Viết đoạn văn ngắn phân tích các câu thơ sau
Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau:
" Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng"
Viết một đoạn văn ngắn để phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ
Trong câu thơ trên, nhà thơ Minh Huệ đã sử dụng biện pháp so sánh không ngang bằng rất thành công. Bóng Bác Hồ được so sánh với “ngọn lửa hồng”. Và kết quả cùa phép so sánh thật thú vị: “Bóng Bác cao lồng lộng” - “ấm hơn” - “ngọn lửa hồng”. Nhờ phép so sánh đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho những người chiến sĩ, những người dân công thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như đang bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày tháng chiến đấu gian nan, vất vả
nhớ cho mình nha
Viết đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch khoảng 12 câu phân tích khổ thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và một câu cảm thán (Gạch chân và chú thích)
Viết một đoạn văn ngắn phân tích hiệu quả của câu hỏi tu từ trong đoạn thơ sau :
"Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?"
Bài 1: Viết một đoạn văn ngắn phân tích hiệu quả của các phép tu từ có trong hai câu thơ sau:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
(Tế Hanh, trích “Quê hương”)
Bài 2: Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Các anh đứng như tượng đài quyết tử
Thêm một lần Tổ Quốc được sinh ra
Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt
Đang bồn chồn thao thức phía Trường Sa
Khi hi sinh ở đảo Gạc Ma
Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ Quốc được sinh ra.
(Nguyễn Việt Chiến, trích “Tổ quốc ở Trường Sa”)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Các anh đứng như tượng đài quyết tử”
Câu 3: Câu thơ “Để một lần Tổ Quốc được sinh ra” gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 4: Từ đoạn ngữ liệu trên, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về Tình yêu biển đảo Việt Nam. Trong đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn.
Tham khảo:
Bài 1:
- Ẩn dụ : nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền...
- Nhân hoá : chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ.
Bài 2:
Câu 1:
PTBD: biểu cảm
Câu 2:Phép tu từ so sánh thể hiện sự dũng cảm, kiên cường, quyết chiến với kẻ thù của những người chiến sĩ trong nhiệm vụ bảo vệ đảo quê hương.
Câu 3:Hai từ láy thể hiện rõ tâm trạng lo lắng, sẻ chia, yêu thương của những Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt dành cho Trường Sa.
Câu 4:
Nguồn:Hoidap247
Vấn đề giữ gìn biển đảo của nước ta thực sự là một vấn đề nhạy cảm mang tính chất chính trị dân tộc sâu sắc. Vì sao lại vậy? Theo như thời sự báo đài đưa tin, Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của Việt Nam: kẻ đường lưỡi bò, đặt giàn khoan tùy tiện hay đưa tàu thuyền vào biển VN. Dưới nỗ lực đàm phán và giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phía VN đã yêu cầu TQ chấm dứt các hành động như vậy vì nó là vi phạm công ước quốc tế. Về phía nhân dân, cả nước VN chung lòng thống nhất hướng về biển đảo, hướng về với lòng biết ơn những người lính hải đảo đang hy sinh thầm lặng từng ngày bảo vệ chủ quyền đất nước. Họ chính là những người lính hải đảo với tình yêu biển đảo, yêu dân tộc sâu sắc của mình mà hy sinh hạnh phúc cá nhân, sống xa vợ con để mà cống hiến cho quê hương, giữ gìn từng tấc biển của dân tộc. Tình yêu đối với biển đảo của người dân VN đâu chỉ có thế, mà nó còn được thể hiện qua việc làm thiết thực hướng tới biển đảo của người dân. Đầu tiên, ta có thể nhận thấy rằng, các bạn trẻ thanh thiếu niên đã nhận thức được trách nhiệm và lòng tự hào dân tộc của mình khi chủ quyền đất nước bị xâm lăng. Trong nhận thức của những người trẻ, mỗi cá nhân đều cần nhận thức được tình yêu của mình đối với tổ quốc và hành động xâm lăng của Trung Quốc nói riêng và các nước khác nói chung là không thể chấp nhận được. Đó là sự chuyển biến trong nhận thức rất đáng kể. Thứ hai, các bạn thanh thiếu niên, người dân cả nước tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của địa phương, của các tổ chức đoàn thể uy tín để ca ngợi công ơn của các chiến sỹ hải đảo. Tuy nhiên, có 1 bộ phận nhỏ những bạn trẻ hay người dân thiếu hiểu biết nên bị các đối tượng xấu kích động, xúi giục đi biểu tình hoặc gây nên bạo loạn ở 1 số vùng vì đây là vấn đề nhạy cảm. Theo em, đối với vấn đề biển đảo VN, người dân đặc biệt là các bạn trẻ cần có tinh thần cảnh giác trước các đối tượng xấu lợi dụng kẽ hở chính trị của VN mà phản động, người dân cần đoàn kết chung lòng yêu nước bằng tinh thần sáng suốt, trong sạch. Đồng thời, nhà nước cũng luôn cần các chính sách vận động, tuyên truyền người dân về biển đảo để tình yêu biển đảo được thấm nhuần trong mỗi người dân, để tình yêu ấy luôn được trong sáng và mãnh liệt nhất.
Câu nghi vấn: in đậmviết 1 đoạn văn ngắn khoảng 8 câu phân tích 1 hình ảnh thơ (1 câu,khổ)yêu thích trong tác phẩm: Khi con tu hú
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu theo cách tổng phân hợp phân tích bài thơ ngắm trăng sử dụng 1 câu hỏi tu từ và 1 trợ từ
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu, phân tích để làm rõ giá trị của các điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Mùa xuân người cầm súng.
Lộc giắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng.
Lộc trải dài nương mạ.
Tất cả như hối hả.
Tất cả như xôn xao.
- Chỉ rõ các điệp ngữ trong đoạn là: mùa xuân, lộc, tất cả.
- Vị trí điệp ngữ: đầu câu.
- Cách điệp ngữ: cách nhau.
- Tác dụng: tạo nhịp điệu cho câu thơ, các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn trong câu thơ như nốt nhấn trong bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, tấp nập của bức tranh đất nước lao động, chiến đấu.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Viết đoạn văn ngắn theo phương pháp diễn dịch phân tích biểu tượng cao đẹp nhất của tình đồng chí thông qua 3 câu thơ cuối bài.
Nếu những câu thơ đầu tiên của Chính Hữu thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí tới những biểu hiện cảm động nghĩa tình của những người lính dành cho nhau thì ba câu thơ cuối chính là nhãn tự của cả bài, có sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn thể hiện biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí. Giữa khung cảnh lạnh lẽ, hoang vu của núi rừng Tây Bắc, những người lính đứng kề cạnh bên nhau xua đi cái lạnh nơi rừng thiêng nước độc. Chính nơi đó, ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh, thì những người lính càng trở nên mạnh mẽ, đoàn kết. Họ sát cánh bên nhau chủ động chờ giặc tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Hình ảnh cuối bài tỏa sáng với sự hòa kết hình ảnh súng - hình ảnh của khói lửa chiến tranh kết hợp với hình ảnh ánh trăng trong mát, thanh bình nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc. Chỉ với ba câu thơ xúc động, chân thực nhưng cũng giàu sự lãng mạn, bức tranh về tình đồng chí của người lính là biểu tượng giàu chất thơ nhất hiện lên thật cao đẹp, ngời sáng.
. Viết đoạn văn ngắn từ 6- 8 câu phân tích tác dụng của điệp ngữ được sử dụng trong hai câu cuối bài thơ. Đoạn văn có sử dụng một cặp từ đồng nghĩa. (gạch chân, chú thích
câu thơ cuối của bài nào thế
viết đoạn văn ngắn 10-12 câu theo lối diễn dịch phân tích những biểu hiện tình đồng chí trong đoạn thơ trên (trong đó có sử dụng phép nối )