Những câu hỏi liên quan
NS
Xem chi tiết
H24
18 tháng 2 2018 lúc 8:43

                      Công cha như núi Thái Sơn 

                 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 

                       Tết này cúi chúc mẹ cha 

                 Một năm sức khỏe thuận hòa gió mưa .

Bình luận (0)
HG
18 tháng 2 2018 lúc 8:41

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà
Vài lời cung chúc tân niên mới
Vạn sự an khang vạn sự lành

              Chúc bạn 1 năm mới vui vẻ Related image

Bình luận (0)
H24
18 tháng 2 2018 lúc 8:41

bài                                 Tết nay xa vắng 

                                 

Tết nay chắc khác Tết qua

Tết nay chắc phải xa nhà, xa quê

Tết nay phải đi làm thuê

Kiếm tiền chi trả, không về Tết nay
 

Mong sao ra đi đổi thay

Ở nhà đói khổ thế nay im lìm

Suy tư sầu não cả tim

Cuộc sống đen đủi cứ tìm đến thôi
 

Tết nay anh vắng nhà rồi

Xa quê, xa cả những người thân gia

Ấy ơi ấy hãy ở nhà

Học hành chăm chỉ, chớ mà đi chơi
 

Anh đi xa vắng một thời

Sau này trở lại tìm người kết duyên.

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
PL
21 tháng 5 2022 lúc 14:26

              gia đình ấp ủ bên em 

              làng quê vắng vẻ nhưng đầy tình thương

              bạnviết tạm đi để mình nghĩ

Bình luận (0)
PL
22 tháng 5 2022 lúc 8:30

viết tiếp nhé 

   đất nước nơi sinh ra em

  

Bình luận (0)
PL
22 tháng 5 2022 lúc 8:33

khó quá nhưng mà bạn tích đi

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
BN
24 tháng 12 2021 lúc 21:53

1.... Xưa nghèo túng chẳng nơi để ở

Lại nhiều con vay nợ chất chồng

Cơm chẳng đủ, áo cũng không

Xót Cha thương Mẹ giữa đồng tắm mưa

Xong mùa vụ cũng vừa là lúc

Chủ tới nhà thúc giục nợ nần

Từ bậu cửa, tới giữa sân

Kẻ đong người chở thóc dần…vơi đi

Cứ như vậy kiên trì gian khổ

Vì các con vẫn cố gượng mình

Cha chịu khổ, Mẹ hy sinh....

2.Đời cha khó nhọc gian truân lắm

Bốn mùa mưa nắng tắm mồ hôi

Những đêm đông lờ lững mây trôi

Giấc ngủ không đầy thương con thơ lạnh

Bao ngày rã ròng mưa không chịu tạnh.

Dáng lom khom gánh bó củi tròn

Mái tóc hằn màu sương gió mỏi mòn

Đôi chân gầy cũng không còn lành lặn

Bát cơm không đầy chấm thìa muối mặn...

3.    Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

       Biển Đông có lúc vơi đầy
Chứ lòng cha mẹ biển trời nào dâng.

       Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.

Nhớ cho mik nha!  HT

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NC
Xem chi tiết
H24
23 tháng 2 2018 lúc 12:31

Ca dao là tiếng lòng thổn thức, là hơi thở của người dân Việt Nam. Những làn điệu ca dao, dân ca đã hóa thân thành những lời tự tình dân tộc. Ca dao có các đề tài chủ yếu: đề tài về tình cảm gia đình, tình bạn, tình người, tình cảm gắn bó với công việc làm ăn và những nhân vật thân thuộc, tình yêu quê hương, đất nước. Đề tài than thân, phản kháng trong ca dao có nhiều câu, bài viết về thân phận người lao động nghèo khô trong xã hội cũ, làm rung động, xao xuyến con tim của biết bao độc giả yêu thích văn học dân gian.

Trước tiên, chúng ta hãy lắng nghe lời than thở não nề của một người dân nghèo:

Khổ như tui dây mới ra thậm khổ 

Lên non đốn củi đụng chỗ đốn rồi,

Xuống sông gánh nước gặp chỗ cát bồi, khe khô!

Lời than cất lên từ một việc không may mắn vừa gặp phải kết hợp với những nỗi gian nan, khổ ải mà trước đây người dân ấy luôn gánh chịu trở thành một bài ca tổng kết nỗi khổ thấu tận mây xanh. Phép đối ngữ tương hỗ: lèn non đốn củi >< xuống sông gánh nước, dụng chỗ đốn rồi >< gặp chỗ cát bồi khe khô, đã làm bật lên ý nghĩa khái quát là “đi dâu củng gặp rủi ron, “phận nghèo di đến nơi mô củng nghèo”. Phải chăng cái khổ luôn đeo đẳng người nghèo như một “quy luật” về số phận con người bé nhỏ?

Còn đây là lời than của một người đi làm thuê kiếm sống:

Cơm cha áo mẹ đã từng 

Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người 

Cơm người khổ lắm mẹ ơi!

Chả như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn.

Đó là nỗi tủi thân, tủi phận của kẻ phải ăn “cơm người” dù miếng cơm ấy được đánh đổi bằng chính sức lao động của mình. Khác với nỗi thống khổ của người dân nghèo kể trên, kẻ đi “kiếm lưng cơm người” gặp một nỗi đau lớn lao về tinh thần. Hơn nữa, ăn “cơm người” không chĩ nhục mà còn tủi hố và hoàn toàn khác với ăn “cơm cha, cơm mẹ”. Vì sao vậy? Ăn “cơm cha, cơm mẹ” thì được ăn một cách tự nhiên, thoải mái, đến no căng bụng thì thôi, còn ăn “cơm người” thì đứng ăn vì phải tranh thủ thời gian tối đa, ăn xong là bắt tay vào việc liền, chẳng được phút giây nghi ngơi nào. Vả lại, ăn “cơm cha cơm mẹ” thì không phải đắn đo chi cả, còn ăn “cơm người” thì luôn sợ bị chửi mắng, sỉ nhục dù đã phải nai lưng làm việc cực nhọc như trâu ngựa. Nghệ thuật điệp và điệp liên hoàn kết hợp liệt kê làm bật lên nỗi tủi nhục đầu đời của một đứa con chưa trưởng thành, làm xúc động, day dứt lòng người... Phải chăng vì nghèo mà phải cam chịu nhục nhã ngay cả trong miếng ăn?

Còn đây là nỗi khổ của một chàng trai vì nghèo nàn mà phải chịu cảnh đơn côi:

Thân ai khổ như thân con rùa

 Xuống sông đội đá, lẽn chùa đội bia

 Thân ai khổ như thân anh kia 

Ngày đi cuốc bãi tối về nằm suông.

Hai câu đầu dùng lốì tỉ dụ làm nền để nói xa xôi, bóng gió về “thân anh kia” sống rất vất vả, cực nhọc trong kiếp làm người. “Thân anh kia” ôm trọn vẹn nỗi khổ về thể chất (ngày đi cuốc bãi) lẫn nỗi khổ về tình cảm (tối về nằm suông). Nằm suông là để chỉ sự không có gì, sự thiếu vắng, ở đây, câu ca dao nói rằng chàng trai chưa tìm được một nửa trái tim mình. Phải chăng qua mô tip “thân ai khổ như”, trong chiều sâu của lời thở than “thân anh kia” còn chất chứa nổi bất bình, phản kháng của tầng lớp dân nghèo bị đè nén, áp bức?

Sau đây, ta hãy lắng nghe tiếng lòng của những người khốn khổ:

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lủ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Bài ca dao đã đưa ra hàng loạt hình ảnh ẩn dụ tu từ. Con tằm, lũ kiến, con hạc, con cuốc để thông qua nồi thông khố của loài vật mà bày tỏ nỗi thống khổ mọi mặt, triền miên, dai dẳng của những người lao động nghèo trong xã hội xưa. Kết hợp với mô tip “thương thay”, nỗi thương thân của người lao động được diễn đạt rất cô đúc và gợi cảm, đồng thời qua nghệ thuật miêu tả bổ sung, chúng ta thấy được người dân thường gặp nồi khổ chung là lao động rất cực khổ, gian lao, sức người bị bòn rút đến cạn kiệt nhưng hạnh phúc, sự giàu có, sung túc không đến mà cái nghèo luôn chờ đón và giăng ngập nẻo đường họ đi ở phía trước. Phải chăng lúc cuộc đời họ gặp nhiều nỗi khổ, nỗi oan khiên, bất hạnh đến cực điểm cũng chính là lúc họ biết thương thân họ hơn bao giờ hết?

Và bài ca dao:

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước dục đau lòng cò con.

Chúng ta hãy nhớ rằng loài cò không đi ăn đêm như loài vạc. Do đó, bài ca dao nói “Con cò mà đi ăn đêm” là nói về một nghịch cảnh trớ trêu. Trong tình cảnh khôn cùng, cò mẹ không ngại đêm đen, cô bay đi kiếm chút mồi nuôi con. Nào ngờ tai nạn ập đến, cò mẹ khó thoát khỏi cái chết. Cò mẹ không sợ chết nhưng lòng lại xót xa, đau đớn quặn thắt khi nghĩ đến đàn con thơ bé bỏng, dại khờ. Cò mẹ dùng những lời thanh minh, tha thiết van xin con người cứu sống và nếu con người không thương cho hoàn cảnh hiện tại của cò thì hãy cho cò chết một cách trong sạch để làm gương cho các con bởi lẽ cò rất sợ để lại tiếng nhơ nhuốc, xấu xa làm tổn hại nhân phẩm, danh dự và tương lai của các con. Lòng mẹ thương con, lo lắng thấu đáo cho con đến thế là cùng!

Thật ra “con cò” chính là hình ảnh ấn dụ về người nông dân lao động. Phải chăng thông qua cảnh ngộ éo le của con cò, bài ca dao muôn nói lên cảnh khôn cùng và ngợi ca phẩm chất trong sạch của người nông dân nghèo?

Đây là một cảnh ngộ khác của kiếp thường dân:

Con vua thì lại làm vua,

Con sãi ở chùa thì quét lá đa 

Bao giờ dân nổi can qua 

Con vua thất thế lại ra quét chùa.

Câu lục bát đầu của bài ca dao nói về số phận không thể thay đổi của mỗi người trên đời này. Câu lục bát sau nói về sự đảo ngược sô" phận bắt nguồn từ cuộc nối dậy của tầng lớp dân nghèo chông lại triều đình. Nghệ thuật đôi lập của bài ca dao đã làm bật lên những mơ ước, khát khao đổi đời của người dân nghèo, đồng thời bộc lộ tinh thần đấu tranh, phản kháng khá rõ rệt của họ.

Tiếp theo chúng ta hãy nghe những lời than thân thảm thiết của người đi ở:

Đêm ơi hỡi đèm, trông cho mau sáng!

Ngày ơi hỡi ngày, tắt ráng cho mau!

Để em ra khỏi nhà giàu,

Kẻo nay cơm thừa, mai canh cặn, tối nằm sau xó lều.

Người đi ở gặp nỗi khôn khố về vật chất: “nay cơm thừa, mai canh cặn, tối nằm sau xó lều”. Mặc dù người đi ở làm việc cho người chủ giàu có nhưng lòng chủ lại không giàu. Chủ đôi xử với tớ một cách tệ bạc, tàn nhẫn, không chút tình người. Những thức ăn và vật dụng ấy lẽ ra phải dành cho loài vật thì đúng hơn! ơ đây, nghệ thuật nhân hóa, đôi ngữ, liệt kê đã thể hiện nồi mong mỏi đến cháy lòng của người đi ở là sớm được thoát khỏi cảnh ngộ cay đắng tủi cực của số kiếp bất hạnh.

Cuối cùng, chúng ta hãy lắng nghe một bài ca dao nói lên nỗi lòng của đứa con nhà nghèo:

Cha mẹ giàu, con thong thả,

Cha mẹ nghèo, con cực đã gian nan.

Sáng mai kiếm củi trên ngàn 

Chiều về xuống biển mò hang cua còng.

Ở đây, đứa con nghèo lí luận một cách đơn giản rằng: tại cha mẹ mình nghèo nên mình phải lâm vào cảnh khốn khó tột cùng.

Từ đó, đứa con sẵn sàng chấp nhận cái số phận hẩm hiu ấy chứ không hề có ý định hờn trách, oán hận cha mẹ. Các hình ảnh đôi ngữ tương hỗ, tương phản, liệt kê đã góp phần khái quát được nỗi gian nan, vất vả cua đứa con nhà nghèo.

Tóm lại, “Ca dao - dân ca hay nói đến những nồi vất vả trong lao động, những nỗi đắng cay, buồn tủi vì cuộc sông nghèo khó, làm không đủ ăn. Đời sông vật chất thấp kém, cộng với những nỗi cơ cực mà người dân “thấp cổ bé họng” phải chịu đựng trong một xã hội đầy rẫy những bất công do sự lộng hành của những kẻ có của và có quyền gây nên là đề tài cho hàng loạt những câu ca dao - dân ca”. Những câu ca dao tiêu biểu trên đây giúp em hiểu được ít nhiều nội dung ấy. Nhờ những câu ca dao - dân ca em them cảm thông, trân trọng những người dân nghèo trong xã hội xưa.

 
Bình luận (0)
HD
23 tháng 2 2018 lúc 12:45

Thương thay thân phận con rùa 
Xuống sông đội đá lên chùa đội bia.

Thương thay thân phận con tằm 
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ 
Thương thay lũ kiến li ti 
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi 
Thương thay hạc lánh đường mây 
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi 
Thương thay con cuốc giữa trời 
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Thương thay thân phận con rùa 
Xuống sông đội đá lên chùa đội bia.

Thương thay thân phận con tằm 
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ 
Thương thay lũ kiến li ti 
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi 
Thương thay hạc lánh đường mây 
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi 
Thương thay con cuốc giữa trời 
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Bình luận (0)
NH
23 tháng 2 2018 lúc 12:54

                       muốn no thì phải chăm làm

               một hột thoác vàng chín hột mồ hôi

k mk nha tìm đc mỗi 1 câu thoy thông cảm nha

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
H24

Câu 1: Tóm tắt một câu chuyện kể về Bác Hồ trong thời gian tìm đường cứu nước:

 => Từ năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước, tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Bác đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man. Cuối năm 1917, từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.

Câu 2: Nêu tên và chép lại một đoạn lời bài hát hoặc bài thơ nói về sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước:

=>                                                               

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương

Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương …

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NN
18 tháng 10 2021 lúc 13:33

Cho mình hỏi bài thơ này tên gì vậy ạ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ID
Xem chi tiết
LL
4 tháng 5 2019 lúc 18:56

TỤC NGỮ: 
- Đất chăng dây, cây cắm sào. 
- Đất chẳng chịu trời, trời chẳng chịu đất. 
- Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay. 
- Đất có gấu thì gấu lại mọc. 
- Đất cũ đãi người mới. 
- Đất đen trồng dưa, đất đỏ trồng bầu. 
- Đất khách quê người. 
- Đất lạ đồng xa. 
- Đất lành chim đỗ, đất ngỗ chim bay. 
- Đất mọc Thổ Công, sông mọc Hà Bá. 
- Đất nặn nên bụt. 
- Đất ruộng be bờ. 
- Đất thiếu trồng dừa, đất thừa trồng cau. 
- Đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt. 
- Đất xấu vắt chẳng nên nồi. 
- Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen. 
CA DAO: 
- Thôi con còn nói chi con 
Sống nhờ đất khách thác chôn đất người. 
- Dưa gang một, chạp thì trồng 
Chiêm cấy trước tết thì lòng đỡ lo 
Tháng hai đi tậu trâu bò 
Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo. 
- Đất Bình Dương vốn thật quê chàng 
Lánh nơi thành thị tìm đàng du sơn 
Xuân xanh hai tám tuổi tròn 
Hoa còn ẩn nhụy, chờ bình đơm bông. 
- Mưa xuân lác đác vườn đào 
Công anh đắp đất ngăn rào vườn hoa. 
Ai làm gió táp mưa sa 
Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn. 
- Mưa xuân phơi phới vườn hồng 
Ta về đập đất, ta trồng lấy cây 
Trồng lấy cây mong ngày ăn quả 
Can chi mà vất vả như ai.

Bình luận (0)
NH
4 tháng 5 2019 lúc 18:58

1. Đất lành chim đậu

2. Tấc đất tấc vàng

3. Người ta là hoa đất 

4. Đất lề quen thói

5. Rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu

~ Hok tốt ~

Bình luận (0)
H24
4 tháng 5 2019 lúc 18:59

#)Trả lời :

     - Thôi con còn nói chi con 
Sống nhờ đất khách thác chôn đất người. 
- Dưa gang một, chạp thì trồng 
Chiêm cấy trước tết thì lòng đỡ lo 
Tháng hai đi tậu trâu bò 
Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo. 
- Đất Bình Dương vốn thật quê chàng 
Lánh nơi thành thị tìm đàng du sơn 
Xuân xanh hai tám tuổi tròn 
Hoa còn ẩn nhụy, chờ bình đơm bông. 
- Mưa xuân lác đác vườn đào 
Công anh đắp đất ngăn rào vườn hoa. 
Ai làm gió táp mưa sa 
Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn. 
- Mưa xuân phơi phới vườn hồng 
Ta về đập đất, ta trồng lấy cây 
Trồng lấy cây mong ngày ăn quả 
Can chi mà vất vả như ai.

  #)Ca dao hết nha :D

         #~Will~be~Pens~#

Bình luận (0)
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
4 tháng 12 2019 lúc 11:24

Đáp án C

Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
19 tháng 8 2017 lúc 17:26

- Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” là:

      + Dễ thương, giàu tình cảm.

      + Thủy chung, gắn bó với quê hương.

      + Hồn nhiên, mạnh mẽ.

      + Bản lĩnh, bền bỉ

      + Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh.

   - Cảm nhận về 4 câu cuối bài thơ:

      + Lời nói của cha đầy trìu mến và tin tưởng, thôi thúc con đi trên đường đời.

      + Tuy thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé, “Nghe con” nghe sao trìu mến thân thương. Lời cha thốt lên tự đáy lòng: dù ở bất cứ đâu vẫn không quên nguồn cội, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp, gắn bó với mảnh đất quê hương mình. Đó là nơi mang đậm những đức tính quý báu và tâm hồn cao đẹp. Mong con vượt lên khó khăn, tiếp nối truyền thống để sống có nghĩa, có tình.

Bình luận (0)