Những câu hỏi liên quan
QL
Xem chi tiết
HM
20 tháng 12 2023 lúc 17:10

Văn bản “Đi trong hương tràm” nói về cảm xúc của nhân vật trữ tình - người con trai với nỗi nhớ "em" da diết.

- Xác định được như vậy bởi xuyên suốt bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt. Những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… của người con trai với nỗi nhớ "em" da diết.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
29 tháng 1 2024 lúc 13:54

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là tác giả, xưng “tôi”.

Bình luận (0)
NK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TA
4 tháng 3 2023 lúc 16:38

Nhân vật trữ tình trong bài thơ Đi trong hương tràm là tác giả và người con gái tác giả thương. Em xác định được là bởi những câu thơ chứa đựng tình cảm mà tác giả gửi gắm.

Bình luận (0)
MP
29 tháng 8 2023 lúc 18:54

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ

- Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ và giải thích.

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật trữ tình là nhân vật người con trai (anh).

- Vì xuyên suốt bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt. Những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… của người con trai với nỗi nhớ "em" da diết.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
TA
23 tháng 8 2023 lúc 17:23

- Cảm xúc của nhân vật trữ tình:

+ Khổ 1: những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhà thơ trước mối tình tan vỡ, trước người con gái ông yêu sâu sắc mà không thể có được tình yêu của nàng.

+ Khổ 2: Pu-skin đã thoát khỏi mớ cảm xúc tiêu cực hỗn độn, để quay trở về với tình yêu đích thực, chân chính và cao thương nhất, mong người con gái ấy có được một tình yêu đẹp, được sống cuộc đời hạnh phúc.

- Cụm từ “tôi yêu em” trở thành điệp khúc trong bài thơ.

+ Điệp khúc “tôi yêu em” trong câu thơ “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể” thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối.

+ Điệp khúc “tôi yêu em” trong câu thơ “Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng” thể hiện sự chuyển đổi đột ngột, tuôn trào của cảm xúc không còn nghe theo sự điều kiển của lí trí nữa.

+ Điệp khúc “tôi yêu em” trong hai dòng thơ cuối thể hiện sự tuôn trào của cảm xúc muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
29 tháng 1 2024 lúc 21:26

- Không gian: bên lò lửa đỏ

- Thời gian: ngày mai, đêm đông

- Nhân vật trữ tình không tuyệt vọng, không bi lụy, nhưng tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn bằng cách gọi tên người yêu. Trong tuyết lạnh mà bất giác nghĩ về lò lửa đỏ, về mái ấm hạnh phúc gia đình, hy vọng được trở về gặp lại người yêu và quây quần bên gia đình.

Bình luận (0)
LN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
7 tháng 11 2019 lúc 11:32

=> Đáp án D

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
HM
29 tháng 1 2024 lúc 13:48

- Đọc hiểu bài thơ:

+ Đề tài: tình yêu.

+ Chủ đề: mượn hình tượng sóng để diễn tả hình tượng tình yêu của con người.

+ Nhân vật trữ tình: người con gái đang yêu, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình.

+ Thể thơ: thơ năm chữ

+ Nhịp điệu bài thơ Sóng: câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3; 3/1/1; 3/2.

+ Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, đối, ẩn dụ.

+ Thông điệp bài thơ: Dù tình duyên trắc trở thì hãy vẫn mạnh mẽ và vẫn khát khao như Xuân Quỳnh để đến được bến bờ tình yêu.

- Tác giả Xuân Quỳnh: (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

+ Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Bà là một trong những nhà thơ nữ Việt Nam với nhiều những tác phẩm thơ nổi tiếng và được nhiều người biết đến. 

+ Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,…

+ Nhà thơ đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà.
- Hoàn cảnh sáng tác bài Sóng: được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

Bình luận (0)