Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6


Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
H24
21 tháng 3 2022 lúc 22:31

giúp mik vs

 

Bình luận (0)
DL
22 tháng 3 2022 lúc 6:08

Mong con người hãy biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên , muôn loài chớ vì lợi ích cá nhân của bản thân mình mà săn bắn , giết hại chúng tôi như thế nữa . Mẹ trái đất cho muôn loài sinh sống chứ đâu phải con người các ngươi làm chủ . Sống cướp đất còn tự cho mình thống trị muôn loài . Tôi mong con người các bạn đừng như thế nữa . Rồi sẽ có một ngày , trên trái đất sẽ chỉ còn con người các bạn và không còn gì để các bạn có thể ăn uống nữa . 

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
PQ
30 tháng 1 2018 lúc 20:12

dung nghi to lam thu ho cau. day la de bai cuoc thi viet thu UPU 2018 cho tre em dung KHONG?
 

Bình luận (0)
MO
Xem chi tiết
GD

Về đoạn văn em tự viết nhé, em nên sử dụng hành văn của mình và nhờ người khác góp ý thôi. Anh sẽ gợi ý nhé, "thế giới kỳ diệu" ở đây chính là môi trường học đường, một môi trường văn minh và đầy tri thức. Tại đây học sinh là những đứa trẻ, chúng không còn chỉ ở nhà, trong sự quản thúc và chăm sóc của cha mẹ, mà chúng phải học những kĩ năng mới, làm quen với những người bạn mới, phải học cách làm việc và học tập khi không có cha mẹ cạnh bên, là nơi để trẻ em dần trưởng thành. Nơi đây sẽ mang tới rất nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm, tình cảm và sự yêu thương bởi lẽ đó mà không lí do nào mà không thể bảo đó là một "thế giới kỳ diệu" trong mắt trẻ.

Bình luận (3)
PL
Xem chi tiết
NA
8 tháng 11 2021 lúc 12:34

  Buồn thì buồn mà vui thì vui :))

Bình luận (0)
CL
8 tháng 11 2021 lúc 12:41

Tham khảo :

Mưa! Lại mùa mưa. Tôi lặng lẽ đứng ngoài lan can phòng học buồn bã nhìn những cơn mưa ồn ào đổ xuống... Vậy là tôi đã xa quê thật rồi!

Trường mới, bạn bè mới,, cuộc sống mới... càng làm cho những hình ảnh tuổi thơ lại hiện về trong tôi da diết. Sân trường kia đâu có những hàng cây nở hoa vàng rực rỡ, đâu có những trò chơi dân dã của quê tôi. Chỉ có hàng phượng già và những cây bằng lăng hết mùa hoa nở, xanh nhẫn nại trong chiều. Tất cả lạ lẫm trước tôi, làm cho tôi lẻ loi, lạc lõng. Thầy có cùng khác, giọng giảng bài nghe lạ quá! Tiếng thầy vẫn ấm, nhưng không xua tan được những bỡ ngỡ ban đầu trong tôi. Tôi chỉ thấy nhớ nhà, nhớ lớp, nhớ quê... Tất cả cứ hiện về trong tôi ập ào và da diết!

Tôi nhớ lớp nhớ lũ bạn, cùng bạn thường rủ nhau hái hoa dại ép, màu tím thủy chung của loài hoa trinh nữ khô giòn trong trang sách, có hôm tranh nhau làm từng bông vỡ vụn, tiếc ngẩn ngơ rồi lại cười giòn tan! Nhớ những ngày dong đuổi đạp xe, con đường tới trường thơm mùi cỏ ướt, tôi thường hít và thích thú trước ánh mắt tròn xoe của bọn bạn. Hình như chỉ mình tôi cảm nhận được cái mùi của ban mai ấy. Giờ con đường tôi đi, chỉ toàn bê tông vững chắc đâu còn chỗ cho cỏ nữa đâu. Bạn bè tôi chắc giờ đang nhớ tôi nhiều lắm, có khi còn khóc nữa; chúng nó ép hộ hoa cho tôi không? Có chờ tôi trở về để đi tiếp con đường tuổi nhỏ, để dệt những buổi chiều chăn trâu, cắt cỏ, cỏ may cứa vào chân ran rát. Tan chiều, thường ngồi lại gỡ cỏ cho nhau, rồi chọc nhau cười vang cả đồng quê. Tôi nhớ dòng sông nhỏ cạnh nhà tôi, nơi tôi và em gái thường thả thuyền tre, và tin thuyền sẽ trôi ra biển. Xa tôi rồi, em tôi có còn thả nữa, hay sẽ viết thư vào lá, thả xuống dòng nước trong: Lá thư cầu nguyện! Em cầu nguyện cho tôi bình yên nơi phố phường xa lạ, để sớm trở về thăm em và chơi cùng kể cho em nghe về vùng đất mới, về bạn mới, trường mới...

Những bờ hoa dại trắng nơi tôi và em thường dắt nhau ra hái bây giờ có nờ nữa không? Bây giờ chĩ mình em ngồi bên bàn học, chẳng có ai la rầy em nữa, chẳng có ai giúp em giải những bài tập khó, em có buồn không! Ôi, những buổi chiều, được cùng em mang diều chạy trên bờ đê lộng gió. Sao vui đến thế? Bây giờ ai giúp em thả vầng trăng xanh ấy mỗi chiều? Em có tự làm không?

Bạn bè tôi giờ ra sao? Tôi nhớ tiếng cười, nhớ giọng nói, ánh mắt của từng đứa. Nhớ cả những giờ phút chia tay, bạn bè chúc nhau thi đậu. Vậy mà nay không còn đi chung trên con đường tới lớp, không được học chung dưới một mái trường. Mười lăm tuổi đầu, tôi khăn gói lên đường, xa tất cả để đến một Thành phố lạ. Đã bắt đầu một cuộc sống phải lo toan. Chiều tan học, tôi một mình lang thang đạp xe trên phố. Mưa tầm tã suốt những ngày qua, tiếng ồn ào không đủ làm cho thành phố bớt ưu tư, lòng tôi trĩu nặng. Mưa hắt vào mặt ran rát, buồn đến phát khóc. Nhớ bố mẹ, nhớ bà, và nhớ em quá đỗi! Chiều nay, không có Mai, có Hồng đạp xe bên tôi nữa, không được bỏ áo mưa ra để tắm trọn một đường mưa. Bây giờ, lỡ xe tôi hư hỏng, ai sẽ vác giùm tôi như Hồng? Lỡ tôi khóc, ai dỗ tôi như Mai? Không ai cả, chi mình tôi đi trong chiều giá lạnh. Tôi cũng không được xà vào bếp với bà, để được bà xoa dầu âu yếm, không được mẹ vồn vã, lo lắng đưa cho chiếc khăn lau những giọt nước mưa đọng trên mặt, không được tắm nồi nước lá thơm bà nấu nữa, bữa cơm chiều cũng vắng tôi, cả nhà sẽ nhắc tôi thật nhiều hay mẹ lại khóc? Em chẳng còn ai tranh ti vi nữa, mẹ cũng không phải làm trọng tài phân xử. Tôi đi rồi, mọi thứ cũng đổi thay...

Chiều nay tôi không được trốn mẹ ra bờ sông đứng nhìn cánh đồng quê lênh láng nước; nhưng tôi vẫn biết, lúa quê mình đã chìm dưới biển nước mất rồi. Thương những bác nông dân cần cù, chăm chỉ để đến ngày này lũ lụt ùa về mất trắng một mùa vui. Chiều nay, nước lên đến ngõ nhà tôi chưa? Mẹ có ngồi bần thần bên cửa nữa? Mất mùa rồi... lại tháng ba ám ảnh. Mắt bố đầy âu lo.

Mưa ơi! Chiều nay không được trùm chăn chờ bố đi giăng lưới về nữa. Những con cá vẫn quẫy một vùng ký ức của tôi, ký ức có tiếng cười của bố lẫn vào mưa, có dáng bà lưng còng bên bếp lửa, khói chiều nghiêng trên mái bếp bình yên. Không được hái cho bà những lá trầu vàng rộm nữa, vườn trầu mưa này có run rẩy tàn đi? Thành phố ơi, sao lạ nhiều đến vậy, mưa thật nhiều và chỉ có mình tôi.

Con đường tôi đi, xe cộ tấp nập qua, hối hả quá, và cũng vô tình quá! Tôi chạnh lòng thấy bác xe ôm, lặng lẽ đứng chờ khách dưới mưa. Giờ này ai cũng được trở về sum họp với gia đình, mà bác như cây cột đến nhẫn nại bám trụ các ngả đường dù nắng, dù mưa, dù ngày hay tối. Tôi lại nhớ bố, nhớ những đêm bố đi gác, căn nhà như trống trải hơn, tôi thường nằm thấp thỏm, chỉ chờ tiếng bước chân nặng nề quen thuộc bước vào nhà, tôi mới bình yên chìm vào giấc ngủ. Giờ này, các cô, các bác bán hàng rong cũng vội vã đi về trên những vỉa hè. Nhìn đế dép mòn vẹt tôi tự hỏi những bàn chân này đã đi không biết bao nhiêu nẻo đường, qua bao nhiêu con phố, qua bao nhiêu ngày đòn gánh trên vai? Tôi lại nhớ bờ vai của mẹ, của bà, cái bờ vai suốt một đời gồng gánh, giờ đã thành chai. Bờ vai ấy đã cho tôi những giấc ngủ bình yên, cho tôi sự chở che lúc vui, buồn trẻ dại. Tôi thấy lòng nhẹ hơn, khi bên mình không có người thân bè bạn, nhưng vẫn có những con người tôi rất đỗi tin yêu. Tôi thấy được hình ảnh bố mẹ tôi trong hình dáng những con người lao động nơi này; thấy như được đồng cảm, sẻ chia. Xa nhà rồi, không còn được bà, bố mẹ cưng chiều chăm bẫm mới hiểu được tình yêu thương vô hạn mà mình được đón nhận, mới thấm thìa nỗi vất vả, khó khăn của gia đình. Mới thấy mình còn bé nhỏ biết bao nhiêu.

Mải miên man trong suy nghĩ, chợt thấy tiếng cười quen quen của ai đó cất lên. Tôi giật, mình ngoái lại, các bạn trường tôi đang cười nói vui vẻ, hồn nhiên, tiếng cười sao thân thương quá! Tôi bỗng thèm khát sự vô tư kia, thèm được nô đùa, thèm được cùng nhau đi dạo dưới sân trường, chia sẻ cho nhau nỗi nhớ quê nhà. Tôi nhớ lại lớp mới của tôi, chỉ vẻn vẹn ba mươi đứa con gái, nhiều khi nhìn nhau còn lúng túng. Nhưng có những nhóm bạn đã hòa nhập thân quen, trò chuyện rôm rả làm rộn lớp học buổi chiều. Sao tôi lại chưa làm điều đó, tất cả cũng đều như tôi mới từ giã mái trường cấp hai quê nhà đầy kỉ niệm, sao không cười với nhau và hỏi thăm nhau, tâm sự cùng nhau? Tôi muốn ùa nhanh vào lớp, để hỏi thăm từng bạn, kết thân và góp một tiếng cười vào không khí lớp. Nhưng chiều sắp tàn rồi, tôi phải về, chú dì đang chờ tôi, phố núi đang chờ tôi. Nhất định ngày mai tôi sẽ trò chuyện cùng các bạn, không đứng ngoài lan can một mình nữa! Tôi thấy bà, bố mẹ hình như đang cười với tôi:... xa nhà nhưng tôi vẫn thấy như lúc nào mọi người cũng ở bên tôi, ai cũng muốn tôi vui, tôi hòa nhập nhanh vào cuộc sống mới.

Ùa nhanh ra sân, những giọt mưa vẫn còn nặng, bong bóng vỡ đều trên nền xi măng trắng xóa. Bà ơi, bố mẹ ơi con sẽ tập trưởng thành.

Bình luận (1)
NA
8 tháng 11 2021 lúc 12:55

TK :

   Trường em vừa tổ chức cho học sinh đi trại hè vào chủ nhật . Hôm đấy em dậy từ rất sớm,chuẩn bị đồ . Ăn uống xong , mẹ chở em đến trường để lên xe cùng các bạn . Em rất háo hức cho chuyến đi này . 

( Còn cảm nghĩ thì em tự viết nhé hehe ;))

Bình luận (0)
DQ
Xem chi tiết
TT
19 tháng 4 2018 lúc 19:16

Đại Thắng Minh hoàng hậu (chữ Hán: 大勝明皇后; ? - 1000), dã sử xưng gọiDương Vân Nga (楊雲娥), là Hoàng hậucủa 2 vị Hoàng đế thời kỳ đầu lập quốc trong Lịch sử Việt Nam là Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê.

Đại Thắng Minh Hoàng Hậu
大勝明皇后
Hoàng hậu Đại Cồ Việt
Dương Vân Nga.JPG

Tượng Dương hậu trong đền Lê Đại Hànhở Hoa Lư

Hoàng thái hậu nhà Đinh
Tại vị979 - 981
Đồng nhiếp chínhPhó vương Lê Hoàn
Hoàng hậu nhà Tiền Lê
Tại vị981 - 1000
Thông tin chung
Phu quânĐinh Tiên Hoàng
Lê Đại Hành
Hậu duệĐinh Phế Đế
Lê Thị Phất Ngân
Tên húyKhông rõ
Dã sử xưng Dương Vân Nga (楊雲娥)
Tước hiệuHoàng thái hậu
Hoàng hậu
Tước vịĐại Thắng Minh hoàng hậu
大勝明皇后
Thân phụKhông rõ
Xem văn bản
Sinh?
Ái Châu, Việt Nam
Mất1000
Hoa Lư, Việt Nam

Khi người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn lên kế vị còn nhỏ tuổi, bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính. Trong tình thế khó khăn của Hoàng vị con trai mình, bà đã chủ động nhường Hoàng vị cho Phó vương Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn, trở thành Minh Càn Quảng Hiếu hoàng đế lập ra nhà Tiền Lê. Sau khi đoạt được Hoàng vị, Lê Đế lập Dương thị làm một trong cácHoàng hậu của ông, tôn hiệu là Đại Thắng Minh hoàng hậu.

Vì là một người đàn bà quyền lực của 2 triều đại quan trọng, sử sách thường gọi bà với cái tên trang trọng là Dương hậu(楊后) hay Dương thái hậu (楊太后). Hiện nay, trong các đền thờ, tên đường và các tác phẩm văn học nghệ thuật, người Việt gọi bà là Thái hậu Dương Vân Nga (太后楊雲娥) hay Lưỡng triều hoàng hậu Dương Vân Nga (兩朝皇后楊雲娥).

Bà là bà ngoại của hoàng đế Lý Thái Tông sau này. Năm bà mất cũng là nămLý Phật Mã (Tên thật Lý Thái Tông) sinh ra.

Bình luận (0)
TT
19 tháng 4 2018 lúc 19:18
Đại Thắng Minh Hoàng Hậu
大勝明皇后
Hoàng hậu Đại Cồ Việt
Dương Vân Nga.JPG
Bình luận (0)
KH
Xem chi tiết
H24

Sau khi gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, đứng trước nấm mồ người bạn hàng xóm của mình, thì tôi ân hận lắm, chỉ ước một điều là giá như thời gian quay ngược trở lại, tôi sẽ không trêu chị Cốc nữa để bây giờ Dế Choắt chẳng phải ra nông nỗi. Từ đáy lòng tôi ngỗn ngang bao nhiêu suy nghĩ. Nhìn Choắt im lìm trong nấm mồ ấy, tôi cảm thấy có lỗi tột cùng. Tất thảy mọi tội lỗi đều ra tôi gây ra nhưng cuối cùng Choắt lại là người hứng chịu trong khi cậu ta vô tội. Tôi tự trách mình là thằng hèn nhát, không dũng cảm nhận tội trước mặt chị Cốc biết đâu chị lại có thể tha cho. Nhưng khi tôi nhận ra thì đã quá muộn màng. Dẫu tôi có làm gì đi nữa thì cũng không thể thay đổi được quá khứ, được tội lỗi của tôi. Người bạn ốm yếu của tôi đã nằm sâu trong lòng đất. Tôi quỳ xuống, gục mặt xuống nấm mồ của bạn mình mà khóc, nước mắt tuôn ra như suối, chỉ vì một phút ngông cuồng đã khiến cho Choắt mãi mãi không còn trên đời này. Tôi đã rút ra bài học cho bản thân : ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân. Rồi tôi hướng mắt lên bầu trời trong xanh, không một gợn mây, hình dung lại Dế Choắt có dáng người dài lêu nghêu và nhủ : "Hãy tha thứ cho Mèn ! Mèn từ giờ hứa sẽ luôn hòa nhã với làng xóm làng mình". Tôi ra vẻ đầy nghị lực quyết tâm thực hiện lời nói đó với mong ước người bạn ấy sẽ an tâm yên nghỉ chốn thiên đàng. Vĩnh biệt cậu, Choắt...

Bình luận (0)
PQ
Xem chi tiết
H24
22 tháng 10 2017 lúc 12:08

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. 

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua. 

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã. 

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”. 

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” 

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

Bình luận (0)
PQ
22 tháng 10 2017 lúc 12:33

Cảm ơn nha !!!

Bình luận (0)
H24
22 tháng 10 2017 lúc 20:12

Ko có j đâu Phạm Minh Quân ! ^-^

Bình luận (0)
CD
Xem chi tiết

Mở bài

Giới thiệu về ý nghĩa của loài hoa hồng: Hoa hồng là loài hoa biểu tượng cho tình yêu thương, là sự bắt đầu cho những điều mới mẻ. Vì vậy mà em rất thích loài hoa này.

Thân bài

- Cảm nghĩ hình dáng của loài hoa hồng: Là một loài cây có nhiều gai góc nhưng bông hoa đẹp rực rỡ

+ Toàn thân cây hoa hồng có vô số gai nhọn như thể nhắn gửi để cảm nhận được sự điều tốt đẹp nhất thì cần phải trải qua những khó khăn mới nhận ra được.

+ Những chiếc lá với 2 màu sắc khác cùng với những lưỡi cưa xếp chung quanh như làm bông hoa nổi bật hơn.

+ Loài hoa hồng khi trổ bông mới rực rỡ làm sao, chúng hé nở những nụ hoa trông như ngọn lửa thắp sáng cả khu vực xung quanh. Cho đến khi búp hoa nở ra trông thật đẹp. Ôi! những cánh hoa hồng mới đẹp làm sao! Những cánh hoa đỏ thắm như những giọt máu.

- Cảm nghĩ về ý nghĩa của loài hoa hồng: Hoa hồng ngày nay được trồng trên khắp thế giới, con người đã tạo ra vô số loài hồng khác nhau, mỗi loài mang 1 màu sắc ý nghĩa của chúng.

Ví dụ như, màu đỏ của tình yêu, màu vàng của.... màu xanh tương trưng cho..…

- Cảm nghĩ về việc trồng và chăm sóc loài hoa hồng: Hoa hồng khá dễ trồng, chỉ cần chăm chỉ tưới nước và bón phân, sau 1 thời gian chúng sẽ nở những nụ hoa đẹp nhất, sau khi hoa tàn thì chỉ cần tỉa cành đó đi thì cây hoa sẽ mọc thêm nhiều cành hoa mới.

Kết bài

- Tổng kết cảm nghĩ về loài hoa hồng: Em rất thích loài hoa hồng vì nó là tình yêu thương. Em muốn tất cả mọi người đều có thể gửi cho nhau những cành hoa hồng đỏ thắm.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TT
Xem chi tiết
TT
27 tháng 10 2021 lúc 10:51

các bạn ráng giúp mình trước tuần 11 nha gianroi mình xin luôn á !!!!!khocroi

Bình luận (0)