Những câu hỏi liên quan
HB
Xem chi tiết
NH
6 tháng 8 2018 lúc 5:41

- Chỉ bao gồm 1 - 2 xí nghiệp đơn lẻ.

- Các xí nghiệp này thường được phân bố gần nguồn nguyên, nhiên liệu hoặc trung tâm tiêu thụ.

- Giữa chúng không có mối liên hệ về sản xuất.

Bình luận (0)
NQ
Xem chi tiết
NK
3 tháng 2 2021 lúc 10:47

Tên, quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ

- Tp Hồ Chí Minh : rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện kim, dệt, may, hóa chất, phân  bón, đóng tàu, sản xuất oto, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng

- Biên Hòa ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo

- Thủ Dầu Một ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy, xenlulo

- Vũng Tàu ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng

Bình luận (1)
HB
Xem chi tiết
NH
2 tháng 8 2018 lúc 11:32

Gợi ý làm bài

a) Công nghiệp điện

- Công nghiệp điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỷ điện.

- Sản lượng điện ngày càng tăng và đạt 64,7 tỉ kWh (năm 2007).

- Các nhà máy thuỷ điện lớn: Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,...

- Các nhà máy nhiệt điện lớn: Phú Mỹ, Phả Lại, Cà Mau,...

b) Sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta

- Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điểm chung là phân bố gần hoặc ở nơi có nguồn năng lượng.

- Các nhà máy nhiệt điện lớn ở phía bắc (Phả Lại, Uông Bí, Na Dương,...) phân bố ở khu Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng, gần vùng than Quảng Ninh.

- Các nhà máy nhiệt điện lớn phía nam (Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau,...) phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông cửu Long, gần nguồn nhiên liệu dầu khí ở thềm lục địa.

- Các nhà máy thuỷ điện phân bố gắn với các hệ thống sông: Trung du và miền núi Bắc Bộ (hệ thống sông Hồng), Tây Nguyên (sông Xê Xan, sông Xrêpôk, sông Đồng Nai), Đông Nam Bộ (hệ thống sông Đồng Nai).

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
MP
15 tháng 8 2023 lúc 9:50

tham khảo

- Môi trường biển, đảo nước ta:

+ Chất lượng nước trong môi trường biển và chất lượng môi trường trầm tích biển của nước ta còn khá tốt. Ở một số nơi nuôi trồng thuỷ sản, đầm, vịnh, cửa sông ven biển có tình trạng ô nhiễm nhưng không thường xuyên.

+ Gần đây, diện tích rừng ngập mặn đang được phục hồi và tăng lên nhưng các hệ sinh thái biển (rạn san hô, cỏ biển,..) có xu hướng suy thoái ở một số nơi.

- Tài nguyên môi trường biển, đảo:

+ Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn loài hải sản, trong đó khoảng hơn 100 loài có giá trị kinh tế cao.

+ Tài nguyên khoáng sản ở vùng biển, đảo nước ta phong phú. Nhiều khoáng sản có giá trị và trữ lượng lớn như dầu mỏ, khí tự nhiên, titan, cát trắng, muối biển,..

+ Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, nhiều cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái biển, đảo,... thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Bình luận (0)
ND
15 tháng 8 2023 lúc 9:50

Tham khảo

Nhìn chung, chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt, hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.Các hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô.Tài nguyên vùng biển, đảo nước ta có tiềm năng rất lớn với hàng nghìn loài hải sản, trong đó có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao; Tài nguyên khoáng sản cũng vô cùng phong phú với trữ lượng lớn dầu mỏ, khí tự nhiên, titan, cát trắng, muối biển,...; Bờ biển dài với nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp,...Tuy nhiên, chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái: lượng rác thải, chất thải trên biển tăng, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái (nhất là rạn san hô, cỏ biển,...) bị suy thoái,...
Bình luận (0)
47
Xem chi tiết
H24
27 tháng 11 2021 lúc 15:31

Tham khảo:

-Lý Thái Tổ chọn Đại La làm kinh đô vì đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không ngập vì lũ lụt, muôn vật tốt tươi phong phú.

-Nếu di dời kinh đô ra vùng đất rộng lớn và màu mỡ này thì con cháu đời sau sẽ xây dựng được cuộc sống âm no hơn.

Bình luận (0)
HN
27 tháng 11 2021 lúc 18:18

Vì Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
14 tháng 8 2023 lúc 22:31

Tham khảo
1.

Loại khoáng sản

Tên một số mỏ khoáng sản chính

Nơi phân bố

Than đá

- Cẩm Phả, Hạ Long

- Sơn Dương

- Quỳnh Nhai

- Nông Sơn

- Quảng Ninh

- Tuyên Quang

- Sơn La

- Quảng Ngãi

Dầu mỏ

- Rồng; Bạch Hổ; Rạng Đông; Hồng Ngọc,…

- Thềm lục địa phía Nam

Khí tự nhiên

- Tiền Hải

- Thái Bình

Bô-xit

- Đăk Nông, Di Linh

- Tây Nguyên

Sắt

- Tùng Bá

- Trấn Yên

- Trại Cau

- Hà Giang

- Yên Bái

- Thái Nguyên

A-pa-tit

- Lào Cai

- Lào Cai

Đá vôi xi măng

- Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá

- Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá

Titan

- Kỳ Anh

- Phú Vàng

- Quy Nhơn

- Nghệ An

- Huế

- Bình Định


2.

* Nhận xét chung:

- Các mỏ khoáng sản nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...

- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,...

* Sự phân bố cụ thể của một số khoáng sản:

- Than đá: Nước ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.

- Dầu mỏ và khí tự nhiên: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là:

Bể trầm tích phía Đông Đồng bằng sông Hồng.

+ Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng.

+ Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo.

+ Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long.

+ Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.

- Bô-xít: phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,…), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,…).

- Sắt: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang,..) và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).

- Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)

- Đá vôi xi măng: phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Titan: phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.

 

Bình luận (0)
PL
Xem chi tiết
LY
3 tháng 9 2017 lúc 10:34

mik ko biet humBài 1 : Sơ lược về môn lịch sử

Bình luận (0)
LY
3 tháng 9 2017 lúc 10:34

bucminh

Bình luận (0)
DT
19 tháng 9 2017 lúc 20:59

Các quốc gia cổ đại tôi đã được học trong chương trình Sách giáo khoa được chia làm hai nhóm gồm:

- Bốn quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà. Ấn Độ, Trung Quốc


- Hai quốc gia cổ đại phương tây là Hi Lạp, La Mã

Và........ những so sánh bắt đầu


A.Kinh tế


Các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây có sự giống và khác nhau về các đặc điểm kinh tế. Sau đây là một số điểm giống nhau giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các quốc gia cổ đại phương tây.

- Kinh tế của họ phát triển đến thời cổ đại đều đã kinh qua nền sản xuất nguyên thuỷ, công xã thị tộc. Hay nói cách khác sự tan rã của nền kinh tế nguyên thuỷ là tiền đề để hình thành nền kinh tế cổ đại ở cả các quốc gia phương đông và phương tây.Vì đều trải qua nền sản xuất nguyên thuỷ nên họ đều có những điểm giống nhau, đều trải qua mô hình sản xuất công xã thị tộc, công xã nông thôn, đều có nền kinh tế đi lên từ nông nghiệp…

-Kinh tế của họ phát triển đều dựa vào điều kiện tự nhiên, phát huy thế mạnh mà tự nhiên ban tựng cũng như hạn chế đến mức tối đa các khó khăn từ điều kiện tự nhiên gây ra với kinh tế: ở phương đông là tận dụng lương mưa và đất phù sa để phát triển nông nghiệp, hạn chế hậu quả do lũ lụt gây ra, ở phương tây là phát huy thế mạnh về hàng hải và thủ công nghiệp, hạn chế khó khăn do thiếu hụt lương thực gây ra(ở phương tây, đất đai không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nên phải dựa vào thương nghiệp để mua lương thực cho những năm mất mùa)

- Ở cả các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây các ngành kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều đã có đủ sự khác nhau chỉ ở chỗ họ lấy nghành kinh tế nào là mũi nhọn để phát triển mà thôi.

Ở phương Đông đặc trưng kinh tế của họ là nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất tự cấp,tự túc.Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp có tồn tại nhưng không có điều kiện phát triển, được coi như nghề phụ trong những lúc nông nhàn.Trái lại các quốc gia cổ đại phương tây nền kinh tế chủ yếu của họ là thủ công nghiệp và thương nghiệp.Đây là nơi hình thành và phát triển nền kinh tế hàng hoá cổ đại.Sau đây ta sẽ đi rõ vào chi tiết từng ngành sản xuất để thấy rõ hơn sự khác biệt trên

1:Trong nông nghiệp:

1.1.1:Ở các quốc gia cổ đại phương đông nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu, là cơ sở kinh tế của tất cả các quốc gia cổ đại phương đông. Bên cạnh việc lấy nghề nông làm gốc, cư dân phương đông thời cổ đã biết chăn nuôi gia súc như: bò, cừu, lợn…, và biết trồng các loại ngũ cốc khác nhau như: ngô, lúa mạch, kê, vừng và các loại cây ăn quả khác. Chính vì các nghành nông nghiệp phát triển theo hướng tự túc, tự cấp như vậy nên kinh tế hàng hoá không phát triển, nhu cầu trao đổi buôn bán hàng hoá ít. Lối sản xuất này của họ đã gần như bóp nghẹt kinh tế công thương nghiệp và tạo ra sự trì trệ tương đối nhưng vì 3 trong 4 quốc gia cổ đại phương đông nằm biệt lập với thế giới bên ngoài nên nền kinh tế tự túc, tự cấp là phù hợp với điều kiện phát triển của họ. Chỉ có Lưỡng Hà nằm ở nơi địa hình bằng phẳng nên phát triển hơi khác về kinh tế họ phát triển công thương nghiệp và là một trung tâm thương nghiệp lớn trong thế giới cổ đại họ có nhiều nét giống các quốc gia cổ đại phương tây nhưng về bản chất họ vẫn lấy nghề nông làm gốc điều này thể hiện rất rõ qua bộ luật Hammurabi bộ luật thành văn đầu tiên của thế giới bộ luật này chủ yếu bảo vệ nông nghiệp và quan hệ sản xuất nông nghiệp.

1.2:Ở các quốc gia cổ đại phương tây nền kinh tế nông nghiệp không phát triển như các quốc gia cổ đaị phương đông. Nền nông nghiệp của họ chủ yếu gắn với thị trường và phục vụ nhu cầu của thị trường. Cây trồng chính của họ không phải là cây lúa nước họ chủ yếu trồng lúa mì và các cây công nghiệp lâu năm như nho, ô liu…Như vậy ta có thể thấy nền nông nghiệp của họ không chỉ để phục vụ nhu cầu cá nhân mà còn phục vụ nhu cầu của thị trường. Từ đó ta có thể thấy rõ sự phát triển của yếu tố thị trường trong sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là sự khác nhau cơ bản của sản xuất nông nghiệp phương đông và phương tây.

2:Trong thủ công nghiệp:

2.1:Ở các quốc gia phương đông họ đã biết làm nhiều nghề thủ công với những dấu ấn riêng ở mỗi quốc gia như: đồ gốm sứ ở Trung Quốc, Lưỡng Hà, dệt ở Trung Quốc, làm giấy ở Ai Cập…nhưng kinh tế thủ công nghiệp ở đây vẫn bị cho là nền kinh tế bổ trợ cho nông nghiệp. Vì vậy độ chuyên môn hoá trong sản xuất thủ công nghiệp chưa cao. Ở nhiều nơi nghề thủ công chỉ được coi như “nghề phụ” là việc làm thêm trong lúc nông nhàn. Điều này càng cho thấy rõ tính chất tự cấp, tự túc trong nền nông nghiệp của các quốc gia cổ đại phương đông.

2.2:Trong khi đó các quốc gia cổ đại phương tây lại có nền sản xuất thủ công nghiệp hoàn toàn khác các mặt hàng thủ công nổi tiếng của họ là rượu nho dầu ô liu và các sản phẩm như vũ khí và đồ gỗ. Nền thủ công nghiệp của họ cũng gắn liền với nhu cầu của thị trường. Nhưng cái khác biệt lớn nhất của họ so với các quốc gia phương đông là thủ công nghiệp của họ đã tách rời khỏi nông nghiệp để trở thành một nền sản xuất độc lập. Đây là bước tiến lớn của họ, nhờ vậy mà năng xuất lao động tăng lên không ngừng và cũng thể hiện nền thủ công nghiệp đã được chuyên môn hoá, đem lại năng xuất cao hơn

3:Trong thương nghiệp

3.1:Ở các quốc gia cổ đại phương đông nền kinh tế của họ mang tính tự cấp, tự túc là chủ yếu nên nền thương nghiệp chưa phát triển, buôn bán trao đổi chủ yếu dưới hình thức vật đổi lấy vật, tiền tệ đã xuất hiện nhưng chưa phổ biến. Nước có nền kinh tế thương nghiệp phát triển nhất phương đông là Lưỡng Hà cổ đại.

3.2:Trong khi nền kinh tế thủ công nghiệp ở phương đông không phát triển được do nền kinh tế mang chất tự cấp, tự túc thì nền thương nghiệp ở phương tây đã có sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt là giao thương bằng đường biển. Các thuyền buôn của họ đã nối liền 3 châu lục Á, Phi, Âu và đem về vô số tài sản cho lái buôn.

Vậy tại sao lại có sự khác nhau về kinh tế giữa các quốc gia phương đông và phương tây như vậy đó là do giữa phương đông và phương tây có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên. Ở buổi đầu của văn minh nhân loại con người phải sống phụ thuộc vào tự nhiên chứ chưa có ý muốn cũng như khả năng để chinh phục nó. Lao động là quá trình thúc đẩy sự tiến hoá của con người. Ở thời cổ đại con người còn ở một trình độ sản xuất chưa cao. Nền kinh tế nông nghiệp phương đông phát triển trên cơ sở trị thuỷ các dòng sông lớn, đất đai ở đây được phù sa các sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, Sông Tigơrơ và Ơphơrát ở Lưỡng Hà, Sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc. Chính các con sông này đã tạo nên các đồng bằng phì nhiêu, các vụ mùa bội thu và quan trọng nhất là tạo ra các nhà nước cổ đại phương đông. Không một quốc gia phương đông cổ đại nào mà lại không có một dòng sông lớn chảy qua. Nhờ lớp đất phù sa có nơi dày tới vài mét nên nông nghiệp phương đông vẫn phát triển dù thời kì đó công cụ lao động của họ chủ yếu là gỗ, đá và đồng đỏ họ có thể canh tác mà không cần công cụ bằng sắt. Một yếu tố tự nhiên khác làm cho sự phân hoá đông – tây là khí hậu và địa hình. Như ta đã biết một quốc gia muốn phát triển kinh tế thì phải dựa vào điều kiện khí hậu và địa hình. Ví dụ ở nước ta cũng như đa số các quốc gia phương đông nền kinh tế nông nghiệp lúa nước phát triển do nó hình thành trên cơ sở các đồng bằng rộng lớn có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Sở dĩ tôi cho 2 yếu tố này đi với nhau vì nó bổ xung lẫn nhau vì có những nơi như ở La Mã cổ đại có các đồng bằng khá lớn như đồng bằng Pô và đồng bằng Tibrơ nhưng nền kinh tế nông nghiệp không dữ vai trò chủ đạo vì khí hậu ở đây là khí hậu Địa Trung Hải tuy có nhiều nét giống với khí hậu nhiệt đới nhưng lượng mưa hàng năm ít hơn nhiều, còn ở một số vùng như ở Trung Phi và một số vùng núi cao ở nước ta lượng mưa trong năm khá cao nhưng do địa hình gồ ghề không có các đồng bằng châu thổ rộng lớn nên không có điều kiện phát triển nhà nước.

Theo như những gì nãy giờ ta phân tích về sự quan trọng của sông ngòi, địa hình, khí hậu làm nền tảng cho nền nông nghiệp phương đông thì những điều kiện đó không có đủ như ở các quốc gia phương tây. Vậy cơ sở tự nhiên để hình thành các quốc gia cổ đại phương tây là gì? Như đã nói từ đầu nền kinh tế các quốc gia cổ đại phương tây là nền kinh tế dựa trên sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp, nông nghiệp chỉ là thứ yếu, là nguyên liệu cho thủ công nghiệp và thương nghiệp vì thế các quốc gia cổ đại phương tây không cần các điều kiện như ở phương đông. Nhưng họ cũng là con người, cũng phải tuân theo các quy luật nhất định nhà nước chỉ hình thành khi kinh tế đạt đến một mức nào đó khi mà quan hệ công xã thị tộc bị giải thể vì sự tư hữu trong tư liệu sản xuất. Các quốc gia phương tây không cần các điêu kiện như phương đông vì họ dựa trên thủ công nghiệp và thương nghiệp. Hi Lạp và La Mã đều là các quốc gia nằm trên các bán đảo lớn ăn ra biển, có nhiều vũng, vịnh kín gió thuận lợi cho phát triển hàng hải. Hơn nữa 2 bán đảo Bancăng và Italia đều nằm trong vùng biển Địa Trung Hải vùng biển này 3 mặt là 3 châu lục Á, Phi, Âu bao bọc nên tương đối yên bình, ít bão lớn. Vì thế từ thời cổ đại khi kĩ thuật đóng tàu chưa phát triển hoàn thiện người ta vẫn có thể vượt biển để buôn bán. Đất đai và khí hậu ở đây tuy không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước nhưng bù lại khí hậu và đất đai ở đây lại thuận lợi cho việc trồng một số cây công nghiệp lâu năm như nho, ôliu. Đây là nguyên liệu để sản xuất rượu nho và dầu ôliu 2 mặt hàng có thể cho là “đặc sản” của các quốc gia cổ đại phương tây. Hơn nữa đất đai của họ không thích hợp với sản xuất nông nghiệp nên để có nguồn lương thực đáp ứng nhu cầu họ phải tiến hành trao đổi, buôn bán với các quốc gia dồi dào lương thực ở phương đông như Ai Cập, Lưỡng Hà… đây cũng là những thị trường tiêu thụ rộng lớn của họ.

B. Chính trị, xã hội:

Cũng giống như về kinh tế, xã hội cổ đại phương đông và xã hội cổ đại phương tây có những nét giống và khác nhau nhất định.

1. Giống nhau: Do cùng trải qua xã hội nguyên thuỷ trước khi hình thành các quốc gia cổ đại của mình nên giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây cũng có những nét giống nhau.

- Cơ sở của việc hình thành nhà nước là sự phân chia giai cấp và sự tư hữu về tư liệu sản xuất nên xã hội cổ đại phương đông và phương tây đều chia làm 2 tầng lớp là tầng lớp thống trị bao gồm tăng lữ, quý tộc ở phương đông và chủ nô ở phương tây, tầng lớp bị trị là những nông dân công xã, dân tự do và nô lệ.

- Sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại dựa trên cơ sở sự bóc lột của tầng lớp thống trị với tầng lớp bị trị

- Kế tiếp xã hội cổ đại là xã hội chiếm nô, cả các quốc gia phương đông và phương tây đều như vậy nhưng do điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh kinh tế mà các quốc gia cổ đại phương đông không phát triển chế độ chiếm nô đến điển hình và thành thục như ở các quốc gia cổ đại phương tây.

2. Khác nhau:

2.1: Về chính trị

- Sự khác nhau đầu tiên và rất rõ ràng giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các quốc gia cổ đại phương tây là ở thể chế nhà nước, trong khi các quốc gia cổ đại phương đông theo chế độ tập quyền chuyên chế thì ở phương tây thể chế nhà nước của họ là chế độ dân chủ chủ nô. Đây là 2 hình thức nhà nước cơ bản mà dựa vào nó các quốc gia phong kiến, hiện đại dùng để tổ chức bộ máy nhà nước. Ở các quốc gia phương đông “vua có quyền lực tuyệt đối. Tên của các ông vua được gọi theo cá cách khác nhau ở Ai Cập gọi vua là Pharaông, ở Lưỡng Hà gọi là Patêxi hay Enxi… Vua được coi là con của thần hay thượng đế” nói chung vua các quốc gia phương đông có quyền lực vô hạn. Trái với các quốc gia phương đông các quốc gia phương tây cổ đại theo chế độ dân chủ chủ nô. Hội đồng nhân dân giữ vai trò quyết định, vua được chọn chỉ nhằm tổ chức nhà nước quyền lực của vua bị giới hạn bởi các cơ quan như “viện nguyên lão”, “đại hội công dân”… hay thậm chí bởi một ông vua khác(chế độ của thành bang Xpác)

- Sự khác nhau giữa các quốc gia phương đông và phương tây còn ở thời điểm ra đời của nhà nước cổ đại các quốc gia cổ đại phương đông là những nhà nước đầu tiên của nhân loại theo một số tài liệu như “Lịch sử thế giới cổ trung đại” do Nghiêm Đình Vỳ chủ biên hay “Lịch sử thế giới cổ đại” của Chiêm Tế thì các quốc gia cổ đại phương đông hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN, tức là khi nhà nước của họ thành lập thì con người còn đang ở thời kì đá- đồng và dĩ nhiên chưa có sự xuất hiện của công cụ bằng sắt. “Thậm chí người Ai Cập mới chỉ biết đến công cụ bằng đá và gỗ”(Lịch sử thế giới cổ trung đại). Trong khi đó các quốc gia cổ đại phương tây bước vào quá trình hình thành nhà nước muộn hơn nhiều theo một số tài liệu thì đó là vào khoảng thế kỉ VIII- VII TCN. Đây cũng là sự khác nhau về chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây.

- Điểm khác nhau tiếp theo về chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây là: các quốc gia cổ đại phương đông tồn tại một cách khá cách biệt với thế giới bên ngoài nên họ tồn tại và phát triển một cách khá độc lập liên tục mà không chịu ảnh hưởng của nền văn minh nào khác từ bên ngoài nếu bị xâm lược thì thường giành lại độc lập sau đó. Trong khi đó chính trị, xã hội của các quốc gia cổ đại phương tây chịu ảnh hưởng khá lớn từ các lực lượng bên ngoài. Họ thường phải chịu những cuộc xâm lược của các bộ tộc khác tiêu biểu là cuộc xâm lược của người Giecmanh cuộc xâm lược này đã làm sụp đổ đế chế La Mã đồng thời cũng chấm dứt lịch sử cổ đại châu Âu mở ra thời kì phong kiến.

- Về mặt tổ chức nhà nước thì các quốc gia cổ đại phương đông lãnh thổ của họ thường khá rộng lớn và là một nhà nước thống nhất ví dụ như Ai Cập, Trung Quốc, Lưỡng Hà. Lịch sử Ấn Độ, Ai Cập, Trung Quốc cũng có một số thời kì bị chia cắt nhưng các vùng chia cắt thường không khác nhau lắm về chính trị, xã hội, hơn nữa thì chúng thường được nhanh chóng thống nhất trở lại. Nhưng ở các quốc gia cổ đại phương tây đặc biệt là ở Hi Lạp cổ đại, nhà nước của họ tồn tại dưới hình thức thành bang tức là trên lãnh thổ đó tồn tại nhiều tiểu quốc nhỏ với chế độ tổ chức nhà nước khác nhau giữa các thành bang không có sự giống nhau ví dụ: thành bang Aten là thành bang có hình thức hội đồng 500 và hội đồng công dân đứng đầu là 10 nhà chiến lược kiệt xuất được bầu chọn, ở Xpác cũng có hội đồng nhân dân nhưng chủ chốt lại là ở 2 vua và 5 quan giám sát. Ở Rôma thời kì đế chế tuy lãnh thổ mở rộng nhưng về bản chất vẫn không có sự quản lý chặt chẽ thành một khối như ở các quốc gia cổ đại phương đông.

2.2: Sự khác nhau về xã hội:

- Theo quy luật khách quan của lịch sử thì tiếp theo xã hội cổ đại sẽ là xã hội chiếm nô nhưng do một số nguyên nhân về điều kiện tự nhiên và xã hội nên ở phương đông tồn tại một cách dai dẳng chế độ công xã nông thôn 1 hình thức tổ chức xã hội mà trong đó duy trì nền kinh tế tự nhiên và nhiều tàn dư của công xã nguyên thuỷ. Vì vậy nên xã hội chiếm nô ở phương đông không phát triển đến mức thành thục, điển hình như ở các quốc gia phương tây nơi số lượng nô lệ đông gấp hàng chục lần chủ nô và bình dân.

- Điều khác nhau tiếp theo giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây là về lực lượng chính lao động để làm ra của cải vật chất. Ở các quốc gia phương tây với nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, lực lượng chính làm ra của cải vật chất là những người nô lệ, một thứ “công cụ biết nói”, còn ở các quốc gia cổ đại phương đông với nền kinh tế nông nghiệp phát triển thì vai trò này thuộc về những nông dân công xã. Lực lượng lao động chính khác nhau cũng cho thấy sự khác nhau về bản chất xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các quốc gia cổ đại phương tây.

- Do sự khác biệt trong lực lượng sản xuất chính giữa xã hội cổ đại phương đông và xã hội cổ đại phương tây nên mâu thuẫn xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây cũng khác nhau. Ở xã hội cổ đại phương đông dó là mâu thuẫn giữa 2 giai tầng chính là giai cấp thống trị( vua, quan, quý tộc) và giai cấp bị trị( nông dân công xã, nô và thợ thủ công). Ở các quốc gia cổ đại phương tây thì có vẻ phức tạp hơn vì ngoài 2 giai cấp đối kháng là chủ nô và nô lệ thì lại có thêm một tầng lớp không bóc lột ai nhưng cũng không bị ai bóc lột, họ là những người dân tự do nghèo, Mác đã gọi họ là tầng lớp “vô sản ăn bám” họ sống nhờ vào phúc lợi xã hội mà không cần phải lao động gì. Đó cũng là sự khác biệt giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các quốc gia đại phương tây.

- Trong cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây cũng có sự khác nhau. Trong xã hội cổ đại phương đông nông dân công xã chiếm phần lớn dân số trong khi đó số lượng nô lệ của các quốc gia cổ đại phương tây cao gấp hàng chục lần số lượng chủ nô và bình dân.

- Một đặc điểm khác của xã hội cổ đại phương đông và phương tây là: do hình thức thành bang phát triển nên tỉ lệ dân thành thị của họ rất cao, thành thị là trung tâm của thành bang, là nơi tập trung của cư dân. Trái lại ở các quốc gia phương tây tỉ lệ dân nông thôn lại cao hơn thành thị điều này nói lên sự khác biệt về kinh tế xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương đông và các quốc gia phương tây cổ đại đồng thời nó cũng rất có ảnh hưởng với xã hội các quốc gia này trong những giai đoạn phát triển sau.

3. Giải thích sự giống và khác nhau về chính trị, xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây.

Nhưng chúng ta cũng cần tìm hiểu tại sao giữa các quốc gia phương đông cổ đại và các quốc gia cổ đại phương tây lại có sự giống và khác nhau về chính trị, xã hội như vậy. Tìm ra nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó cũng là tìm ra nguyên nhân khác nhau cơ bản giữa phương đông và phương tây cổ đại. Nguyên nhân khác nhau về chính trị, xã hội chủ yếu giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây là do điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế quy định, nói chung điều kiện tự nhiên và kinh tến là yếu tố chủ yếu để tạo ra sự khác nhau giữa các quốc gia phương đông và phương tây. Sự ảnh hưởng của tự nhiên với kinh tế ta đã nói qua ở phần giải thích sự khác nhau về kinh tế. Sau đây tôi sẽ trình bày thêm về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến chính trị, xã hội và một số nguyên nhân khác

3.1. Giải thích sự giống nhau về chính trị, xã hội

-Có sự giống nhau giống nhau giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây vì các quốc gia này đều hình thành trên cơ sở tuân theo quy luật khách quan tất yếu của lịch sử đó là “kế tiếp xã hội nguyên thuỷ cổ đại là xã hội chiếm nô với 2 giai cấp cơ bản: Giai cấp thống trị chủ nô và giai cấp bị trị nô lệ”(Lịch sử thế giới cổ trung đại- Nghiêm Đình Vỳ chủ biên).

-Như ta đều biết nhà nước ra đời khi xã hội ẩn chứa nhiều mâu thuẫn, khi mà sự tư hữu về tư liệu sản xuất đã đạt tới một mức độ nhất định. Nhà nước cổ đại có vai trò quản lý, điều hoà mâu thuẫn đó nhưng chủ yếu là thay mặt tầng lớp trên trong xã hội để trấn áp, bóc lột nhân dân. Vì thế về bản chất nhà nước là một cơ quan bóc lột nhân dân không phân biệt sự khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội…

-Do cùng ra đời vào thời cổ đại nên xét cho cùng tổ chức chính trị, xã hội có một số điểm giống nhau nhất định như tính sơ khai, tính bóc lột nguyên thuỷ…

3.2. Giải thích sự khác nhau về chính trị, xã hội

- Nguyên nhân hình thành chế độ tập quyền chuyên chế ở phương đông và nền dân chủ chủ nô ở phương tây. Do ở phương đông nền kinh tế nông nghiệp tự túc, tự cấp phát trỉển còn ở phương tây có nền kinh tế hàng hoá, công thương nghiệp phát triển nên yêu cầu về chính trị, xã hội khác nhau. Ở phương đông với nền kinh tế nông nghiệp thì thuỷ lợi là vấn đề hàng đầu, nhưng trị thuỷ phải có sự góp sức của nhiều người vì thế chế độ tập quyền chuyên chế giúp vua có khả năng trong điều hành các công việc chung dễ dàng hơn. Ngoài ra các vị vua phương đông thường mượn thần quyền để tăng uy tín của mình. Trái lại ở phương tây họ hình thành các quốc gia cổ đại muộn hơn nên có thể tiếp thu thành tựu phương đông. Trong các quốc gia phương đông cổ đại Lưỡng Hà là nước dân chủ hơn cả cộng thêm với việc thương nghiệp ở đây phát triển nên theo tôi các quốc gia phương tây đã học tập và hoàn thiện chế độ ở Lưỡng Hà và lập ra các nhà nước dân chủ chủ nô nhằm hạn chế sự chuyên quyền của vua đồng thời tạo tính dân chủ trong xã hội. Hơn nữa nền kinh tế công thương nghiệp của họ không cần có một vị vua chuyên quyền để cai trị, nền kinh tế công thương coi trọng sự công bằng hơn nữa họ muốn không chỉ có địa vị kinh tế mà còn có địa vị xã hội nên đó cũng có thể là lý do hình thành nhà nước dân chủ chủ nô ở các quốc gia cổ đạu phương tây.

- Nguyên nhân nhà nước chiếm hữu nô lệ phương tây phát triển một cách thuần thục và điển hình trong khi ở các quốc gia phương đông thì không: do ở phương tây, kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ lực lượng dân tự do không đáp ứng kịp từ đó nảy sinh nhu cầu cần một lực lượng chính chuyên môn hoá sản xuất, phục vụ cho nhu cầu công thương nghiệp hơn nữa giữa các quốc gia cổ đại phương tây thường sảy ra chiến tranh để cướp đoạt nô lệ, của cải vì thế số lượng bình dân giảm nhưng số lượng nô lệ lại tăng vì thế bóc lột bình dân như ở các nước phương đông không không còn phù hợp. Vì thế theo em ban đầu nô lệ ở phương tây cũng mang tính gia trưởng như ở phương đông nhưng sau đó do nhu cầu phát triển kinh tế công thương nghiệp nên xã hội chiếm nô ở đây ngày càng phát triển tới mức thành thục và điển hình.

- Nguyên nhân của sự chênh lệch về thời gian hình thành giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây: do ở phương đông có điều kiện tự nhiên thuận lợi khí hậu phù hợp, đất phù sa màu mỡ… rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng phải lo làm thuỷ lợi phòng lũ lụt nên từ rất sớm các công xã nông thôn đã hợp nhất thành các liên minh bộ lạc lớn rồi từ đó hình thành các quốc gia cổ đại vì thế ngay cả khi loài người còn đang ở thời kì đá - đồng, khi mà công cụ bằng sắt chưa xuất hiện thì họ vẫn có thể thành lập các nhà nước cổ đại. Trái lại, ở phương tây đất canh tác không màu mỡ bằng, khí hậu không phù hợp để canh tác nông nghiệp vì thế chỉ khi công cụ bằng sắt ra đời từ khoảng giữa TNK I TCN thì các quốc gia cổ đại phương tây mới hình thành. Ở đây ta lại có thắc mắc tại sao các quốc gia phương tây phát triển công thương nghiệp lại cần sự phát triển nông nghiệp ở thời đồ sắt lý do rất đơn giản vì nông nghiệp là cơ sở của mọi ngành kinh tế, là hình thức kinh tế giúp con người tồn tại, không ở đâu là không cần nông nghiệp phát triển kể cả các quốc gia phương tây vì nông nghiệp là cơ sở để duy trì sự tồn tại của xã hội

Bình luận (1)
HB
Xem chi tiết
NH
15 tháng 7 2019 lúc 13:51

a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

   - Ranh giới của miền dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.

   - Địa hình: đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi có hướng vòng cung, đồng bằng mở rộng, địa hình bờ biển đa dạng.

   - Khí hậu: gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh.

b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

   - Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã (vĩ tuyến 16oB).

   - Địa hình: cạo, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, các dải đồng bằng thu hẹp. Là miền duy nhất có địa hình núi cao ở nước ta với đủ ba đai cao. Địa hình núi chiếm ưu thế, trong vùng có nhiều sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chào và thung lũng mở rộng.

   - Khí hậu: ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và giảm sút. Tính chất nhiệt đới tăng dần.

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

   - Nằm từ dãy núí Bạch Mã (vĩ tuyến 16oB) trở vào Nam.

   - Địa hình: gổm các khối núi cổ, các bể mặt sơn nguyên bóc mòn và bổ mặt cao nguyên badan, đổng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều hải cảng được che chắn bởi các đảo ven bờ.

   - Khí hậu: cận xích đạo gió mùa (nền nhiệt cao, có hai mùa mưa và khô rõ rệt).

Bình luận (0)
KB
Xem chi tiết
NH
17 tháng 10 2016 lúc 20:42

1. Đặc điểm cơ bản của đô thị hóa đới ôn hòa là:
+ Tỉ lệ dân đô thị cao, hơn 75% dân cư sinh sống trong các đô thị.
+ Là nơi tập trung nhiều đô thị nhất trên thế giới.
+ Các đô thị phát triển theo qui hoạch, không chỉ mở rộng qua xung quanh mà còn vương lên cả chiều cao lẫn chiều sâu, kết nối với nhau thành các chuỗi đô thị.
+ Lối sống đô thị đã trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư ở môi trường đới ôn hoà.

tick nếu thấy hữu dụng với bạn ah!

Bình luận (0)
HH
22 tháng 12 2016 lúc 15:23

Có tỉ lệ dân đô thị cao, hơn 75% dân cư sinh sống trong các đô thị.
- Tập trung nhiều đô thị nhất thế giới, có các siêu đô thị.
- Các đô thị phát triển theo quy hoạch.
- Các đô thị mở rộng kết nối với nhau liên tục thành chuỗi đô thị hay chùm đô thị.
- Lối sống đô thị đã phổ biến trong phần lớn dân cư.
 

Bình luận (0)
KS
25 tháng 10 2017 lúc 17:16

*Đặc điểm cơ bản của đô thị hóa đới ôn hòa là:
+ Tỉ lệ dân đô thị cao, hơn 75% dân cư sinh sống trong các đô thị.
+ Là nơi tập trung nhiều đô thị nhất trên thế giới.
+ Các đô thị phát triển theo qui hoạch, không chỉ mở rộng qua xung quanh mà còn vương lên cả chiều cao lẫn chiều sâu, kết nối với nhau thành các chuỗi đô thị.
+ Lối sống đô thị đã trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư ở môi trường đới ôn hoà.

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
BT
31 tháng 10 2016 lúc 21:01

Đặc điểm cơ bản của đô thị hóa đới ôn hòa là:
+ Tỉ lệ dân đô thị cao, hơn 75% dân cư sinh sống trong các đô thị.
+ Là nơi tập trung nhiều đô thị nhất trên thế giới.
+ Các đô thị phát triển theo qui hoạch, không chỉ mở rộng qua xung quanh mà còn vương lên cả chiều cao lẫn chiều sâu, kết nối với nhau thành các chuỗi đô thị.
+ Lối sống đô thị đã trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư ở môi trường đới ôn hoà.

Bình luận (0)
YN
20 tháng 10 2017 lúc 22:02

Đặc điểm cơ bản của đô thị hoá ở đới ôn hoà là:

+Tỉ lệ dân đô thị cao, chiếm 75%

+Là nơi tập trung nhiều đô thị nhất trên thế giới

+Các đô thị phát triển theo quy hoạch

+Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư

Bình luận (0)
PN
31 tháng 10 2017 lúc 4:04

- Tỉ lệ dân đô thị cao, là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới. Hơn 75% dân cư sống trong các đô thị

- Các đô thị kết nối với nhau thành các chuỗi đô thị hoặc chùm đô thị

- Phát triển theo quy hoạch: các thành phố không chỉ mở rộng mà còn vươn cả theo chiều cao lẫn chiều sâu

Bình luận (1)