Những câu hỏi liên quan
KP
Xem chi tiết
HN
20 tháng 4 2022 lúc 22:46

bạn tham khảo nha.

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn sống giàu lòng nhân ái. Điều đó được thể hiện qua lời răn dạy:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn”

Trong bài ca dao có sử dụng hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. “Bầu” và “bí” vốn là hai giống cây khác nhau. Nhưng lại có môi trường, điều kiện sống giống nhau. Chúng thường được trồng gần nhau để leo chung một giàn. Qua hình ảnh đó, chúng ta liên tưởng đến con người Việt Nam, tuy khác nhau về gia đình, nhưng cùng sống trong một đất nước. Bởi vậy mà chúng ta cần có tình yêu thương, sự chia sẻ và đồng cảm với những người xung quanh.

Khi sinh ra, con người có hoàn cảnh sống khác nhau. Người được sống trong sung sướng, giàu sang. Người phải chịu bất hạnh, nghèo khổ. Bởi vậy sự đùm bọc, sẻ chia là vô cùng cần thiết để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một người có trái tim rộng lớn. Vì tình yêu thương đồng bào, dân tộc mà Người đã không quản ngại khó khăn ra đi tìm con đường cứu nước đúng đắn, về giúp đỡ đồng bào đánh giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do. Hay trong những năm chiến tranh, con người Việt Nam vẫn luôn biết đùm bọc lẫn nhau. Sự sẻ chia không chỉ trong đời sống vật chất, mà còn cả tinh thần để vượt qua mọi nghịch cảnh. Đến hiện tại, cuộc sống tuy đã tốt đẹp hơn, nhưng tinh thần đó vẫn được phát huy. Các chương trình thiện nguyện vẫn được tổ chức hằng năm như như áo ấm cho em, hiến máu nhân đạo hay gánh chữ lên non. Nhiều tấm lòng hảo tâm đã ủng hộ cho đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng của thiên tai, giúp đỡ trẻ em nghèo vùng cao hay người dân vô gia cư.

Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người Việt Nam vẫn giữ gìn được truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sống biết sẻ chia, yêu thương và đồng cảm vì chúng ta cùng chung dòng máu đỏ da vàng.

chúc bạn học tốt nha

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DH
29 tháng 4 2016 lúc 10:13

Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau. 
Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?
- ( Bóng ) Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.
Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
PN
2 tháng 5 2016 lúc 13:20

Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phai là anh em “cùng, chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã.

Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cùng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.

Bình luận (0)
YA
11 tháng 5 2017 lúc 22:33

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống tương thân tương ái, luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày cả những khi khỏe mạnh đến khi đau ốm. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta gìn giữ qua hàng ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều câu ca dao tục ngữ viết về được các cụ truyền lại để tìm thấy được những lời khuyên hữu ích cho mình. Và một trong số những câu tục ngữ thể hiện rõ nét nhất chính là câu ca dao:

“ Bầu ơi thương lấy bí cùng . Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Qua câu tục ngữ trên ta có thể thấy rằng ông cha ta đã sử dụng những loại rau rất gần gũi với người Việt là “bầu” và “bí” để gửi gắm những lời khuyên sâu sắc đến thế hệ mai sau. Về nghĩa đen bầu với với bí đều là những loại thân leo thường được người nông dân trồng phổ biến ở những bờ ao, góc vườn, góc sân , do đặc tính cây là thân leo nên hai loại cây thường trồng người Việt trồng chung với nhau trên một giàn. Có lẽ vì vậy, hình ảnh bầu, bí gần gúi thân thiết bên những góc nhỏ trong nhà đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người nông dân.

Cùng chung điều kiện sống, cùng chia nhau những khó khăn của thời tiết con người nên chăm sóc nên chẳng có cớ gì phải ganh ghét nhau. Hai loài cây tường như vô tri vô giác ấy mà lại quấn quýt yêu thương, khiến con người phải ngưỡi mộ. Bí không vì quả mình dài, mà ganh ghét tị nanh với bầu tròn mà cũng chẳng vì sắc hoa của bí vàng rực rỡ mà chê màu trắng của bầu xấu xí thua hơn.

Tại sao lại như vậy? Là bởi vì dù khác giống nhưng hai loại cây vẫn chung một họ, vẫn chung nhau vui buồn số phận với nhau. Nếu mưa thuận gió hòa thì cùng nhau chung hưởng, nếu khô hạn mưa dầm thì cùng nhau vượt qua giông bão.

Bằng việc sử dụng những hình ảnh gần gũi thân quen trong cuộc sống đời thường cha ông ta đã để lại cho thế hệ mai sau một lời khuyên giản dị nhưng vô cùng thiết tha. Là hãy yêu thương nhau, vì cũng là con cháu một dân tộc. Chúng ta có chung nhau một quê hương, một nguồn cội vinh nhục của những người khác cũng là vinh nhục của chính ta.

Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất chính là hãy yêu thương những người anh em ruột thịt họ hành thân thiết của chúng ta. Chúng ta có chung nhau ông bà, bố mẹ dù biết rằng mỗi người một tính không thể lúc nào cũng vui vẻ hòa hợp nhưng “Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” . Vì vậy, đã là anh em trong gia đình là phải biết yêu thương nhau, che trở giúp đỡ nhau.

Không chỉ có anh em, họ hàng thân thiết mà còn có cả những người hàng xóm láng giếng. Họ chính là “bí” khác giống với “bầu” nhưng đã cùng nhau chung hoàn cảnh sống, là những người ngay sát cạnh ta để đỡ đần, cứu giúp ta những lúc nguy khốn. Chúng ta “tắt lửa tối đèn” có nhau vì vậy, phải đoàn kết, yêu thương nhau thì “giàn” của chúng ta mới vững mạnh và ngày càng phát triển. Vì vậy, để nói rõ hơn về tầm quan trọng của những người làng xóm tuy không chung dòng máu nhưng lại vô cùng thân thiết ông bà ta khuyên “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là vì thế.

Suy rộng ra của công ca dao trên có nghĩa là toàn thể dân tộc Việt Nam đều có chung một nguồn cội đó chính là con “con rồng, cháu tiên” . Chúng ta cùng nhau sống trên một lãnh thổ . Vì vậy, dù trên đất nước ta có 54 dân tộc nhưng đó là 54 danh tộc anh em, là người trong một nhà. Phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn: “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng.”

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng là trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ khi cả dân tộc ta nắm tay nhau quyết hi sinh tất cả để giành độc lập và bảo vệ non sông nước nhà chúng ta đã chiến thắng mọi thế lực hùng mạnh nhất. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa nhưng những mất mát do chiến tranh và thiên nhiên để lại vẫn luôn luôn cần được mọi người giúp đỡ. Thật vậy, khi cả dân tộc ta hướng về miền Trung, về miền núi hay hải đảo xa xôi thì có rất nhiều những mạnh thường quân, những con người đã không tiếc tiền bạc công sức của mình để chung tay cùng nhau vượt qua khó khăn

Và trong thời đại ngày nay, khi xã hội toàn cầu hóa chúng ta có thể hiểu nghĩa rộng hơn của câu ca dao trên là cũng là loài người sống trên trái đất chúng ta phải biết yêu thương nhau, chia sẻ với nhau để chiến tranh không còn và xã hội ngày càng phát triển. Câu ca dao là lời dạy ấm áp tình người, khuyên chúng ta biết bỏ đi cái vị kỷ cá nhân để mở rộng tấm lòng yêu thương.

Bình luận (1)
SB
Xem chi tiết
H24
16 tháng 5 2021 lúc 8:00

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu. Tiếng đàn ngọt ngào và sâu lắng ấy đã diễn tả đời sống tâm tình của con người Việt Nam từ bao đời nay. Ca dao dân ca có sức mạnh lớn lao, nó cho ta bao bài học về tình thương, đạo lí. Trên chặng đường lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, ông cha ta luôn luôn nhắc nhở con cháu:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống những chung một giàn".

Bầu và bí là hai loại cây thân thuộc của mỗi vườn quê, của mỗi gia đình nông dân Việt Nam. Là loại cây leo, nhưng bầu và bí lại "khác giống". Hoa bí vàng, hoa bầu trắng nhạt. Quả bí thì dài, quả bầu thì tròn. Bầu chớ ngại bí nhám hơn bầu mà cách biệt nhau. Tuy "khác giống”, nhưng bí và bầu lại "chung giàn" nghĩa là chung cảnh ngộ, chung điều kiện sống, gần gũi bên nhau, chở che nhau để xanh tươi tồn tại, Khi trời ấm áp mùa xuân, mưa nắng thuận hòa mùa hạ, đất màu tươi tốt, thì bí, bầu chung hưởng, hoa trái trĩu cành. Gặp lúc nắng hạn bão tố, sâu bệnh, giàn đổ "lá gãy cành rơi" thì bí và bầu cùng chung hoạn nạn, cay đắng ngọt bùi có nhau. Cho nên thật tự nhiên và giản dị "Bầu ơi thương lấy bí cùng".

Bầu và bí là hai biểu tượng để nói về tình người và tình đời. Dưới hình thức ẩn dụ, nhân hóa và cảm thán, giọng thơ vang lên ngọt ngào, thấm thía, câu ca dao nêu lên một lời khuyên vừa nhẹ nhàng tế nhị vừa sâu sắc chân thành cho mỗi chúng ta.

Tám mươi triệu người Việt Nam tuy "khác giống", là Kinh, Thượng hay Mán, Mường, v.v…, là miền Bắc hay miền Nam, ở miền xuôi hay miền ngược, chúng ta có chung một Tổ quốc, một lịch sử, một nền văn hóa, một cơ đồ Việt Nam,… Chúng ta có thể khác nhau về gia đình, về cảnh ngộ, điều kiện sống, về trình độ văn hóa… nhưng lại đang tồn tại bên nhau, đang sống, học tập và làm ăn trong chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong cộng đồng người Việt, chúng ta có bao cái "chung" như bí và bầu "chung một giàn" vậy. Chung Tổ quốc, ấy là nghĩa đồng bào. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Chung làng xóm, phố phường, ấy là tình đồng hương. Chung trường, lớp, ấy là tình đồng học, bạn đồng môn. Ta còn có tình đồng nghiệp tình đồng cảnh cùng chung ước mơ, hoài bão, v.v… Những nét "chung" ấy đã gắn bó mọi tâm hồn Việt Nam, xây nên tình yêu thương nhân dân đất nước.

Tóm lại, câu ca dao đã nêu lên bài học tình thương, đạo lý nhắc nhở chúng ta biết yêu thương, đùm bọc, chở che, giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc lâu dài.

Tại sao phải biết sống trong tình yêu thương đùm bọc ? Vì sự tồn tại mà mỗi con người Việt nam luôn luôn đặt tình Tổ quốc, nghĩa đồng bào lên trên hết, trước hết, thiêng liêng, cao cả lắm. Vì cuộc sống mà mọi thành viên trong cộng đồng người Việt gắn bó với nhau, vinh nhục, đau khổ, khát khao lo toan, yêu thương, hận thù, cay đắng ngọt bùi cùng chung chịu và chia xẻ. Bị ngoại bang xâm lăng, nước mất nhà tan, sống trong cảnh trâu ngựa, mọi con người Việt Nam đoàn kết yêu thương, cùng quyết tâm đuổi giặc, cứu nước.

Không ai có thể sống trong cô độc mà được hạnh phúc ? Cuộc sống biến động, thiên tai địch họa triền miên, chỉ có tình thương yêu mới cho ta sức mạnh để vượt qua mọi thử thách và chiến thắng.

Tình thương yêu, chở che… còn cho ta niềm tin để "Đi tới và làm nên thắng trận", hướng tới một ngày mai ca hát: Còn non, còn nước, còn người..". Một nghìn năm Bắc thuộc, một thế kỉ bị thực dân Pháp thống trị, lịch sử đã cho ta bài học về tình thương yêu đoàn kết dân tộc.

Đạo lí dân tộc ta coi trọng tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. "Anh em như thể chân tay … Người trong một nước thì thương nhau cùng… Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ v.v… Bằng máu, mồ hôi và nước mắt, bằng kinh nghiệm sống qua bốn nghìn năm lao động và chiến đấu, nhân dân ta đã lấy tình thương để tạo nên bản sắc dân tộc, bản lĩnh giống nòi. Chúng ta tự hào về truyền thống nhân nghĩa, nhân ái cao đẹp đã hun đúc nên sức mạnh Việt Nam.

"Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy tằng khác giống nhưng chung một giàn".

Tiếng gọi thiết tha của cha ông hay lời non nước ? Trên hành trình đi tới ngày mai, mỗi con người Việt Nam có nghĩa vụ xây đắp đạo lí tình thương vì một nước Việt Nam giàu đẹp.

 
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HD
16 tháng 5 2021 lúc 8:07

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu. Tiếng đàn ngọt ngào và sâu lắng ấy đã diễn tả đời sống tâm tình của con người Việt Nam từ bao đời nay. Ca dao dân ca có sức mạnh lớn lao, nó cho ta bao bài học về tình thương, đạo lí. Trên chặng đường lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, ông cha ta luôn luôn nhắc nhở con cháu:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống những chung một giàn".

Bầu và bí là hai loại cây thân thuộc của mỗi vườn quê, của mỗi gia đình nông dân Việt Nam. Là loại cây leo, nhưng bầu và bí lại "khác giống". Hoa bí vàng, hoa bầu trắng nhạt. Quả bí thì dài, quả bầu thì tròn. Bầu chớ ngại bí nhám hơn bầu mà cách biệt nhau. Tuy "khác giống”, nhưng bí và bầu lại "chung giàn" nghĩa là chung cảnh ngộ, chung điều kiện sống, gần gũi bên nhau, chở che nhau để xanh tươi tồn tại, Khi trời ấm áp mùa xuân, mưa nắng thuận hòa mùa hạ, đất màu tươi tốt, thì bí, bầu chung hưởng, hoa trái trĩu cành. Gặp lúc nắng hạn bão tố, sâu bệnh, giàn đổ "lá gãy cành rơi" thì bí và bầu cùng chung hoạn nạn, cay đắng ngọt bùi có nhau. Cho nên thật tự nhiên và giản dị "Bầu ơi thương lấy bí cùng".

Bầu và bí là hai biểu tượng để nói về tình người và tình đời. Dưới hình thức ẩn dụ, nhân hóa và cảm thán, giọng thơ vang lên ngọt ngào, thấm thía, câu ca dao nêu lên một lời khuyên vừa nhẹ nhàng tế nhị vừa sâu sắc chân thành cho mỗi chúng ta.

Tám mươi triệu người Việt Nam tuy "khác giống", là Kinh, Thượng hay Mán, Mường, v.v…, là miền Bắc hay miền Nam, ở miền xuôi hay miền ngược, chúng ta có chung một Tổ quốc, một lịch sử, một nền văn hóa, một cơ đồ Việt Nam,… Chúng ta có thể khác nhau về gia đình, về cảnh ngộ, điều kiện sống, về trình độ văn hóa… nhưng lại đang tồn tại bên nhau, đang sống, học tập và làm ăn trong chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong cộng đồng người Việt, chúng ta có bao cái "chung" như bí và bầu "chung một giàn" vậy. Chung Tổ quốc, ấy là nghĩa đồng bào. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Chung làng xóm, phố phường, ấy là tình đồng hương. Chung trường, lớp, ấy là tình đồng học, bạn đồng môn. Ta còn có tình đồng nghiệp tình đồng cảnh cùng chung ước mơ, hoài bão, v.v… Những nét "chung" ấy đã gắn bó mọi tâm hồn Việt Nam, xây nên tình yêu thương nhân dân đất nước.

Tóm lại, câu ca dao đã nêu lên bài học tình thương, đạo lý nhắc nhở chúng ta biết yêu thương, đùm bọc, chở che, giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc lâu dài.

Tại sao phải biết sống trong tình yêu thương đùm bọc ? Vì sự tồn tại mà mỗi con người Việt nam luôn luôn đặt tình Tổ quốc, nghĩa đồng bào lên trên hết, trước hết, thiêng liêng, cao cả lắm. Vì cuộc sống mà mọi thành viên trong cộng đồng người Việt gắn bó với nhau, vinh nhục, đau khổ, khát khao lo toan, yêu thương, hận thù, cay đắng ngọt bùi cùng chung chịu và chia xẻ. Bị ngoại bang xâm lăng, nước mất nhà tan, sống trong cảnh trâu ngựa, mọi con người Việt Nam đoàn kết yêu thương, cùng quyết tâm đuổi giặc, cứu nước.

Không ai có thể sống trong cô độc mà được hạnh phúc ? Cuộc sống biến động, thiên tai địch họa triền miên, chỉ có tình thương yêu mới cho ta sức mạnh để vượt qua mọi thử thách và chiến thắng.

Tình thương yêu, chở che… còn cho ta niềm tin để "Đi tới và làm nên thắng trận", hướng tới một ngày mai ca hát: Còn non, còn nước, còn người..". Một nghìn năm Bắc thuộc, một thế kỉ bị thực dân Pháp thống trị, lịch sử đã cho ta bài học về tình thương yêu đoàn kết dân tộc.

Đạo lí dân tộc ta coi trọng tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. "Anh em như thể chân tay … Người trong một nước thì thương nhau cùng… Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ v.v… Bằng máu, mồ hôi và nước mắt, bằng kinh nghiệm sống qua bốn nghìn năm lao động và chiến đấu, nhân dân ta đã lấy tình thương để tạo nên bản sắc dân tộc, bản lĩnh giống nòi. Chúng ta tự hào về truyền thống nhân nghĩa, nhân ái cao đẹp đã hun đúc nên sức mạnh Việt Nam.

"Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy tằng khác giống nhưng chung một giàn".

Tiếng gọi thiết tha của cha ông hay lời non nước ? Trên hành trình đi tới ngày mai, mỗi con người Việt Nam có nghĩa vụ xây đắp đạo lí tình thương vì một nước Việt Nam giàu đẹp.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LH
16 tháng 5 2021 lúc 9:56
Yêu thương ,đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.Nhân dân ta luôn yêu thương,đùm bọc,tương trợ lẫn nhau để cuộc sống tốt đẹp hơn.Truyền thống đó đc ông cha ta đúc kết qua câu ca dao:"Bầu ơi...một giàn" Trước tiên,chúng ta đi tìm hiểu ý nghĩa của câu ca dao:Bầu và bí là 2 loại cây dây leo khác nhau về hình dáng,màu sắc nhưng cùng chung một loại thân mềm.Chúng tuy khác nhau về giống nhưng cùng chung một điều kiện sống,chung một số phận,đều đc trồng trên một mảnh đất,cùng chung một giàn,một môi trường sống.Bầu và bí dựa vào nhau để sống.Nếu giàn đổ thì bầu và bí cùng gặp tai họa,cùng chung một số phận.Từ 2 hình ảnh bầu và bí,người xưa muốn nhắc nhở chúng ta rằng:những người cùng sống trên một mảnh đất,cùng một dân tộc thì phải biết yêu thương,đoàn kết,đùm bọc,chia sẻ,giúp đỡ lẫn nhau.Nhất là những lúc khó khăn,hoạn nạn. Tại sao người trong một đất nc,một cộng đồng cần phải yêu thương,đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau?Vì các dân tộc trên đất nc ta,mọi ng đều sống trên một lãnh thổ,cùng một đất nc Việt Nam vad đều là anh em một nhà có cùng một dòng dõi,một nguồn gốc lịch sử,cùng môtu mẹ Âu Cơ ,đều là con rồng cháu tiên.Mọi ng trong làng,trog một nc ,họ gắn bó vs nhau trog đời sống tinh thần,đời sống vật chất.Họ rất vần đến sự quan tâm,động viên,yêu thương,đoàn kết,chia sẻ,giúp đỡ lẫn nhau.Yêu thương,đoàn kết là đạo lí ,truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.Yêu thương,đùm bọc sẽ lm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.Xã hội bớt đi những ng sống bất hạnh,nghèo khổ.Sống yêu thương sẽ mang lại nhiều giá trị nhân đạo trg cuộc sống.Nếu mỗi cá nhân bt yêu thg,giúp đỡ ng khác sẽ góp phần tạo ra môi trường sống tốt đẹp,xã hội phồn vinh phát triển.Tình yêu thương ,sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân trong cộng đồng,tronh một tập thể sẽ tạo nên sức mạnh đoàn kết giúp cta vượt qua mọi khó khăn thử thách.Hơn nữa,mỗi cá njana không thể sống tách rời khỏi tập thể,cộng đồng mà phải bt yêu thg ,đoàn kết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công việc và thành công trg cuộc sống. Vậy chúng ta phải làm thế nào để phát huy truyền thống yêu thg ,đoàn kết? Trg cuộc sống,xã hội mỗi người phải bt quan tâm ,giúp đỡ,chia sẻ,sống có tình làng nghĩa xóm.Không thờ ơ,dửng dưng trc khó khăn của ng khác.Chúng ta tham gia các phong trào nhân đạo,tình nguyện:mùa hè xanh,hiến máu nhân đạo,trái tìm cho em,trại trẻ mồ côi,nhà tình thương,..Những phong trào đó đc mn tự nguyện tham gia để chia sẻ giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khắn,hoạn nạn.Mỗi hs hãy thể hiện bằng những vc lm,hành động thiết thực để phát huy truyền thống yêu thg, đoàn kết.Ở nhà,trong gđ,chúng ta vâng lời ông bà cha mẹ,hiếu thảo ,ngoan ngoãn,phụ giúp cha mẹ vs nhà: nấu cơm,quét nhà,luộc rau,...Phụng dưỡng ông bà,cha mẹ lúc về già,yêu lao động. Ở nhà trg,mỗi bn hs hãy lễ phép,kính trọng ,nghe lời thầy cô giáo,yêu thg chia sẻ,giúp đỡ bn bè để cùng nhau hc tập tốt. Tuy nhiên,trg xã hội vẫn còn có nhiều ng sống ích kỉ,vô cảm,thờ ơ.Họ chỉ bt đến lợi ích của bản thân,sống thực dụng,lạnh lùng.Vì vậy,chúng ta hãy lên án phe phán những người này.Đồng thời chúng ta giải thích tuyên truyền cho họ hiểu ,tránh những tư tưởng sai trái. NÓI tóm lại,câu ca dao trên là bàu hc vô cùng quý giá về tình yêu thương,đoàn kết.Yêu thương,đoàn kết lm cho cuộc sống của cta tốt đẹp hơn.Chính vì vậy,mỗi hs chúng ta hãy giúp đỡ bn bè,kính trọng thầy cô giáo,luôn yêu thg ,nâng đỡ nhau nếu có thể để trở thành ng công dân có ích cho đất nc ,xã hội. KHÔNG CHÉP MẠNG NHA 100%. CHÚC BN HC TỐT Ạ!!
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TT
Xem chi tiết
DM
8 tháng 5 2022 lúc 10:55

Dân tộc Việt Nam có truyền thống tương thân tương ái. Điều đó đã được gửi gắm trong những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là bài ca dao:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Trước hết, bài ca dao đã mượn hình ảnh “bầu và bí”. Đây vốn là hai loại cây khác nhau nhưng có nhưng đặc điểm, môi trường sống giống nhau. Chúng cùng thuộc giống cây thân leo, thường được trồng chung một giàn. Hình ảnh cây bầu, cây bí chung một giàn vô cùng quen thuộc của mọi làng quê Việt Nam từ bao đời nay. Khi mượn hình ảnh bầu và bí người xưa muốn khuyên ta rằng dù chúng có là loài khác nhau đi chăng nữa nhưng vẫn biết chia sẻ không gian, cùng nhau chung sống hòa thuận. Qua hình ảnh đó, ông cha ta muốn nói đến con người dù có khác nhau về hoàn cảnh, nguồn gốc, địa vị xã hội thì vẫn cần phải chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay đều đã phát huy được truyền thống quý giá đó. Bác Hồ - một con người vĩ đại của dân tộc. Cả cuộc đời của Người luôn hy sinh hạnh phúc cá nhân, để đem lại hạnh phúc chung cho nhân dân. Vì tình yêu thương đồng bào, dân tộc mà đã không quản thân mình ra đi tìm đường cứu nước. Suốt ba mươi năm bôn ba người ngoài để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đó cũng có thể là hành động của những người chiến sĩ dũng cảm ngã xuống giành lại tự do cho tổ quốc: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Trong hiện tại, tình yêu thương lại thật giản dị, nhỏ bé, là lời nói con yêu mẹ, con cảm ơn ông bà; là sự giúp đỡ cha mẹ những công việc trong gia đình; là giúp đỡ những người bị nạn, những đứa trẻ bị lạc đường… Còn với mỗi học sinh tình yêu thương có thể là giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng của lũ lụt…

Nhưng bên cạnh đó, nhiều người còn giữa lối sống vô cảm. Họ lặng lẽ đi qua những người bị thương nặng, họ dừng chân nhưng lại rút điện thoại để quay phim chụp hình, hoặc họ lượm nhặt đồ của người bị thương rồi bỏ đi trong lòng đầy đắc ý… Điều đó thật đáng lên án, phê phán biết bao nhiêu.

Như vậy, bài ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống cùng chung một giàn” là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi người. Chúng ta hãy mở rộng tấm lòng sẻ chia, yêu thương để nhận được những hạnh phúc nhiều hơn.

 
Bình luận (0)
DM
8 tháng 5 2022 lúc 10:55

tham khảo

 

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
SD
6 tháng 4 2022 lúc 10:01

Trong câu ca dao trên đã sử dụng linh hoạt so sánh ngang bằng từ ( bầu và bí ) . Cho thấy sự gắn kết giữa những con người trong xã hội . Mặc dù không cùng một nhà một dòng họ nhưng vẫn yêu quý nhau như những anh em trong cùng một nhà . Câu ca dao cũng cho ta hiểu được rằng chúng ta nên biết quý trọng nhau , đoàn kết với nhau.Bài ca dao này còn cho chúng ta hiểu trên đời tình người là thứ thiêng liêng và cao quý nhất . Nếu sống trong đời mà không coi trọng tình người thì chúng ta sẽ không có ai giúp chúng ta trong những lúc khó . Đọc xong câu ca dao em thấy câu ca dao là một bài học giúp chúng ta coi trọng tình người

Bình luận (0)
SD
6 tháng 4 2022 lúc 10:02

nhớ tick cho mình nha

Bình luận (0)
TP
6 tháng 4 2022 lúc 10:03

Các bạn giúp mình với mình đang cần gấp.

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
1 tháng 11 2019 lúc 16:26

Đáp án B

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
28 tháng 6 2018 lúc 10:28

Đáp án B

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
20 tháng 3 2019 lúc 3:53

Đáp án : B

Bình luận (0)
NH
31 tháng 10 2023 lúc 21:53

Đáp án A. Tinh thần đoàn kết

Mình không rõ là đúng ko, mong bạn thông cảmbucminh

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
19 tháng 2 2019 lúc 5:24

Đáp án đúng : B

Bình luận (0)