Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
27 tháng 1 2019 lúc 3:30

- Nhân vật được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập:

   + Va- ren ( kẻ bất lương thống trị) >< Phan Bội Châu ( người cách mạng vĩ đại đang thất thế)

   + Tác giả dùng nhiều ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách Va- ren

   + Đối lập với Va- ren là Phan Bội Châu luôn im lặng, điềm tĩnh

→ Cách viết vừa tả, vừa gợi sinh động, thâm thúy

- Trong cuộc thoại tưởng tượng giữa Va-ren và Phan Bội Châu thì chỉ có Va- ren nói, Phan Bội Châu im lặng

   + Ngôn ngữ Va-ren là độc thoại

- Ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ của Varen chứng tỏ:

   + Qua lời nói, cử chỉ bộc lộ y là người nham hiểm, thâm độc

   + Không ngừng ngọt nhạt, dụ dỗ, lừa phỉnh một cách bịp bợm, trắng trợn

- Ngược lại, Phan Bội Châu ngoan cường, điềm đạm

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
TA
7 tháng 5 2023 lúc 10:37

+ Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy''

Nhận xét: Câu từ bộc lộ sự thẳng thắn, không hề run sợ của Đăm Săn khi thách đấu Mtao Mxây. Chi tiết này bộc lộ sự chính trực, thẳng thắn của Đăm Săn

 

+ "Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là"

Nhận xét: Ta thấy được Đăm Săn là một người hào sảng, chính trực không hề thích trò đánh lén. Việc nhắc đến con lợn nái cũng là một việc mỉa mai Mtao Mxây vô cùng khéo, chứng tỏ Đăm Săn rất thông minh.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
23 tháng 11 2023 lúc 21:37

Một số lời thoại nổi bật, thể hiện tính cách và vị thế xã hội của nhân vật Đăm Săn bao gồm:

- “Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy!” hay “Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà người chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem!” → Qua hai câu thoại trên có thể thấy rằng Đăm Săn là một tù trưởng bản lĩnh, gan dạ, bình tĩnh, dứt khoát, không hề có thái độ sợ hãi kẻ thù.

- “Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là! → Câu thoại này thể hiện Đăm Săn là người trọng lời hứa, không chơi xấu kẻ thù, sử dụng cách nói thâm độc (ý xếp kẻ thù cùng hạng với các con vật trong chuồng).

- “Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì?” → thể hiện thái độ coi thường sức mạnh của Đăm Săn dành cho Đăm Săn và Mtao Mxây.

Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu! (...) Hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta ... chậu thau âu đồng nhiều không còn chỗ để” → Từ lời thoại này, Đăm Săn hiện lên là một người trọng tình nghĩa, khi chiến thắng vang dội vẫn luôn ghi nhớ công ơn của tổ tiên, buôn làng vì đã giúp đỡ mình, xứng đáng là một vị tù trưởng, một vị anh hùng của buôn làng.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
5 tháng 9 2017 lúc 4:55

Đoạn hội thoại giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

  Hôm ấy Dế Mèn sang chơi nhà Dế Choắt, thấy trong nhà luộm thuộm liền bảo:

    - Sao chú mày ăn ở cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng, nếu có đứa nào đến phá thì chú mày chết ngay đuôi.

    …

    Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

  - Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được, động đến việc là em thở rồi, không còn sức đâu mà đào bới nữa.

    Dế Mèn có thái độ trích thượng, kẻ cả, vừa thể hiện sự hống hách:

    + Cách xưng hô là "tao" và "chú mày" dù cả hai bằng tuổi, đó là thái độ của bề trên với kẻ dưới.

    + Thái độ khinh thường Dế Choắt khi: chê bai nhà Dế Choắt luộm thuộm, bề bộn.

    + Chân dung của Dế Choắt được miêu tả gầy gò, xấu xí, như gã nghiện thuốc phiện… Thể hiện sự cao ngạo của Dế Mèn đối với bạn của mình.

    - Thái độ của Dế Choắt cung kính, nhút nhát, e dè:

    + Xưng hô cung kính xưng là "em" gọi Dế Mèn là "anh"

    + Thể hiện sự yếu đuối, buồn bã trong lời nói "muốn khôn nhưng khôn được", "động đến việc là không thở nổi"

  - Qua cách xưng hô, cử chỉ, thái độ kèm theo lời ta có thể nắm được vai giao tiếp, hiểu được cách đối xử giữa các nhân vật với nhau.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DL
8 tháng 7 2023 lúc 11:42

18. Đối thoại với nhân vật trữ tình/với tác phẩm có nghĩa là thể hiện thái độ đồng tình (hoặc không) với thái độ, tình cảm của tác giả.

- Chọn A.

19. Thơ góp phần bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, trí tưởng tượng cho con người.

- Chọn D: tất cả các ý trên.

20. Để cảm, hiểu tư tưởng tình cảm của một bài thơ học sinh cần tự đọc, phân tích, hiểu theo ý mình (ý kiến khác chỉ để tham khảo).

- Chọn C.

Bình luận (0)
TA
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
KT
16 tháng 9 2023 lúc 11:56

- Nét tính cách nổi bật nhất: là người yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.

- Một số chi tiết tiêu biểu:

+ Chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do.

+ Tìm đường cứu nước, cứu dân.

+ Tôi muốn sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào đằng sau những cái chữ tự do, bình đẳng, bắc ái ẩn náu những gì,.....

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
HM
30 tháng 1 2024 lúc 22:49

- Một số chi tiết thể hiện tính cách của Cai Tuất:

Cả vùng Sầm Giang mấy ai không bái phục tài lựa chọn chó tốt của Cai Tuất. Vả lại ông ta chẳng những không giấu nghề mà con phổ biến cho xóm giếng cùng biết”

→ Ông là người tài giỏi, có biệt tài chọn chó tốt, nổi tiếng nhưng hòa đồng và không kênh kiệu.

+ “chẳng can đởm ăn thịt chó, con vật mang biểu tượng trung thành với chủ; và cả thịt trâu, con vật mang biểu tượng bạn nhà nông”, “hãnh diện về con chó mực nhà ông”

→ Là người vui vẻ, hóm hỉnh, yêu động vật.

⇒ Ông là người tốt, có ý thức dân tộc cao, muốn cuộc sống của mọi người tốt đẹp hơn.

- Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu đã có tác dụng thể hiện tính cách của nhân vật một cách phong phú và đa chiều hơn.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
17 tháng 1 2019 lúc 11:17

Truyện được kể theo lời của nhân vật bác Ba – đồng đội, bạn thân của ông Sáu

Cách chọn vai kể này, có tác dụng làm người chứng kiến khách quan có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhân vật, thể hiện nội dung tư tưởng truyện

Bình luận (0)
MB
Xem chi tiết
CV
5 tháng 7 2019 lúc 11:22

1. Đoạn trích nằm trong tác phẩm Làng - Kim Lân.

2. Ông lão trong đoạn trích là nhân vật ông Hai. Điều nhục nhã được nói đến là làng của ông Hai - làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.

c. - Lời trần thuật của tác giả: (1) (3)

- Độc thoại nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5)

Những lời độc thoại nội tâm thể hiện sự dằn vặt, băn khoăn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Ông không tin những người có tinh thần ở lại làm làm việt nhục nhã ấy được. Qua đó thể hiện tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.

Bình luận (0)