mạng của quần chúng.

- Thực dân Pháp đã tiến hành khủng bố cực kì tàn bạo. Đến cuối 1931 phong trào tạm lắng

4. Ý nghĩa: 

- Chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, oanh liệt và năng

lực cách mạng của nhân dân lao động.

- Là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám thành công.

Khách