Những câu hỏi liên quan
PL
Xem chi tiết
H24
30 tháng 10 2020 lúc 23:03

                                                                                            Bài làm :

         Châu Á là 1 châu lục đa tôn giáo trên thế giới nhưng tôn giáo gây cho em nhiều ấn tượng nhất là Phật Giáo . Phật giáo là 1 trong những tôn giáo chính của Việt Nam .Theo Phật Giáo , con người sau khi chết sẽ được luân hồi . Nếu khi còn sống gây ra nhiều tội thì khi chết sẽ phải xuống địa ngục nhận sự hình phạt thích đáng . Ngược lại nếu khi sống không có tội lỗi gì thì sẽ được lên thiên đàng cùng với Phật Tổ còn nếu như khi còn sống phạm ít tội lỗi thì sẽ được luân hồi làm người , phạm tội nặng thì sẽ được luân hồi làm vật để hối cải . Từ đó chúng ta có thể thấy được khi trình độ khoa học kĩ thuật chưa phát triển con người rất là mê tín tin vào những truyền thuyết và tôn giáo .

( Cô giáo nói thế trong giờ Địa (: )

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PL
30 tháng 10 2020 lúc 23:45

đây là môn địa nhé mn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DN
Xem chi tiết
ND
22 tháng 6 2019 lúc 4:42

1. Mở đoạn

- Vở kịch Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, quản lí lề lối hoạt động của xí nghiệp Thắng Lợi nói riêng và các xí nghiệp khác nói chung của đất nước ta những năm đầu thập niên 80 của thể kỉ XX.

2. Thân đoạn

- Vấn đề vở kịch Tôi và chúng ta đặt ra là: Không thể cứ khư khư giữ lấy nguyên tắc cơ chế đã trở thành cứng nhắc, lạc hậu mà phải mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chức, quản lí thúc đẩy sản xuất phát triển đừng chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn, coi trọng hiệu quả thiết thực của công việc.

- Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái ”chung” được tạo thành từ những cái “tôi” cụ thể. Vì thế cần quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống, quyền lợi của mỗi cá nhân con người.

3. Kết đoạn

- Vở kịch Tôi và chúng ta phản ánh tình hình đất nước ta những năm lúc bấy giờ có ý nghĩa thực tiễn thật lớn lao. Nó là vấn đề cấp thiết từ đời sống thực tiễn, thực tế xã hội có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển chung của đất nước.

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
27 tháng 9 2021 lúc 10:31

Tham khảo:

Câu 2:

 - Các kiểu khí hậu gió mùa châu Á :

          + Kiểu khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á

          + Kiểu khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á

          + Đặc điểm:

 - Mùa đông gió từ nội địa thổi ra lạnh, khô và mưa không đáng kể  

 - Mùa hạ gió tù đại dương thổi vào lục địa thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều            

 - Các khí hậu lục địa:

         + Phân bố vùng nội địa: Ôn đới lục địa, Cận nhiệt lục địa

           Phân bố ở khu vực Tây Nam Á: Nhiệt đới khô  

       + Đặc điểm:

 - Mùa đông khô và lanh

 - Mùa hạ khô và nóng                 

* Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa...

Bình luận (0)
LC
Xem chi tiết
H24
25 tháng 5 2021 lúc 8:03

Lời nói tuy vô hình nhưng lại có tác động to lớn đối với chúng ta. Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói tạo thành một ý hoặc một văn bản hoàn chỉnh nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó. Trong lời nói, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa còn có thái độ giao tiếp và hàm ý của người nói. Nó không chỉ là một phương tiện giao tiếp, biểu lộ tâm tư, tình cảm mà còn là một phương tiện hữu hiệu để thực hiện các mục đích khác trong cuộc sống này. Trước hết, lời nói là một phương tiện giao tiếp không thể thay thế được của con người. Chính khả năng biểu đạt tư duy bằng lời nói định sự khác biệt của con người và các loài vật khác. Lời nói có sức mạnh gắn kết con người lại với nhau. Những lời nói tốt đẹp chẳng khác gì phép màu khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, được động viên mà vui vẻ. Một lời nói đúng đắn có thể xua đi căng thẳng, hàn gắn được vết thương ở trong lòng. Khi người khác buồn phiền, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ vui lên, vơi bớt nỗi buồn đau. Đôi khi ta cũng buộc phải nói dối. Dẫu biết rằng nói dối là xấu, đi ngược lại với đạo đức và chuẩn mực làm người. Nhưng, trong một hoàn cảnh nào đó, ta phải buộc lòng nói dối để bảo vệ chân lí, bảo vệ con người. Lời nói vô hình nhưng sắc như dao nhọn và độc hơn rắn rết. Những lợi ích nó mang lại là hết sức lớn lao và những tổn thương của nó cũng rất khủng khiếp, không thể lường trước hết được. Lời nói không tử tế có thể gây ra những vết thương lớn, không thể nào hàn gắn nổi. Bởi thế, hãy cẩn thận với những gì mình nói. Trong thực tại, có nhiều người lợi dụng những lời nó ngọt ngào, dễ nghe để thực che đậy bản chất xấu xa của mình hay cố tình dùng lời lẽ thô bỉ để sỉ nhục, gây tổn thương cho người khác. Những kẻ như thế thật đáng lên án. Như vậy, ta có thể thấy rằng, sức mạnh của lời nói vô cùng to lớn và hơn hết “Lời nói có sức mạnh kì diệu trong cuộc sống của con người”. 

Bình luận (0)
MD
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
H24
16 tháng 3 2021 lúc 15:39

Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người. Tiếng tu hú đã mang lại mạch sống của cây cối, mọi cảnh vật dường như đang ở trong thế động, lúa đang chín và trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, cái động của cảnh vật chính là tài của nhà thơ, gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống và yêu cuộc đời của tác giả. Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.

Bình luận (0)
MN
16 tháng 3 2021 lúc 15:41

Tham khảo nha em:

Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui. Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế... Một tiếng chim thôi cũng gợi trong tâm tưởng nhà thơ cả một trời thương nhớ về những mùa hè nồng nàn của quê hương. Những âm thanh rạo rực và hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa hè nối nhau hiện lên trong tâm trí của tác giả. Phải yêu thương quê hương đến độ nào tác giả mới có thể đưa ra được những cảm nhận như vậy . Đó chỉ là một chút cảm xúc có trong nhất thời hay là tình cảm đúc kết từ quãng thời gian gắn bó đầy sâu nặng? Đó là cảm xúc đã chín muồi của con người  tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương thì mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế!

 
Bình luận (0)
LA
Xem chi tiết
NA
24 tháng 10 2021 lúc 22:30

Bạn tham khảo nha:

- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

- Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.

+ Bắc Á: Nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn.

+ Đông Á, Đông Nam Á: Sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

+ Tây Nam Á và Trung Á: Do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn.

- Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á:

giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Các sông lớn: Lê-na, I-ê-nit-xây, Ô-bi, A-mua, Ấn, Hằng, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ti-gro, Ơ-phrat

Bình luận (0)
NK
Xem chi tiết
H24
4 tháng 9 2021 lúc 13:32

tham khảo:

+ Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển và đại dương nào ?

+ Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào ?

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước: 

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: 

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...

Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

Bình luận (0)
H24
4 tháng 9 2021 lúc 13:33

tham khảo:

 Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại

 

- Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi- bia) nơi có khí hậu ôn đới.

 

- Rừng cận nhiệt ẩm ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á.

 

- Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.

 

* Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu:

 

- Tương ứng kiểu khí hậu ôn đới lục địa có rừng lá kim ở Bắc Á -

 

Tương ứng kiểu khí hậu cận nhiêt gió mùa có rừng cận nhiệt ẩm ở Đông Á

 

- Tương ứng khậu nhiệt đới gió mùa có rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á

 

- Tương ứng kiểu khí hậu núi cao có cảnh quan núi cao

Bình luận (0)
MH
4 tháng 9 2021 lúc 13:33

tham khảo:

+ Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển và đại dương nào ?

+ Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào ?

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước: 

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: 

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...

Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

Bình luận (2)
ND
Xem chi tiết
TN
15 tháng 12 2022 lúc 21:23

cho Việt NAM BÚ LIẾM

Bình luận (0)