Những câu hỏi liên quan
NQ
Xem chi tiết
PL
19 tháng 1 2018 lúc 18:35

gầy như que củi

chậm như rùa

cao như sếu vườn

Bình luận (0)
PD
19 tháng 1 2018 lúc 18:40

gầy như 1 con chó

chậm như 1 con chó

cao như 1 con súc vật

Bình luận (0)
NQ
19 tháng 1 2018 lúc 18:44

ghi lai mot cau tuc ngu de cao gia tri cua suc khoe

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
US
Xem chi tiết
PT
30 tháng 7 2016 lúc 15:20

1- Bạn hãy kể một số các bạn học tốt trong lớp của bạn rùi những bài học mà bạn học được thì cứ chém bừa ra kiểu như là: phải chăm chỉ học tập, nghe lời thầy cô, không nghỉ học mà không xin phép thầy cô, chuẩn bị bài và làm bài tập trước khi lên lớp...

2-- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. 
- Học ăn học nói, học gói học mở. 
- Học hay cày biết. 
- Học một biết mười. 
- Học thầy chẳng tầy học bạn. 

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
TQ
27 tháng 2 2020 lúc 20:10

Trên mảnh đất hình chữ S của chúng ta từ lâu đời nay đã có nghề trồng lúa nước lâu năm cho nên đất luôn luôn là người bạn thân thiết và quan trọng của người nông dân. Cho nên ông cha ta mới nói rằng “Tất đất tấc vàng” để nói về tầm quan trọng của đất đai.

“Tấc” chính là một đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta trước kia. Ta phải hiểu được rằng từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Đó có thể là một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị khác đó là “tấc vàng”. Nhân dân ta thật tinh tế khi đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, đã lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lý đó chính là đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị thật là đặc biệt. Câu tục ngữ dường như vẫn còn mang một hàm nghĩa, đó chính là đã khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.

Khi nhận biết được đúng vai trò của đất đai ta mới thấy được câu “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng. Đất được dùng để trồng cây cho những trái cây tươi ngon, cho những bông lúa thêm trĩu nặng và thật khó có thể tưởng tượng được rằng không có đất con người sẽ sinh sống ở đâu? Lấy gì để sản xuất lương thực, thực phẩm?

Đất dường như cũng đã tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất cũng chính là tài sản vô giá của quốc gia. Hay chúng ta cứ hiểu theo nghĩa rộng đó chính đất là giang sơn Tổ quốc. Ta như hiểu được rằng trái đất chính là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất còn được xem là nguồn sống vô tận của tất cả con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Nói chung nhất thì đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.

Ta cũng như thấy được rằng chính đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người đã có những tác động không nhỏ vào đất đó chính là chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Có tác động công sức lao động vào đất thì đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, tấc vàng” như cha ông ta đã từng nói.

Thông qua câu tục ngữ thật súc tích này thì nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, con người cũng không được làm cho ruộng đồng, vườn tược…bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Dường như cũng không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:

“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Nước Việt Nam ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Cho nên nước ta cũng có rất nhiều các chính sách khai khẩn ruộng hoang để cải tạo đất. Đất có tơi xốp thì mới có thể cho vụ mùa bội thu được. Khi chúng ta mà cải tạo đất tót kết hợp với nguồn nước cũng như giống cây trồng mới, trồng theo đúng kỹ thuật sẽ cho ra những sản phẩm nông sản cần thiết. Nông nghiệp nước ta chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế, chính vì vậy mà đất cũng là một trong những nhân tố

Mồ hôi – công sức lao động của con người đã làm cho đất thêm màu mỡ. Thật không quá khi nói rằng máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong những năm tháng kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:

“Ruộng rẫy là chiến trường,

Cuốc cày là vũ khí,

Nhà nông là chiến sĩ”

Trong thời kỳ nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.

“Tấc đất, tấc vàng” là một câu tục ngữ hay dường như cũng đã khẳng định giá trị của đất đó chính là đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Như đã khéo léo nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai cho nhân dân cho Tổ quốc và không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt được. Nhân dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng hơn nữa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TQ
27 tháng 2 2020 lúc 20:10

1. Mở Bài

- Người xưa đúc kết kinh nghiệm và gửi gắm vào những câu tục ngữ hàm súc.

- Bàn về giá trị của đất đai, tục ngữ Việt Nam có câu: "Tấc đất tấc vàng"

2. Thân Bài

- Giải thích ý nghĩa từ ngữ: "tấc đất"? "tấc vàng"?

- Câu tục ngữ nêu bật giá trị vô cùng quý báu của đất đai như thế nào?

- Vì sao tấc đất quý như tấc vàng? (đất đai dùng để trồng trọt, sinh sống, xây nhà dựng cửa, nơi thân thương của mỗi con người...

- Phải làm gì để phát huy giá trị của đất đai?

3. Kết Bài

- Bài học cho thế hệ trẻ: quý trọng đất đai, chăm chỉ lao động khai thác tiềm năng.

- Bảo vê môi trường đất.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DH
Xem chi tiết
PD
15 tháng 4 2018 lúc 10:07

'' Nhất nước, nhì phân , tam cần , tứ giống''

\(\Rightarrow\)Nghề trồng lúa cần phải đủ 4 yếu tố: nước, phân , cần , giống trong đó quan trọng hàng đầu là nước

Bình luận (0)
SA
15 tháng 4 2018 lúc 10:28

Tấc đất tấc vàng : ý nói quý đất như vàng vì trong cuộc sống đất rất có ích

Bình luận (0)
MD
Xem chi tiết
BH
7 tháng 3 2018 lúc 12:23

Trong kho tàng văn học dân gian hay của cha ông ta rât phong phú, đó là những câu ca, câu thơ, câu đối, hò... và ý nghĩa lớn lao đó còn là những câu răn dạy hậu thế về đạo đức, về đối nhân xử thế, về kinh nghiệm sống... Đó là những đúc kết từ kinh nghiệm quý báu của cha ông chung ta để lại." Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" chỉ là một trong số kho tàng đó, nhưng đây lại là kinh nghiệm sống lớn lao vơi mỗi con người.

Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Xét về câu chữ và vần điệu, đó chỉ một câu thơ vần điệu hay, dễ nhớ, dường như là một cái nhìn với cảnh vật: Một cái cây lẻ loi lắm, làm sao có thể che phủ bóng mát nhiều, làm sao có được cái bóng của một khu rừng, một "non" ở đây được. Lúc đó cây sẽ sợ gió to, mưa lớn lũ lụt. Nhưng nếu có 3 cây hay nhiều hơn nữ, cái lẻ loi không còn nữa, mà luc này đã ra dáng vẻ oai vệ của một khu rừng rậm với bóng mát to, sức mạnh trước những cơn gió to, mưa lớn mà những cái cây vẫn hiên ngang, sững sững như núi, như non vậy.
Nhưng ông cha ta khôgn phải chỉ gúp hậu thế vãn cảnh, nhận xét cái cây đơn giản vậy, mà đây chỉ là ông cha ta mượng hình tượng cái cây để làm minh chứng cho sự đoàn kết tạo nên sức mạnh con người. Đó là một lời răn dạy quí báu của cha ông. với cái cây là vậy, nhưng với một con người hay một tập thể nhỏ nếu chỉ vì những lợi ích riêng của mình, của tập thể mình thì kết quả cũng chỉ là cho mình hoặc cho tập thể thôi, không lớn lao được gì cả. Khi ếkt quả chỉ cho mình và cho tập thể thì đâu có gì là lớn lao? nếu chỉ vì mình, vì lợi tập thể nhỏ thì vơi sức lực nhỏ ấy cũng không làm được gì lớn lao cả. Cũng như một cái cây sao làm nên "non" được. Nhưng một khi lợi ích vượt ra ngoài một cá nhân, vượt ra ngoài tập thể để trở thành một tập thể lớn hơn thì chính vì mục đích đó lại hướng chúng ta, tập thể nhỏ lúc đầu chung tay với nhiều người, đồng lòng đồng sức, đoàn kết cùng làm thì kết quả sẽ lớn hơn nhiều. Kết quả công việc lớn hơn nhiều. Có sức mạnh tập thể, thì ta có một sưc mạnh vĩ đại như rừng cây vượt qua mọi cơn giông tố,cuồng phong, thác lũ. Nó cũng ví như câu chuyện cổ tích kể về người cha đã răn dạy con bằng bó đũa. Từng chiếc đũa bẻ gẫy dễ dang, nhưng 2 chiếc thì phải dùng sức hơn, 3 chiếc, bốn chiếc đến 10 chiếc thì khôgn sức mạnh nào bẻ gẫy nữa. Đó là tinh thần đoàn kết.

Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước, cha ông ta cũng dựa vào sức mạnh toàn dân mà làm nên trang sử sáng ngời. Những trang sữ ấy không viết lên bởi một người mà nó được làm nên từ một dân tộc.

Tinh thần đoàn kết anh em, bè bạn, gia dình, xã hội là quý báu, là lớn lao, là sức mạnh của mỗi con người trên thế giới này. Đó chính là lời răn dạy của cha ông với chúng ta. Chúng ta càng thấy yêu quý kho tàng văn học dân gian ấy chừng nào!

Bình luận (0)
BH
7 tháng 3 2018 lúc 12:23

Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao:

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."​


Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy dân tộc LÔ LÔ từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất"Nhiều sứ chung một lòng-Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc tưởng chừng như không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc LÔ LÔ thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó cũng chính là cơ sở để người dân VIỆT NAM đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!" vang như sấm dậy của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát Thát"-giết giặc mông Cổ được đồng loạt thích lên tay các tướng sĩ chính là những minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự đồng tâm nhất trí của dân tộc ta còn được thể hiện vô cùng rõ nét qua giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta đã thực sự trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng đó cũng chính là sợi dây vô hình nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau cùng nghe theo lời dạy của Bác:

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại tành công"​


Lời dạy ấy luôn luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi người bởi nó mang một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Câu nói, lời dạy ấy đã góp phần to lớn giải thoát, đem lại sự tự do cho cả một dân tôcj với những trận Đống Đa, Gò Vấp, Điện Biên Phủ,......Vậy liệu nó có xứng đáng được ghi nhớ và học tập theo?

Tất nhiên là có. Chính vì thế mà lớp trẻ ngày nay đã không ngừng phát triển ngoại giao với các nước với tiêu trí "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Cùng với đó là bao nhà máy thủy điện nhiệt điện được xây dựng dựa trên bàn tay của biết bao người lao động cùng các kĩ sư cả trong nước và nước ngoài. VIỆT NAM đang dần đi lên trên con đường hội nhập, phát triển một phần không hề nhỏ bé chính là ý thức đoàn kết cua mỗi chúng ta.
Vậy là qua câu ca dao:

"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao."​

Chúng ta không chỉ có đuọc một bài học bổ ích về tình đoàn kết mà từ đó chúng ta còn thấy được sức mạnh vô địch và sự ấm no hạnh phúc mà nó mang lại. Đó chính là ngọn lửa thàn kì thắp sáng con đường chúng ta đang hướng tới.

Bình luận (0)
BH
7 tháng 3 2018 lúc 12:24

Trong cuộc sống có rất nhiều giá trị tinh thần tốt đẹp. Một trong số đó là tinh thần đoàn kết như câu ca dao đã ngợi ca tinh thần đoàn kết ấy
“ Một cây làm chẳng nên non.Ba cây chụm lại nên hòn núi cao “.
Vậy đoàn kết là gì ?
Đoàn kết là tập hợp những phần tử lẻ tẻ thành một khối thống nhất.Vị cha già dân tộc cũng đã có câu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.Thành công,thành công, đại thành công “cũng đã khẳng định tinh thần đoàn kết ấy.Bằng lối điệp ngữ tăng tiến,Bác Hồ đã khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết,nếu có tinh thần đoàn kết thì thành công luôn đến với ta . Ý nghĩ của lời dạy lớn lao : Nếu tập hợp được tinh thần đoàn kết ngày càng nhiều thì nó sẽ trở thành một khối vững mạnh không gì lay chuyển đựơc.Và nếu từ thành công này tiếp nối thành công khác thì sẽ dẫn tới một sự thành công vĩ đại.Bác đã nhắc nhở chúng ta cần phải biết giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết.
Đoàn kết còn giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập,hợp tác với mọi người xung quanh và sẽ được mọi người yêu quí.Có đoàn kết thì mới có sức mạnh giúp ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống,bảo vệ hoà bình cho đất nước như vào thời chiến thì đoàn kết được thể hiện ở sự chung sức đánh đuổi giặc ngoại xăm,nếu không có tính đoàn kết thì chúng ta,những con người Việt Nam sẽ không được hưởng nền độc lập tự do,một đất nước hoà bình như ngày nay.Còn ngày nay,tinh thần đoàn kết được thể hiện bởi sự chung tay góp sức xây dựng đất nứơc ngày càng lớn và vững mạnh hơn.Lời khuyên của Bác có giá trị thật sâu sắc. Đoàn kết để tập hợp thành một khối nhất trí. Đoàn kết từ trong gia đình đến ngoài xã hội.Như vậy muôn người hư một đồng tâm,hiệp sức thành một sức mạnh to lớn để xây dựng và chiến đấu.Trong cuộc sống cũng như trong đấu tranh giữ nước,chính tinh thần đoàn kết đã tạo nên những kì tích vẽ vang,tạo nên tính tương ái , gắn bó đồn gbào, đồng loại lại với nhau. Chính nhờ tình thần đoàn kết ấy mới dẫn đến thành công. Đây là một chân lí đúng đắn.
Đoàn kết là sức mạnh vô địch ( nhân dân ta đã phát huy tình thần này trong lao động sản xuất ,trong chiến đấu ). Đoàn kết là vô cùng quan trọng và cần thiết vì : Trong cuộc sống không ai có thể sống đơn độc một mình vì thế đoàn kết là một yếu tố tinh thần để có thể gắn kết mọi người lại với nhau.
Cuộc sống của chún ta không phải lúc nào cũng là con đường trải đầy hoa hồng,không phải con đường cũng tự trải sẵn cho chúng ta đi .Con đừơng nào cũng có những khó khăn,chông gai,chính lúc đó tinh thần đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh để ta thành công.Nếu trong một tập thể nào đó,không có ai chịu đoàn kết lại với nhau thì tập thể đó sẽ dễ dàng dẫn đến thất bại.Chúng ta,những đứa con tự hào của dân tộc đều được sinh ra từ một trứng , đều là “ con Rồng,cháu Tiên “ nên phải đoàn kết,yêu thương nhau,giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Điển hình như cơn bão đã gây ra hậu quả nghiêm trọng trên toàn miền Trung thì tinh thần đoàn kết giữa mọi người lại trỗi dậy trên khắp mọi miền đất nước đã đoàn kết lại với nhau,giúp đỡ đồng bào miền Trung vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Đoàn kết là một đạo lí,truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay.Như trong cuộc kháng chống Mông-Nguyên,tiêu biểu là “ hội nghị Diên Hồng” đã tập hợp được sức mạnh toàn dân .Nhờ đó mà chúng ta đã huy động sức mạnh tập thể,vượt qua khó khăn,chiến thắng được kẻ thù lớn mạh hơn ta gấp bội lần.Xã hội này ngoài những công dân có tinh thần đoàn kết trong xã hội thì cũng không ít kẻ ích kỉ,chỉ bíet sống cho riêng mình,làm chia rẽ nội bộ .Những kẻ đo đáng bị loại bỏ ra khỏi xã hội hoặc cho những bài học thích đáng.Tuy vậy, đoàn kết không phải là sự bao che khuyết điểm cho nhau mà ngược lại phải giúp nhau tiến bộ.Tinh thần doàn kết không chỉ dừng lại ở một địa phương trong một nước ,mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế. Đoàn kết luôn là thứ không thể thiếu mọi lúc mọi nơi .Xã hội đang ngày càng phát triển , đất nước Việt Nam đang trên giai đoạn mới nên rất cần tình đoàn kết để toàn dân cùng nhau.
Tóm lại,tinh thần đoàn kết mãi mãi là một nét đẹp của dân tộc Việt Nam .Chúng ta hãy trân trọng và gìn giữ ,phát huy để nó mãi là vốn quý của dân tộc.góp phần xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp,hiện đại và phồn vinh hơn.

Bình luận (0)
HC
Xem chi tiết
FA
19 tháng 6 2017 lúc 13:21

Vaò buổi sáng, gia đình em thường dậy sớm để tập thể dục trước khi bắt đầu một ngày mới. Mẹ em dậy sớm nhất đánh thức cả nhà bằng tiếng nhạc du dương. Bố em lấy bộ cầu lông ra đánh. Ông bà em rủ nhau đi dạo ngoài đồng. Em bắt nhịp với bài tập thể dục ở trường. Thời gian ngắn nhưng những bài tập thể dục như vậy cho gia đình em rất nhiều sức khỏe để làm việc và học tập

Bình luận (0)
TH
19 tháng 6 2017 lúc 13:04

Đây là phần mềm để học toán bạn không nên viết những câu không liên quan đến toán học. Đề nghị bạn xem xét lại. Những câu như vậy bạn có thể lên google tìm kiếm là được mà.

Bình luận (0)
HC
19 tháng 6 2017 lúc 13:07

nhung ma to viet roi ko duoc? ban thu vt ma xem neu duoc thi ban gui cho minh nhe!

Bình luận (0)
VT
Xem chi tiết
DK
2 tháng 2 2018 lúc 17:27

1 người làm ko thành công mà tất cả cùng hợp sức thì mới làm được

Bình luận (0)
H24
2 tháng 2 2018 lúc 17:39

môt người ko làm nổi, mấy người hợp lại thì sẽ thanh công

Bình luận (0)
NH
2 tháng 2 2018 lúc 17:51

Trong kho tàng văn học dân gian hay của cha ông ta rât phong phú, đó là những câu ca, câu thơ, câu đối, hò... và ý nghĩa lớn lao đó còn là những câu răn dạy hậu thế về đạo đức, về đối nhân xử thế, về kinh nghiệm sống... Đó là những đúc kết từ kinh nghiệm quý báu của cha ông chung ta để lại." Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" chỉ là một trong số kho tàng đó, nhưng đây lại là kinh nghiệm sống lớn lao vơi mỗi con người.

Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Xét về câu chữ và vần điệu, đó chỉ một câu thơ vần điệu hay, dễ nhớ, dường như là một cái nhìn với cảnh vật: Một cái cây lẻ loi lắm, làm sao có thể che phủ bóng mát nhiều, làm sao có được cái bóng của một khu rừng, một "non" ở đây được. Lúc đó cây sẽ sợ gió to, mưa lớn lũ lụt. Nhưng nếu có 3 cây hay nhiều hơn nữ, cái lẻ loi không còn nữa, mà luc này đã ra dáng vẻ oai vệ của một khu rừng rậm với bóng mát to, sức mạnh trước những cơn gió to, mưa lớn mà những cái cây vẫn hiên ngang, sững sững như núi, như non vậy.
Nhưng ông cha ta khôgn phải chỉ gúp hậu thế vãn cảnh, nhận xét cái cây đơn giản vậy, mà đây chỉ là ông cha ta mượng hình tượng cái cây để làm minh chứng cho sự đoàn kết tạo nên sức mạnh con người. Đó là một lời răn dạy quí báu của cha ông. với cái cây là vậy, nhưng với một con người hay một tập thể nhỏ nếu chỉ vì những lợi ích riêng của mình, của tập thể mình thì kết quả cũng chỉ là cho mình hoặc cho tập thể thôi, không lớn lao được gì cả. Khi ếkt quả chỉ cho mình và cho tập thể thì đâu có gì là lớn lao? nếu chỉ vì mình, vì lợi tập thể nhỏ thì vơi sức lực nhỏ ấy cũng không làm được gì lớn lao cả. Cũng như một cái cây sao làm nên "non" được. Nhưng một khi lợi ích vượt ra ngoài một cá nhân, vượt ra ngoài tập thể để trở thành một tập thể lớn hơn thì chính vì mục đích đó lại hướng chúng ta, tập thể nhỏ lúc đầu chung tay với nhiều người, đồng lòng đồng sức, đoàn kết cùng làm thì kết quả sẽ lớn hơn nhiều. Kết quả công việc lớn hơn nhiều. Có sức mạnh tập thể, thì ta có một sưc mạnh vĩ đại như rừng cây vượt qua mọi cơn giông tố,cuồng phong, thác lũ. Nó cũng ví như câu chuyện cổ tích kể về người cha đã răn dạy con bằng bó đũa. Từng chiếc đũa bẻ gẫy dễ dang, nhưng 2 chiếc thì phải dùng sức hơn, 3 chiếc, bốn chiếc đến 10 chiếc thì khôgn sức mạnh nào bẻ gẫy nữa. Đó là tinh thần đoàn kết.

Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước, cha ông ta cũng dựa vào sức mạnh toàn dân mà làm nên trang sử sáng ngời. Những trang sữ ấy không viết lên bởi một người mà nó được làm nên từ một dân tộc.

Tinh thần đoàn kết anh em, bè bạn, gia dình, xã hội là quý báu, là lớn lao, là sức mạnh của mỗi con người trên thế giới này. Đó chính là lời răn dạy của cha ông với chúng ta. Chúng ta càng thấy yêu quý kho tàng văn học dân gian ấy chừng nào!
 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DL
29 tháng 12 2017 lúc 20:01

gạn đục khơi trong

đi ngược về xuôi

lá lành đùm lá rách

ba chìm bảy nổi

lên voi xuống chó 

kẻ khóc người cười

sáng nắng chiều mưa

cá lớn nuốt cá bé

Bình luận (0)
NU
29 tháng 12 2017 lúc 19:59

gần mực thì đen gần đèn thì sáng

ở hiền gặp lành,ở ác gặp giữ

của ít,lòng nhiều

lá lành đùm lá rách

thức khuya dạy sớm

Bình luận (0)
CY
29 tháng 12 2017 lúc 20:09

5 câu thành ngữ, tục ngữ đó là :

- Gần mực thì đen gần đèn thì sáng.

- Ba chìm bảy nổi.

- Sáng nắng chiều mưa.

- Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.

- Lá lành đùm lá rách.

Bình luận (0)