Những câu hỏi liên quan
TY
Xem chi tiết
MN
31 tháng 3 2021 lúc 20:50

 

Tham khảo:

Ai trong chúng ta cũng có từng đắm chìm trong những câu chuyện cổ tích có những chàng hoàng tử, những người anh hùng "đầu đội trời chân đạp đất". Những tưởng họ chỉ có trong câu chuyện mà thôi nhưng nay chúng ta sẽ bắt gặp họ ngay ngoài đời thường. Họ không phải là những điều gì to lớn mà chỉ với những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường. Hành động nhỏ là gì? Hành động nhỏ chính là những hành động bình dị, nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày. Còn " những người anh hùng giữa đời thường" chính là những cá nhân luôn luôn sống và cống hiến hết mình cho cuộc sống, cho sự tươi đẹp của cộng đồng. Trước đây, ta luôn có một ý niệm rằng những điều to lớn vĩ đại mới tạo nên những người anh hùng. Nhưng không cái đẹp, cái tốt vẫn được nảy nở từ hành động nhỏ có ý nghĩa góp phần xây dựng và bảo vệ cộng đồng, bảo vệ xã hội. Nó còn tạo động lực cho xã hội phát triển và ngày càng lớn mạnh. Có những cá nhân họ luôn thực hiện hành động nhỏ, cống hiến cho xã hội, có ích cho xã hội mà không cần sự đền đáp họ chính là những người anh hùng giữa đời thường trong lòng chúng ta. Hơn bao giờ hết, trong đại dịch Covid-19 chúng ta đã thấy được nhiều anh hùng giữa đời thường. Họ là những người bác sĩ tuyến đầu thầm lặng làm việc để ngăn cho dịch bệnh không bùng phát nghiêm trọng hơn. Hay đó những những chiến sĩ công an, bộ đội trong những khu cách ly tập trung, nhìn những hình ảnh đó khiến cho những người dân như chúng ta thấy ấm lòng. Anh hùng giữa đời thường còn là những người  có lòng hảo tâm quyên góp lương thực, khẩu trang, trang thiết bị y tế,...Không chỉ trong đại dịch này mới có người anh hùng mà trong công cuộc phòng chống tội phạm có nhiều nhóm hiệp sĩ đường phố đã giúp đỡ nhân dân, giúp đỡ nhà nước chống lại những kẻ tội phạm. Họ không ngại hi sinh tính mạng chỉ mong muốn cống hiến một điều gì đó cho cộng đồng. Là thanh niên, là những chủ nhân tương lai của đất nước thì chúng ta cần có những hành động để giúp đỡ cộng động và xã hội. Trước tiên, ngay hiện nay đó là " chống dịch như chống giặc"" hãy ở nhà". sau đó là tập tủng học hành để " đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu" như điều Bác Hồ đã dặn chúng ta.

 
Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
2 tháng 5 2023 lúc 10:48

Trong văn bản "Nước Đại Việt ta", Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ một tinh thần yêu nước, hy sinh và tài năng vượt trội. Đó là những phẩm chất của một người anh hùng dân tộc.

Nói rõ hơn, ông là người có tinh thần yêu nước sâu sắc, viết ra bài thơ "Nam quốc sơn hà" để khích lệ tinh thần của quân và dân trong cuộc chiến chống lại quân Minh xâm lược. Bài thơ này đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cho độc lập của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, ông đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bị quân Minh bắt giữ và giam cầm trong suốt 17 năm. Tuy nhiên, ông không bao giờ từ bỏ tinh thần đấu tranh cho độc lập của dân tộc. Thậm chí, ông đã viết ra tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" để kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại quân Minh. Khép lại, ông còn là một nhà văn, nhà ngoại giao với tài năng vượt trội. Ông đã viết ra nhiều tác phẩm văn học có giá trị lịch sử và văn hóa, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là một nhà ngoại giao tài ba, đã đưa ra những chính sách ngoại giao thông minh, giúp đất nước đạt được nhiều lợi ích trong quan hệ với các nước láng giềng. Sau cùng, ta thấy rằng Nguyễn Trãi là một người anh hùng dân tộc với tinh thần yêu nước, hy sinh và tài năng vượt trội. Tác phẩm "Nước Đại Việt ta" đã thể hiện rõ những phẩm chất đó và trở thành một biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cho độc lập của dân tộc Việt Nam.

HaNa
Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
KD
20 tháng 5 2021 lúc 12:48

Thamkhao

Lý Công Uẩn là một vị vua kiệt suất của đất nước ta,là“một vị vua anh minh, sáng suốt trong việc lựa chọn Đại La làm kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”". Lí Công Uẩn đã lập nên một triều đại nhà Lí lẫy lừng. Nhà Lý  dưới sự trị vì của vua Lí Công Uẩn đã  phát triển rất lớn mạnh lớn mạnh ...khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt. Ông chính là người đã viết "Chiếu dời Đô", thuyết phục việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Ông nhìn ra được, nơi đây có thế “rồng cuộn hổ ngồi”,“đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi”. Việc đó là một bước ngoặc rất lớn, nó đánh dấu sựtrưởng thành của dân tộc đại Việt . Bằng tầm nhìn đó, không có gì có thẻ phủ định được sự thông minh, sáng suốt của ông.  Không chỉ là một người có tầm nhìn cao, Lý Công Uẩn còn là một vị vua yêu nước thương dân, có tinh thần dân chủ... Ông luôn thương xót cho những người dân vô tội, phải bất đắc dĩ bị lôi vào chiến tranh.Ông có một tấm lòng thật đáng ngưỡng mộ! Tóm lại, Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh, tài giỏi, ông chính là một vị vua vĩ đại của dân tộc

Bình luận (0)
DA
Xem chi tiết
MT
11 tháng 1 2018 lúc 17:48

1- Giải thích:

Nhân hậu là lòng tốt của con người đối với nhau. Là biểu hiện của những đức tính tốt đẹp, thương yêu giúp đỡ nhau giữa người với người trong cuộc sống.  Lòng nhân hậu là một phẩm chất cần thiết ở một con người chân chính.

2- Bàn luận, mở rộng vấn đề:

– Trong cuộc sống, cần có tấm lòng nhân hậu của con người với con người. Đó là lối sống có trước có sau, biết làm việc thiện, giàu lòng vị tha. Chính điều ấy sẽ tạo nên một cuộc sống xã hội ,gia đình tràn ngập hạnh phúc, tình thương yêu, nhân ái.Mọi người  sống hiền hòa, vui vẻ, bao dung, hiểu nhau.

– Người có tấm lòng nhân hậu là người sẵn lòng giúp đỡ , sẵn lòng chia sẻ với người khốn khó, tha thứ lỗi lầm của người khác, kể cả những người không thân thuộc.Người có lòng nhân hậu biết chấp nhận con người không hoàn hảo, cái riêng của người khác như chấp nhận chính bản thân mình,biết dùng tình thương yêu, chia sẻ để cảm hóa. Lòng nhân hậu  khiến ta nghĩ đến điều thiện, có sự giúp đỡ, làm vơi nhẹ gánh nặng của nhiều người.

– Nếu cuộc sống thiếu  tấm lòng nhân hậu thì trong  xã hội sẽ chỉ còn những mưu toan , tính toán , những hằn học , bon chen và sự vô cảm thiếu tình người .

– Tuy nhiên lòng nhân hậu cũng cần đặt đúng chỗ. Có như thế mới phân biệt được thiện ác trong cuộc đời.

3- Bài học nhận thức và hành động:

– Mỗi người cần rút ra cho bản thân một bài học:cần  có tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống..Mọi người trong gia đình, xã hội cần biêt quan tâm, đõi xử tốt với nhau, giúp đỡ nhau trong những tình huống cuộc sống.

– Cần tìm hiểu những người xung quanh mình. Có những hành động thiết thực  của mình từ chính gia đình, nhà trường, xã hội.

Bình luận (0)
VA
11 tháng 1 2018 lúc 17:49

ngày nay con người rất vô cảm........

Bình luận (0)
DA
11 tháng 1 2018 lúc 18:03

mk cảm ơn nha

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
MN
20 tháng 8 2021 lúc 20:20

Em tham khảo nhé:

 

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

Bình luận (0)
NB
14 tháng 9 2021 lúc 18:22

Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Học sinh chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được trau dồi, tiếp thu kiến thức, mở mang tầm hiểu biết và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, để hoàn thiện bản thân mình hơn trong cách sống cũng như tâm hồn, chúng ta cần phải tích cực tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Một thực trạng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi, bỏ bê nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó.

Từ sự vô tâm, vô tư đó mà những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Những lễ hội, nhưng cuộc thi dân gian không còn nhận được nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Đối với những bạn trẻ hiện nay, họ không quá mặn mà với những truyền thống, bản sắc đó mà họ hướng đến những thứ hướng ngoại hơn, hiện đại hơn. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Để giải quyết thực trạng trên, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Có như vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc mới được giữ gìn và duy trì tốt đẹp.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam mang dòng máu đỏ da vàng chúng ta. Chính vì thế, ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.

Bình luận (0)
BV
Xem chi tiết
H24
3 tháng 5 2022 lúc 0:54

Tham khảo:

Ngày nay, giới trẻ có xu hướng sống vội vàng. Bởi lẽ mỗi người sinh ra chỉ được cho một quỹ đời eo hẹp mà dòng thời gian lại chảy trôi rất nhanh, một đi không trở lại. Tuổi trẻ là quãng đời đẹp nhất, đáng sống nhất của con người. Quãng đời này lại vô cùng ngắn ngủi so với quỹ đời vốn eo hẹp kia. Vậy nên, con người, ngay khi còn trẻ, phải vội vàng, cuống quýt chạy đua với thời gian, phải sống trọn từng giây để không hoài phí tuổi trẻ của mình. Về thái độ sống của giới trẻ hiện nay, rất nhiều bạn trẻ biết trân trọng thời gian, sức trẻ nên đã không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện, trải nghiệm cuộc sống để tận hưởng niềm vui của cuộc đời ý nghĩa. Ngược lại, không ít thanh niên không ý thức được sự quý giá của thời gian, sức trẻ mà lựa chọn lối sống buông thả, vô trách nhiệm, sống gấp, sống vội để hưởng thụ, thác loạn, thay vì cống hiến, trải nghiệm; một bộ phận khác vô trách nhiệm với cuộc sống của chính mình, để cuộc sống của mình cứ lặng lẽ trôi theo mỗi ngày dài một cách vô nghĩa. Bước vào thế kỉ mới, với tất cả những người trẻ, tương lai đang mở ra trước mắt bới bao cơ hội và thách thức. Nếu không nhanh nhạy nắm bắt thời cơ, chạy đua với thời gian để thể hiện bản thân, cống hiến cho công việc, trả nghiệm những điều lí thú trong cuộc sống, chúng ta sẽ bỏ qua những cơ hội để phát triển và cũng sẽ không thắng nổi những thử thách, khó khăn mà cuộc sống mang đến.

Bình luận (0)
KC
Xem chi tiết
FN
23 tháng 5 2021 lúc 21:57

Với nhân vật Lục Vân Tiên nhà thơ đã xây dựng một mẫu người lý tưởng trong xã hội phong kiến đương thời trên nền tảng đạo đức Nho giáo. Cũng qua nhân vật này, ông muốn xây dựng một xã hội lý tưởng. Ở đó, cái tốt đẹp được coi trọng và ngưỡng mộ, người tài đức được trọng dụng, các oan khuất được giải minh.

Bằng việc khắc họa hành động anh hùng, hiệp nghĩa của Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình chiểu mạnh mẽ khẳng định rằng muốn xây dựng một xã hội lý tưởng phải tiêu diệt những hạng người xấu xa, độc ác. Tác phẩm thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời thông qua kết thúc có hậu của tác phẩm là thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà. Lục Vân Tiên là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa, xem thường danh lợi, vì nhân dân mà hành động.

Ngày nay, tinh thần hiệp nghĩa ấy vẫn còn tỏa sáng trong cuộc sống, trở thành tấm gương điển hình của hành động dũng cảm cứu người khi lâm nguy, hoạn nạn, được nhân ca ngợi và đề cao.

Báo chí đã đưa tin rất nhiều về hành động cứu giúp người hoạn nạn, bảo vệ tài sản của người gặp nạn của các “hiệp sĩ” ở Bình Dương. Họ xuất thân là những người chạy xe thồ, những người lao động bình thường. Họ không có chức năng thi hành pháp luật, cũng không có trách nhiệm phải bảo vệ người khác được nhà nước quy định.

Thế nhưng, bất bình trước hành động ngang ngược, phạm pháp của bọn cướp, các anh đã ra tay trấn áp chúng, bảo vệ tính mệnh và tài sản trước nhân dân. Không những thế, các anh còn tham gia đuổi bắt và truy tố chúng trước pháp luật để kẻ ác bị trừng trị, dân lành được bảo vệ, công lí được thực thi. Nhiều lần, bị bọn cướp hăm dọa, thậm chí là tấn công gây thương tích nhưng các anh vẫn giữ vững lí tưởng. Các anh chính là những Lục Vân Tiên can trường, dũng khí, quyết chiến đấu để bảo vệ lẽ công bằng trong thời đại mới.

Chúng ta cũng không quên hình ảnh của MC Phan Anh rong ruổi trên khắp nẻo đường, tìm đến và hỗ trợ, cứu giúp đồng bào các vùng thiên tai lũ lụt. Ở đâu có người khó khăn, anh đều tìm cách giúp đỡ họ vượt qua hoạn nạn. Không những thế, anh còn kêu gọi, vận động các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp, cá nhân có chung nguyện vọng cùng chung tay giúp sức tạo nên một phong trào tương trợ nhân ái rộng lớn trên khắp cả nước.

Bình luận (0)
NV
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết