Những câu hỏi liên quan
VA
Xem chi tiết
H24
11 tháng 12 2021 lúc 19:41

Tham khảo

 

Cuộc đời của mỗi chúng ta như một chuyến tàu đi về miền mơ ước. Ở mỗi sân ga, chúng ta cùng dừng lại để lắng nghe cuộc sống, trang bị những kinh nghiệm sống giúp hoàn thiện bản thân mình hơn. Và anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã cho chúng ta hiểu thêm về đức tính khiêm nhường. Đó không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công cho mỗi người

Khiêm tốn là thái độ, cách ứng xử của mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Là không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang và không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân mình.Đây là một đức tính đáng quý, cần phát huy ở mỗi người. Những người khiêm nhường luôn có tinh thần cầu thị, lắng nghe sự góp ý và sửa đổi các khuyết điểm của bản thân. Anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa là một ví dụ, khi biết  người họa sĩ định vẽ mình, anh cho rằng mình không xứng đáng để được vẽ tranh vì còn có “những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. Anh tự nhận thấy những cống hiến của mình trong công việc là chưa đủ, bởi đâu đó vẫn còn những tấm gương đang miệt mài, say mê với công việc, âm thầm cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Tinh thần khiêm nhường ấy của anh thật đáng quý biết bao.

Khiêm tốn là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Bởi tri thức của nhân loại mênh mông như biển cả, những gì chúng ta biết chỉ như giọt nước nhỏ giữa đại dương. Không ai trong chúng ta là hoàn mĩ, toàn diện, do đó chúng ta cần khiêm nhường học hỏi để mở rộng hiểu biết bản thân, để học hỏi được nhiều hơn từ mọi người xung quanh mình, như lời Các Mác từng nói:

Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ

Tự kiêu một chút cũng là nhiều

Trái ngược với đức tính khiêm tốn là sư kiêu căng, tự cao tự đại, luôn đề cao mình và coi thường ý kiến của người khác. Nếu không khiêm nhường, con người sẽ không biết vươn lên, bằng lòng với cuộc sống, ngủ vùi trongsự tẻ nhạt, buồn chán, con người sẽ không thể tìm thấy niềm vui, lí tưởng sống cho chính mình. Những người đó sẽ khó có được thành công trong công việc và học tập. Tuy nhiên sự khiêm tốn quá mức, luôn rụt rè, hạ thấp mình sẽ dẫn đến tâm lí tự ti, nhút nhát, không dám khẳng định năng lực của bản thân.

Như vậy, trên bước đường trưởng thành của mỗi cá nhân, chúng ta cần lắng nghe và học hỏi, không quá đề cao năng lực cá nhân nhưng cũng không nên vì thế mà rụt rè, thu mình trong vỏ ốc bé nhỏ. Mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức, tích lũy cho bản thân tri thức và vốn sống xã hội, khẳng định năng lực của bản thân trước những hoàn cảnh thử thách. Đó cũng chính là hướng phấn đấu của mỗi cá nhân để góp phần dựng xây đất nước, đưa đất nước ta ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn

Bình luận (0)
CD
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
TA
5 tháng 3 2023 lúc 3:21

Nhân vật Lợi trong Tuổi thơ tôi và nhân vật cụ Bơ- mơn trong Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống cua bản thân nhiều nhất. Em đã học được rất nhiều điều từ hai nhân vật đó là biết sẻ chia và thấu hiểu người khác dù trong bất cứ hoàn cảnh nào sẽ giúp ta trở nên tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
28 tháng 12 2023 lúc 22:36

Nhân vật Lợi trong Tuổi thơ tôi và nhân vật cụ Bơ- mơn trong Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống cua bản thân nhiều nhất. Em đã học được rất nhiều điều từ hai nhân vật đó là biết sẻ chia và thấu hiểu người khác dù trong bất cứ hoàn cảnh nào sẽ giúp ta trở nên tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
H24
28 tháng 12 2023 lúc 22:37

Nhân vật Lợi trong Tuổi thơ tôi và nhân vật cụ Bơ-mơn trong Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống của bản thân nhiều nhất.

- Nhân vật Lợi giúp em hiểu ra, mỗi người cần biết sẻ chia mọi thứ với bạn bè.

- Nhân vật cụ Bơ-mơn giúp em hiểu giá trị đích thực của mỗi con người là giúp cho người khác trở nên tốt đẹp hơn và yêu thương chính là món quà quý giá của tạo hóa.



 

Bình luận (0)
Xem chi tiết
NG
4 tháng 11 2023 lúc 8:10

Làm cách nào để sống sót cuối tháng?

Làm cách nào để triết và kinh tế vi mô trên 5?

Bình luận (3)
H24
4 tháng 11 2023 lúc 12:04

 Hai câu thơ “Con thác réo ngân nga / Đàn dê soi đáy suối” gợi tả điều gì

“Nhìn ra xa ngút ngát Bao sắc màu cỏ hoa Con thác réo ngân nga

 

Đàn dê soi đáy suối Giữa ngút ngàn cây trái

Dọc vùng rừng nguyên sơ


Không biết thực hay mơ Ráng chiều như hơi khói...”

Bình luận (0)
PH
4 tháng 11 2023 lúc 18:43

làm thế nào để thi nhiều môn mà không trật 

Bình luận (3)
H24
Xem chi tiết
NB
19 tháng 4 2023 lúc 21:05

Câu 1

- Đây là cuộc  khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất. Có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỉ XX

- Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng "Cần Vương" mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng.

- Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa không phải các văn thân, sĩ phu mà là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ do các thủ lĩnh địa phương cầm đầu ( Xuất thân từ địa phương)

Câu 3

- Tích cực: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghị kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mình để đưa ra những  đề nghị cải cách nhằm canh tân đổi mới đất nước, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại trong triều đình

- Hạn chế: Các đề nghị cải cách đa phần đều mang tính chất ròi rạc, lẻ tẻ chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam là mẫu thuẫn giữa nhân dân với thực dân pháp với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ pk

- Ý nghĩa của các đề nghị cải cách: những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở bước tiến của dân tộc, phản ánh trình độ mới của những người Việt Nam hiểu biết.

Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX

Chúc bạn học tốt!!!!!!!!

Bình luận (1)
H24
Xem chi tiết
H24

 Mở đường cho chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
13 tháng 2 2019 lúc 3:42

Đáp án: B

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
28 tháng 4 2019 lúc 14:27

Đáp án: B

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
MN
7 tháng 2 2021 lúc 20:52

Tham khảo:

Trong xã hội hiện đại, để thành công, chúng ta cần trang bị cho bản thân đức tính khiêm tốn bởi vì khi có nó, ta sẽ có những nhìn nhận đúng mực về bản thân. Từ đó, chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành quả tốt hơn trong cuộc sống.

Lòng khiêm tốn thật sự rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi con người. Đó là thái độ không tự đề cao mình. Đánh giá đúng bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm tốn là những người luôn hòa nhã nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn là nới. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi khuyết điểm, học tập những cái hay, cái tốt để hoàn thiện bản thân. Họ cũng không bao giờ khoe khoang những thứ mình đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng cho lòng khiêm tốn. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một cuộc sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị của một chủ tịch nước, Bác vẫn ở nhà sàn, cùng với những vật dụng giản dị và những món ăn đơn sơ.

Khiêm tốn là một đức tính cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả. Tất cả những việc chúng ta cần làm là học tập không ngừng ở người khác. Khiêm tốn đó dường như chỉ là một giọt nước giữa đại dương bao la mà thôi, khiêm tốn sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và mở rộng hiểu biết của mình, khiêm tốn là thái độ cần có của mỗi chúng ta, bất kể là ai, làm chức vụ gì, tài giỏi thế nào thì đức tính đó sẽ làm chúng ta có thiện cảm với mọi người, và được mọi người yêu quý ta cũng như sẽ có những mối quan hệ gần gũi và thân thiết.

Tuy nhiên, nếu không có khiêm tốn, con người sẽ luôn ngủ trên vinh quang không tự mình vươn lên, không tự mình tiến bộ sẽ bị tụt hậu bị mọi người xung quanh căm ghét vì quá kiêu ngạo. Vậy mà vẫn có những người khác, cho mình là số một. Còn một số người khác thì rụt rè, tự ti, xem nhẹ giá trị bản thân mình. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc. Từ đó dẫn đến những hậu quả rất lớn và kiến thức bị thu hẹp, gây mất đoàn kết. Ta cũng cần thấy rằng khiêm tốn không phải là tự ti, hạ thấp hay nâng cao bản thân, rụt rè và không đánh giá đúng năng lực của bản thân vì thế ta cần phải rút kinh nghiệm và tránh mắc phải những điều đó.

Tóm lại, khiêm tốn là đức tính góp phần nâng cao giá trị con người. Bản thân tôi cũng phải tự rèn luyện bản thân cho mình đức tính khiêm tốn để phát triển bản thân cũng như góp phần phát triển xã hội và đất nước.

Bình luận (0)